Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 10 (có đáp án): Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 10.

1 1,224 30/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

• Nội dung chính

- Đồ dùng điện trong gia đình.

- Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình’

- Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

I. Đồ dùng điện trong gia đình

- Là các sản phẩm công nghệ.

- Sử dụng năng lượng điện để hoạt động.

- Dùng để phục vụ sinh hoạt trong gia đình

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

II. Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình

- Thông số kĩ thuật gồm:

+ Đại lượng định mức chung.

+ Đại lượng định mức riêng

- Đại lượng định mức chung:

+ Điện áp định mức:

• Là mức điện áp để đồ dùng điện hoạt động bình thường, an toàn.

• Đơn vị: vôn (V)

+ Công suất định mức:

• Là công suất thể hiện mức độ tiêu thụ điện năng của đồ dùng điện ứng với điện áp định mức.

• Đơn vị: oát (W)

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

III. Lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

1. Lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình

- Có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

- Có khả năng tiết kiệm điện.

- Thương hiệu và cửa hàng uy tín.

- Giá phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình.

- Thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên

2. An toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

a) An toàn đối với người sử dụng

- Không chạm vào chỗ đang có điện. Đảm bảo việc cách điện của dây dẫn và đồ dùng điện.

- Không thực hiện các thao tác về điện hoặc sử dụng đồ điện khi tay hoặc người ướt.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

- Nạp điện đúng cáchđể phòng cháy nổ.

- Không tiếp xúc trực tiếp với bộ phận của đồ dùng điện có nhiệt độ cao hoặc đang hoạt động

- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế nếu đồ dùng điện bị hư hỏng.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

- Khi sửa đồ điện phải ngắt nguồn, dùng dụng cụ bảo vệ và treo biển cấm cắm điện, cử người giám sát nguồn điện.

- Xử lí đúng cách đối với đồ dùng điện không sử dụng nữa.

b) An toàn đối với đồ dùng điện

- Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định.

- Hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện có công suất lớn.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Kết nối tri thức

- Vận hành đồ dùng điện theo quy trình.

- Sử dụng đồ dùng điện đúng chức năng.

- Không đặt đồ dùng điện nơi ẩm ướt, gần nguồn nhiệt.

- Khi không sử dụng hoặc trước khi làm vệ sinh, cần ngắt điện hoặc rút phích cắm khỏi ổ điện.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Đồ dùng điện trong gia đình là:

A. Các sản phẩm công nghệ

B. Hoạt động bằng năng lượng điện

C. Phục vụ sinh hoạt trong gia đình

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện phục vụ sinh hoạt trong gia đình.

Câu 2. Thông số kĩ thật của đồ dùng điện được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: thông dố kĩ thuật của đồ dùng điện bao gồm:

+ Đại lượng điện định mức chung

+ Đại lượng đặc trưng riêng

Câu 3. Đại lượng điện định mức chung của đồ dùng điện thường có mấy đại lượng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: Đại lượng điện định mức chung của đồ dùng điện thường gồm:

+ Điện áp định mức

+ Công suất định mức

Câu 4. Đại lượng điện định mức chung của đồ dùng điện là:

A. Điện áp định mức

B. Công suất định mức

C. Điện áp hoặc công suất định mức

D. Điện áp định mức và công suất định mức

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: Điện áp định mức và công suất định mức chính là hai đại lượng điện định mức chung của đồ dùng điện.

Câu 5. Kí hiệu đơn vị của điện áp định mức là:

A. V

B. W

C. KW

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: W, và KW là kí hiệu đơn vị công suất định mức.

Câu 6. Kí hiệu của đơn vị công suất định mức là:

A. W

B. V

C. KV

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: V, KV là kí hiệu đơn vị của điện áp định mức.

Câu 7. Theo em, tại sao phải lưu ý đến các thông số kĩ thuật?

A. Để lựa chọn đồ dùng điện cho phù hợp

B. Sử dụng đúng yêu cầu kĩ thật

C. Lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật

D. Không cần phải chú ý đến thông số kĩ thuật

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: điều đó sẽ giúp cho việc sử dụng thiết bị điện tiết kiệm, an toàn.

Câu 8. Chiếc quạt sau đây có điện áp định mức là bao nhiêu:

A. 220

B. 46

C. 400

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ 46 là công suất định mức

+ 400 là đường kính cánh quạt

Câu 9. An toàn khi sử dụng đồ dùng điện phải đảm bảo mấy yếu tố?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: đảm bảo:

+ An toàn đối với người sử dụng

+ An toàn đối với đồ dùng điện

Câu 10. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện, cần lưu ý:

A. Không chạm vào ổ cắm điện

B. Không chạm vào dây điện trần

C. Không chạm vào những nơi hở điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: để đảm bảo việc cách điện giữa người sử dụng và thiết bị điện.

Câu 11. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện, cần:

A. Thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện

B. Sửa chữa nếu bị hư hỏng

C. Thay thế nếu bị hư hỏng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: tránh cháy nổ và hở điện gây điện giật.

Câu 12. Hình ảnh nào sau đây cho thấy cần hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm?

A.

B.

C.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ Đáp án B: không cắm điện khi tay hoặc người bị ướt.

+ Đáp án C: Sử dụng bút thử điện để kiểm tra điện.

Câu 13. Để đảm bảo an toàn cho đồ dùng điện, cần:

A. Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định

B. Cố định chắc chắn

C. Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định chắc chắn

D. Vận hành đồ dùng điện theo cảm tính

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: để tránh bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển.

Câu 14. Tránh đặt đồ dùng điện ở những khu vực nào?

A. Nơi nấu ăn

B. Nơi có ánh nắng mặt trời

C. Khu vực dễ cháy nổ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: tránh hiện tượng cháy nổ xảy ra.

Câu 15. Tại sao phải xử lí đúng cách đối với các đồ dùng điện khi không sử dụng nữa?

A. Tránh tác hại ảnh hưởng đến môi trường

B. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người

C. Tránh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người

D. Không cần thiết

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: đảm bảo sức khỏe con người và tránh ô nhiễm môi trường.

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Đèn điện

Trắc nghiệm Bài 12: Nồi cơm điện

Trắc nghiệm Bài 13: Bếp hồng ngoại

Trắc nghiệm Ôn tập chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình

Trắc nghiệm Bài 1: Khái quát về nhà ở

1 1,224 30/08/2022
Tải về