TOP 10 Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (2024) SIÊU HAY

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay lớp 10 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 10,639 30/09/2024
Tải về


Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay

Đề bài: Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, em hãy viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay.

Sử thi - bản tình ca gắn kết cộng đồng: Giá trị vượt thời gian (Bài 1) | Báo  Dân tộc và Phát triển

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 1)

Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại. Thần thoại Việt Nam đã là nguồn tư liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã hội ngày nay. Thần thoại tuy không phải là tài liệu sử học thực sự nhưng vì nó đã phản ánh ít nhiều tình trạng sinh hoạt xã hội loài người trong lịch sử, vì vậy các sử gia phong kiến Việt Nam xưa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở thần thoại. Việc đặt thần thoại lên đầu quyển sử, làm thành một phần Ngoại kỷ như Ngô Sĩ Liên tuy là “Không chính xác nhưng cũng nói lên một điều là thần thoại đã có cống hiến trong chừng mực nào đó cho lịch sử, là cái bóng của những sự việc lịch sử đời xưa” (Nguyễn Đổng Chi)Thần thoại còn đặt nền móng cho tôn giáo. Đối với người nguyên thuỷ thì chưa có tôn giáo, mà vạn vật đều hữu linh, thần thoại đã tạo nên tín ngưỡng bái vật giáo nguyên thuỷ, là dây nối giữa vật tổ và thị tộc, thần thoại dần dần đã tô điểm, bổ sung và làm nền móng cho thế giới thần của tôn giáo. Thần thoại còn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tác văn học nghệ thuật, mỹ học, hội hoạ, v.v...

Sử thi là những táᴄ phẩm tự ѕự dân gian ᴄó quу mô lớn, ѕử dụng ngôn ngữ ᴄó ᴠần, nhịp, хâу dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể ᴠề một haу nhiều biến ᴄố lớn diễn ra trong đời ѕống ᴄộng đồng ᴄủa ᴄư dân thời ᴄổ đại. Văn học sử thi hướng tới cái chung, cái cao cả, sự kiện lịch sử, số phận toàn dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó thường phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính cách toàn dân. Sử thi không phải là những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cộng đồng, của dân tộc trước thử thách quyết liệt. Nhân vật trung tâm không đại diện cho con người cá nhân, mà đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại với tính cách dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Con người sống chủ yếu với hiện tại và tương lai. Là tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế hệ.

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 2)

Đăm Săn là một người anh hùng, là nhân vật chính trong trường ca sử thi Bài ca chàng Đăm Săn (phiên âm tiếng Ê-đê: Klei khan Y Đam-Săn) của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bộ sử thi Đăm Săn dài 2077 câu kể về những chiến công oanh liệt, khát vọng tự do của Đăm Săn – người tù trưởng trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh, đọ sức quyết liệt, dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu hệ đang còn mạnh, nhưng đã bắt đầu lung lay (tiêu biểu là các nhân vật nữ Hơ Bhị, Hơ Nhị) và một bên là thế lực người đàn ông, tuy có vẻ lẻ loi nhưng tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy mạnh mẽ (tiêu biểu là nhân vật anh hùng Đăm Săn). Đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời thuộc bộ sử thi Đăm Săn đã miêu tả được một số nét đẹp truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của người dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

a) Đôi nét về người dân tộc Ê-đê

Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tộc người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Thuở mới hình thành, cộng đồng cư dân này sinh sống ở miền Trung, sau đó di cư đến Tây Nguyên từ những năm thuộc thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Dù có sự thay đổi địa điểm cư trú qua nhiều thời gian nhưng đồng bào người Ê đê vẫn lưu giữ được những nét văn hoá lâu đời có từ hàng nghìn năm.

b) Trang phục của người Ê đê

Ngoài những yếu tố về ẩm thực, những phong tục tập quán truyền thống và lối sống sinh hoạt hằng ngày thì trang phục cũng là điều làm nên nét độc đáo và khác biệt cho văn hóa Ê Đê. Nếu như người Kinh tạo được sự ấn tượng tốt đẹp và làm nên sự khác biệt độc đáo nhất qua những bộ áo dài truyền thống; hay người dân tộc Thái với những bộ trang phục tuy đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp thì người dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục mới lạ mang nét riêng biệt. Trang phục của đồng bào Ê Đê có phong cách thẩm mỹ tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê Đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quấn váy (Ieng), còn nam giới thì đóng khố (Kpin). Ngoài ra, họ còn yêu thích những đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Ê Đê là một dân tộc tiêu biểu của Việt Nam với những nét văn hóa truyền thống độc đáo và khác biệt. Bên cạnh đó, đồng bào Ê Đê còn là một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt với hình ảnh nhà dài và cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc.

