Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6 (có đáp án): Tự nhận thức bản thân - Kết nối tri thức

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6.

1 6,157 09/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân - Kết nối tri thức

Câu 1: Tự nhận thức bản thân là?

A. Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về người khác.

B. Biết rõ bản thân mình có những bộ phận cơ thể nào nhưng lại không điều khiển được suy nghĩ của mình.

C. Khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác qua lời nói, hành động họ thể hiện với mình.

D. Khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Đáp án: D

Giải thích: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…).

Câu 2: Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.

B. Xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, tốt đẹp hơn.

C. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.

D. Tự nhận thức bản thân khiến con người sống ích kỉ, tự ti hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.

Câu 3: Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:

A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất

B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh

C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Có 3 cách để tự nhận thức bản thân.

- Tự vấn bản thân (qua các hoạt động hàng ngày).

- Lắng nghe ý kiến từ người khác.

- Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.

Câu 4: Khi không hiểu rõ về bản thân mình, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống

B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh

C. Thiếu cơ sở cho việc ra quyết định

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Tự nhận thức bản thân rất quan trọng đối với cá nhân mỗi chúng ta. Nó giúp ta nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh hành vi của mình, từ đó biết tôn trọng bạn thân. Tự nhận thức bản thân là hiểu đúng, hiểu rõ bản thân, khác với tự kiêu hoặc tự ti.

Câu 5: Câu danh ngôn: “Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì?

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Kiên trì.

C. Chí công vô tư.

D. Yêu thương con người.

Đáp án: A

Giải thích: Với câu nói này, tự nhận thức được xem là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi con người. Do đó, dù hiểu biết bản thân là nhu cầu con người ta cần hướng tới nhưng quá trình nhận thức ấy chắc chắn sẽ dài và gian nan. Một điều nữa, đôi khi chính sự nhận thức của bản thân sẽ trở thành tự ngộ nhận, đó là thái độ khách quan, mất sự tỉnh táo để nhận ra chính mình thực sự.

Câu 6: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua?

A. Rèn luyện.      

B. Học tập.    

C. Thực hành.     

D. Lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Tự nhận thức đúng về bản thân phải qua quá trình rèn luyện: tự nhận thức bản thân 1 cách thành thực, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân: các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân, lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân….

Câu 7: Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về?

A. Chính mình.

B. Bạn bè.

C. Thầy cô.

D. Bố mę.

Đáp án: A

Giải thích: Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cẩn gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Câu 8: Nga hát không hay nên mỗi khi cầm micro, Nga đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình. Nga được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi hùng biện của trường. Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nga trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nga lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?

A. Xin rút lui khỏi cuộc thi.

B. Lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được, cố gắng rèn luyện tốt để mang thành tích về cho lớp.

C. Nhờ bạn khác trong lớp đi thi hộ.

D. Mua chiếc micro có thể chỉnh âm thanh để tham gia cuộc thi.

Đáp án: B

Giải thích: Nga nên lắng nghe ý kiến của mọi người và tự tin hơn về bản thân mình. Giọng hát không hay nhưng không có nghĩa là giọng nói của Nga không hay. Nga cần lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được. Nga phải cố gắng rèn luyện tốt để mang thành tích về cho lớp.

Câu 9: Bạn nào dưới đây chưa biết tự nhận thức bản thân?

A. Bạn M suy ngẫm về ước mơ, sở thích và ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

B. Bạn T học hỏi về ưu điểm của bạn học sinh giỏi trong lớp, so sánh mình với tấm gương người tốt để nhận thức bản thân.

C. Bạn S không tập trung nghe cô giáo giảng bài, kiêu ngạo khi được cô giáo khen.

D. Bạn X đang lên kế hoạch thay đổi bản thân, đề ra mục tiêu “Tự tin nói trước đám đông”.

Đáp án: C

Giải thích: Đây là một hành động thể hiện sự tự kiêu. Bạn S chưa đúng khi tự nhận thức bản thân.

Câu 10: Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, N nói: “Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chậm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Có nhiều chỗ không hiểu, mình nhờ anh trai giảng giải rồi tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình cũng tiến bộ từng ngày”. Theo em, N là người như thế nào?

A. N đã nhận thức sai bản thân.

B. Lười biếng.

C. Yêu thương con người.

D. N đã nhận thức đúng bản thân.

Đáp án: D

Giải thích: N đã nhận thức đúng bản thân (thấy được điểm yếu của mình)  nên đã giúp N có cách khắc phục được những điểm yếu và có được thành công.

Câu 11: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

B. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ xác định được những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ dễ đồng cảm và chia sẻ với người khác.

D. Khi biết tự nhận thức bản thân, bạn sẽ không có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích: Khi ta ý thức rõ ràng về bản thân mình, ta trở nên tự tin và sáng tạo hơn; ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn, và giao tiếp hiệu quả hơn. Khi biết rõ mong muốn của bản thân giúp giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác.

Câu 12: Trung rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu bộ. Việc làm của Trung thể hiện điều gì?

A. Trung không biết tự nhận thức giá trị bản thân, tuyệt đối hóa thần tượng.

B. Trung biết kính trọng những người nổi tiếng.

C. Trung chăm chỉ, kiên trì.

D. Trung yêu thương con người.

Đáp án: A

Giải thích: Trung tuyệt đối hóa thần tượng. Việc làm của Trung khiến cho bạn không còn là Trung vì mải thay đổi bản thân theo thần tượng.

Câu 13: Em đồng ý với hành vi nào sau đây?

A. A chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.                              

B. B không bao giờ hỏi điều mình băn khoăn.                   

C. Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, C thường dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay, nhờ các bạn giải thích cho C hiểu.                                 

D. D học võ vì bố mẹ muốn chứ không phải vì D thích học.

Đáp án: C

Giải thích: C đã biết biết cách tự nhận thức bản thân vì mỗi khi nhận được bài kiểm tra từ cô giáo, bạn đều dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà mình chưa hiểu. Còn A, B, D chưa có biểu hiện của tự nhận thức bản thân.

Câu 14: Đâu là cách tự nhận thức bản thân chưa đúng?

A. Lập kế hoạch phát huy trừ điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.

B. Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với các tình huống căng thẳng.

C. Tập cách tư duy tích cực, lạc quan, sáng tạo và xây dựng sự tin tưởng với người khác.

D. Không tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Đáp án: D

Giải thích: Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần: Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể; Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình; So sánh những nhận xét/ đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của mình; Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

Câu 15: Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

C. Xem bói để tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

Đáp án: C

Giải thích: Chỉ có bản thân mới biết mình có ưu, nhược điểm gì. Xem bói là việc làm mê tín dị đoan. Tìm hiểu các đặc điểm của bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Trắc nghiệm Bài 8: Tiết kiệm

Trắc nghiệm Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

1 6,157 09/03/2022
Tải về