Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5 (có đáp án): Tự lập - Kết nối tri thức

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5.

1 4,226 09/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5: Tự lập- Kết nối tri thức

Câu 1: Tự lập là gì?

A. Tự lập là dựa vào khả năng, sức lực của người khác để đạt được mục đích bản thân.

B. Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

C. Tự lập là biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách cá nhân theo chuẩn mực xã hội.

D. Tự lập là dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không đổ lỗi cho người khác.

Đáp án: B

Giải thích: Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của tự lập?

A. Dám đương đầu với khó khăn.

B. Trốn chạy, để mọi người vượt qua thử thách còn mình ngồi hưởng thành quả.

C. Trông chờ, ỷ lại vào bạn bè.

D. Dựa dẫm vào năng lực của người khác.

Đáp án: A

Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?

A. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng.

B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn.

C. Ngại khẳng định bản thân.

D. Từ chối khám phá cuộc sống.

Đáp án: A

Giải thích: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.

Câu 4: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là:

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Câu 5: Các hoạt động thể hiện tính tự lập là:

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Gặp bài khó, giả sách hướng dẫn ra chép.

Đáp án: C

Giải thích: Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. Tự giặt quần áo của mình là tự lập.

Câu 6: Đối lập với tự lập là:

A. Tự tin.

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.

D. Ỷ lại.

Đáp án: D

Giải thích: Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy.

Câu 7: Bạn T học lớp 8, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn T là người ỷ lại.                       

B. Bạn T là người ích kỷ.

C. Bạn T là người tự lập.                     

D. Bạn T là người có ý thức.

Đáp án: A

Giải thích: Bạn T không chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. Bạn T là người không tự lập, ỷ lại.

Câu 8: Biểu hiện không tự lập là?

A. Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình.

B. Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

C. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. Đôi khi lơ là, không thực hiện những nhiệm vụ mà mình đề ra.

Đáp án: D

Giải thích: Những biểu hiện A, B, C đều tự lập, tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Còn lơ là, không thực hiện những nhiệm vụ mà mình đề ra là chưa tự lập.

Câu 9: Em đồng ý với sự tự lập của bạn nào?

A. Mỗi khi thầy giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm, Sáng đều đưa ra lí do để nhờ các bạn trong nhóm làm giúp việc của mình.

B. Sơn luôn lấy sách giải bài tập để chép mà không chịu suy nghĩ tìm cách giải bài vì Sơn cho rằng tự nghĩ sẽ lâu và có thể làm sai.

C. Xuân luôn giúp đỡ mẹ việc nhà, ngoài giờ học Xuân còn tự mình trồng và chăm sóc các chậu hoa ở ban công.

D. Sinh là con út trong gia đình nên được chiều chuộng từ nhỏ. Sinh đã học lớp 6 nhưng vẫn nhờ mẹ chuẩn bị quần áo sách vở và nhờ chị đèo đến trường dù nhà rất gần trường.

Đáp án: C

Giải thích: Xuân có sự tự lập. Xuân biết làm việc cho bản thân và phụ giúp gia đình. Các bạn khác chưa biết tự lập, còn dựa vào người khác trong học tập và cuộc sống.

Câu 10: Câu tục ngữ nào nói về tính tự lập?

A. Thân tự lập thân.                  

B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.            

C. Lá lành đùm lá rách.             

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Đáp án: A

Giải thích: Tự bản thân mình làm việc, tạo nên thành công cho bản thân mình. Câu tục ngữ nói về tự lập là một đức tính rất quý giá của con người, những người có được sự tự lập sẽ có được những điều rất đáng quý trong cuộc sống. Người có đức tính tự lập sẽ đạt được những thành tích mà mình đã bỏ công sức ra để thực hiện việc đó.

Câu 11: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai?

A. Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.

C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công.

D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo.

Đáp án: A

Giải thích: Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh. Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Câu 12: Mỗi buổi tối, sau bữa cơm là bạn Lan giúp mẹ rửa bát rồi mới vào phòng học bài. Việc làm đó thể hiện?

A. Lan là người tự ti.

B. Lan là người ở lại.

C. Lan là người tự lập.

D. Lan là người tự tin.

Đáp án: C

Giải thích: Lan đã biết tự lập, giúp đỡ mẹ và tự giác vào học bài.

Câu 13: Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?

A. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

B. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.

D. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Nếu có đức tính này từ nhỏ ta sẽ có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong mọi việc, giúp ích cho ta hơn. Nên tự lập càng sớm càng tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Câu 14: Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Đông ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

A. Từ chối chép bài của Đông và tự giác nghĩ cách làm.

B. Chép bài của Đông.

C. Chép bài của Đông và hỏi thêm bạn khác xem có giống của Đông không.

D. Nộp bài luôn, không làm bài nữa.

Đáp án: A

Giải thích: Nam nên từ chối chép bài và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho Nam nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

Câu 15: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Tính tự lập không tự nhiên mà có.

B. Nên tự lập càng sớm càng tốt.

C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập.

D. Học cách sống tự lập để trưởng thành.

Đáp án: C

Giải thích: Tự lập là đức tính mà ai cũng cần có. Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Trắc nghiệm Bài 8: Tiết kiệm

Trắc nghiệm Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam

1 4,226 09/03/2022
Tải về