c) Nhà dài và cồng chiêng của người Ê-đê

Nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thể chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người ta Ê-đê qua năm tháng. Nhà dài của đồng bào Ê đê là một công trình văn hóa độc đáo, đó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

Nhà dài của người Ê đê có hình con thuyền dài làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sàn, vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông; bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Nhà của người Ê-đê thuộc loại hình nhà dài, sàn thấp, độ dài của ngôi nhà thường là 15 – 100 m tùy theo số lượng thành viên gia đình, đó là nơi cư trú của đại gia đình cho hàng chục người và thể hiện danh tiếng địa vị của gia đình đó trong cộng đồng. Đây chính là nét đặc trưng riêng về lối kiến trúc nhà ở mà chỉ người Ê đê mới có. Đặc biệt là nhà dài của người Ê đê bao giờ cũng có hai cầu thang đực và cái. Thang đực để dành cho những thành viên nam trong gia đình, thang cái dành cho những thành viên nữ và khách. Bậc cầu thang từ đất liền đến sàn nhà luôn mang số lẻ vì người Ê đê tin rằng số chẵn là số của ma quỷ, số lẻ mới là số của con người.

Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của các thế hệ người Ê đê. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của cá nhân, gia đình, dòng họ và buôn làng. Cồng Chiêng là những tài sản quý giá của ông bà tổ tiên để lại, có những bộ cồng chiêng quý phải đổi vài chục con trâu, mấy con voi mới có được. Bởi vậy Chiêng là tài sản quý hiếm được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân tộc Ê đê. Họ tin rằng mỗi khi vang lên âm thanh của Cồng Chiêng có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng trống và đến khi lớn lên dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Cồng chiêng không được sử dụng một cách bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và buôn làng cho những dịp tiếp khách quý.

d) Một số nét văn hóa của dân tộc Ê-đê.

Cuộc sống của người Ê đê theo lối mẫu hệ, con cái đều phải mang họ mẹ và người đàn ông lấy vợ phải theo nhà vợ. Con gái mới được hưởng thừa kế tài sản còn con trai thì ngược lại, người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng ông bà và có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già.Với dân tộc Ê-đê thì người phụ nữ sẽ nắm quyền trong nhà, làm chủ nhà và có quyền tự quyết trong công việc; còn những người đàn ông chỉ là phụ trợ cho công việc của phụ nữ và thường sẽ làm những công việc mà cần sức khỏe nhiều hơn.

Người Ê đê chủ yếu sống vào nghề nông nghiệp theo hướng “tự cung tự cấp”, hoạt động theo xu hướng nguyên thủy. Họ chủ yếu là làm nương, làm rẫy và tiến hành săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải… Ngoài ra, người Ê đê vẫn có mô hình sản xuất theo hình thức luân canh; tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang nhằm phục hồi sự màu mỡ.Người Ê đê cũng đan xen thêm việc trồng các cây công nghiệp như: cây cao su, café, điều, hồ tiêu… và chế biến nông sản. Còn về chăn nuôi, họ thường nuôi các con trâu, bò, dê, lợn, voi… Ngoài ra, đồng bào người Ê đê cũng làm thêm nghề đan lát, làm gốm, đồ trang sức, gỗ để phục vụ cho nghi lễ tâm linh, những thứ cần thiết cho việc tổ chức các lễ hội,…

Người Ê đê có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú cũng như nhiều dân tộc sinh sống trên dải đất Trường Sơn Tây Nguyên. Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước hay thần nước. Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê đê, mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê. Ngoài ra đồng bào Ê đê cũng có một số lễ hội truyền thống khác như Lễ cúng trưởng thành, Lễ cúng cơm đều là những lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.

3. Kết luận

Nét văn hóa của dân tộc Ê-đê từ trang phục, nhà ở đến những văn hóa tâm linh đều mang dấu ấn độc đáo và riêng biệt, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Việc nghiên cứu những nét văn hóa không chỉ của đồng bào Ê-đê mà cả những đồng bào dân tộc thiểu số khác vẫn cần được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn để thấy được sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc ở nước Việt Nam ta.

Viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống - Văn  10

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 3)

Các sáng tác sử thi giúp chúng ta biết thêm về nguồn gốc sử thi biết trân trọng những giá trị văn hoá dân tộc và góp phần vào sự phong phú các thể loại dân tộc. Các sáng tác của thần thoại đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, con người dần ý thức được việc truyền lại những tri thức, nhận thức, kinh nghiệm cho đời sau và đó là cơ sở để thần thoại tiếp tục ra đời, tiếp tục được làm mới, thêm sức hấp dẫn, là món ăn tinh thần của con người Để những giá trị tinh thần ấy ấy được giới trẻ đón nhận, để văn hoá nói chung và giá trị văn học dân gian không bị mai một ta cần: mở nhiều buổi triển lãm, ngoại khoá về văn hoá và nâng cao tinh thần bảo vệ, phát triển nền văn hoá dân tộc

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 4)

Thần thoại, hay còn được gọi là huyền thoại, là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Sử thi là linh hồn của văn hóa Tây Nguyên, có ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Nó là tủ sách “bách khoa toàn thư” chứa đựng những tri thức và kinh nghiệm sống cũng những vốn liếng văn hóa được sáng tạo và tích lũy lâu đời.

Dân tộc Ê đê trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 5)

Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 6)

Sử thi "Đăm Săn" là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê. Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là một trong những trích đoạn tiêu biểu kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn. Đồng thời, nó còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, niềm tin cộng đồng người Ê-đê. Thông qua đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và trở thành một điểm nhấn thú vị, đáng để khám phá.

Trước hết, kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Nhà sàn dài là kiến trúc độc đáo và đặc biệt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Đặc trưng của nhà dài Tây Nguyên bao gồm: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí vật dụng trên mặt bằng sinh hoạt. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn trích ở các chi tiết: "Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây", "cầu thang trông như cái cầu vồng", "tòa nhà dài dằng dặc", "voi vây chặt sàn sân", "các xà ngang xà dọc đều thếp vàng". Hình ảnh nhà sàn dài dằng dặc, cầu thang, xà ngang xuất hiện nhiều lần và được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy kiến trúc nhà ở không được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

Không gian nhà dài chính là nơi cư trú của người dân Ê-đê. Tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động gắn liền với văn hóa của người Ê-đê như hội họp, ăn mừng, kể chuyện sử thi, tổ chức nghi lễ thờ cúng thần linh,... Đoạn văn trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" đã miêu tả lại khung cảnh của người dân như sau: "tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc thiếu trần cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu, đem một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt xâu lỗ. Đó là những cái ché ngã giá phải ba voi. Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cần cắm rồi, người ta mời Đăm Săn vào uống.". Các vật dụng xuất hiện trong đoạn văn như: ché tuk, ché êbah, là những đồ vật được làm bằng gốm với hình hoa văn đa dạng, được xem là những đồ vật quý của người Ê-đê. Nó biểu thị cho sự sung túc, giàu có, phải "ngã giá bằng ba voi" mới có được.

Hơn nữa, đoạn văn còn làm nổi bật được hoạt động và tính cách của người dân Ê-đê. Để thiết đãi vị tù trưởng Đăm Săn - vị khách quý của buôn làng, người dân nô nức thi nhau mang ra những món ăn ngon nhất, những loại thuốc quý nhất để thiết đãi: thuốc sợi, thuốc lá, trầu vỏ, gà mái ấp, gà mái đẻ, gạo trắng. Người Ê-đê hiện lên với nét tính cách xởi lởi, hào phóng, nồng hậu. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là những hoạt động của dân làng khi tiếp đón những vị khách quý từ phương xa.

Bên cạnh đó, chi tiết "chiêng xếp đầy nhà ngoài", "cồng chất đầy nhà trong" và "ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần" đã phản ánh phong tục đánh cồng chiêng và uống rượu cần của người dân vùng Tây Nguyên. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa của cộng đồng người Ê-đê. Chính vì vậy, chi tiết Đăm Săn đến nhà Nữ Thần Mặt Trời thấy hình ảnh "chiêng xếp đầy nhà ngoài, cồng xếp đầy nhà trong" biểu thị cho sự quyền lực và giàu có. Người Ê-đê tin rằng: mỗi một chiếc cồng đều ẩn chứa một vị thần cho nên càng nhiều cồng, cồng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Ngoài ra, tục uống rượu cần cũng là một nét đẹp văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần trong đoạn trích chính là phương tiện để gắn kết tình cảm giữa người tù trưởng Đăm Săn và Đăm Par Kvây. Rượu không chỉ đóng vai trò trong các buổi thực hành nghi lễ để cầu xin đấng thần linh mà nó còn thể hiện đầy đủ tinh thần tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của chủ nhà. Có thể nói, những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê không chỉ gắn liền với hoạt động sống mà còn phản ánh được tính cách, sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.

Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là đoạn trích quan trọng của sử thi "Đăm Săn". Đoạn trích không chỉ khắc họa vẻ đẹp phi thường, khát vọng mãnh liệt của người anh hùng Đăm Săn mà qua đó, chúng ta còn thấy được những nét đẹp văn hóa, đặc biệt là không gian sinh hoạt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Sử thi "Đăm Săn" cho thấy kiến trúc nhà dài, vật dụng gắn liền với sinh hoạt và lối sống, tính cách của đồng bào người Ê-đê. Các giá trị vật chất, tinh thần của người Ê-đê trong thời đại mới cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa.

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 7)

1. Đặt vấn đề

Sử thi Ê đê ra đời trong điều kiện xã hội loài người có những biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống ở vùng rừng núi Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

a) Khái quát về đồng bào Ê đê và sử thi Ê đê.

Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Người Êđê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Hát kể klei khan không phải là hát kể thông thường mà bao gồm ý nghĩa ngợi ca. Thực chất đây là một hình thức kể chuyện tổng hợp được thông qua hát kể.

Các tác phẩm sử thi đều phản ánh quan niệm về vũ trụ với thế giới thần linh có ba tầng rõ rệt: tầng trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất - thế giới mà con người và thần linh gần gũi với nhau; phản ánh xã hội cổ đại của người Ê đê, cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng bình đẳng, giàu có; phản ánh quyền lực gia đình mẫu hệ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong quản lý và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

3. Hình thức hát kể sử thi

Hát kể sử thi là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đã có từ lâu đời của cộng đồng người Ê đê, được tồn tại bằng hình thức truyền miệng từ đời này qua đời khác.Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công tạo lập buôn làng, những người anh hùng có công bảo vệ cộng đồng thoát khỏi sự diệt vong, áp bức và sự xâm chiếm của các thế lực khác; đề cao sự sáng tạo, mưu trí tài giỏi, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn, nêu cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; ca ngợi cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn tâm hồn, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mong muốn chinh phục thiên nhiên để cuộc sống tốt đẹp hơn; miêu tả cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường giản dị của buôn làng…

Ngôn ngữ hát kể của sử thi Êđê là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc. Về phần lời, sử thi Ê đê đều thể hiện một hình thức ngôn ngữ đặc biệt là lời nói vần (klei duê). Trong khi diễn xướng người nghệ nhân còn vận dụng các làn điệu dân ca của dân tộc mình, như: Ay ray, kưưt, mmuin… để tạo nên nhịp điệu vừa có chất thơ vừa có chất nhạc. Trong hình thức ngôn ngữ đó, các câu chữ như một móc xích nối các câu vần với nhau. Chính đây cũng là một yếu tố quan trọng khiến nghệ nhân có thể thuộc được cả những tác phẩm dài hàng vạn câu.

Trong sử thi thường nhắc nhiều về những cánh rừng bạt ngàn, rõ nét nhất là cảnh buôn làng giàu có của các tù trưởng, những người hùng nổi tiếng khắp vùng như Đăm Săn, Khing Ju… Trong trí tưởng tượng của người kể, những cánh rừng đi săn bắn, nơi làm rẫy và bến nước đều ở hướng đông. Đây là hướng mỗi buổi sáng thức dậy và đi lên rẫy đều nhìn thấy mặt trời ló trên đỉnh núi, họ quan niệm đây là sự sống, sự sinh sôi, nẩy nở khi tiếp nhận ánh sáng của nữ thần mặt trời mỗi ngày. Ánh mặt trời là sự báo ứng của những điều tốt lành, là sự hy vọng trở thành hiện thực.

Ví dụ như trong sử thi Khing Ju có đoạn kể: “Đến sáng hôm sau, khi mặt trời lên khỏi ngọn núi, Prong Mưng Dăng lấy nước trong bầu rửa mặt. Sau đó, vít cần rượu và tiếp tục uống. Càng uống nước trong ché càng đầy, có lúc nước tràn ra ngoài”. Đây là điều tốt lành báo ứng cho Prong Mưng Dăng dắt bà đỡ đẻ về gấp cho em gái mình H’Ling kịp sinh con, trong khi Prong Mưng Dăng đang mải mê tỏ tình với H’Bia Ling Pang.

4. Ảnh hưởng của sử thi đối với dân tộc Ê đê.

Với bất cứ sử thi nào, khi một nhân vật đi tìm ai và hỏi người nào đó trong làng thì sẽ có câu trả lời khéo léo. Đó là: “Nhìn cột nhà sàn nó dài hơn nhà khác, có nhiều cái bành voi để ngoài hiên, cầu thang rộng bằng trải ba chiếc chiếu. Cầu thang rộng đến nỗi những chàng trai xuống một lúc năm, các cô gái thì xuống được ba người, con heo, con chó chạy đầy dưới sân”. Câu trả lời này làm cho người nghe tưởng tượng về ngôi nhà đó đẹp, dài, rộng hơn hẳn những ngôi nhà trong buôn mình. Riêng nội thất trong nhà, người kể luôn tạo ra những lời kể bằng ngôn từ tượng hình. Ví dụ: “Cột nhà trong chạm trổ rất đẹp, sàn nhà láng bóng. Gian trong cột bằng chỉ đỏ, gian ngoài cột bằng chỉ vàng”. Những hình ảnh gần như có thực với không gian hiện thực.

Ví dụ: “Từ trong bành voi, Mtao Grư đạp lên đầu voi nhảy xuống sàn hiên, từ sàn hiên nhảy qua ngạch cửa, từ ghế Jhưng (ghế chủ nhà), nhảy đến chỗ ngồi đánh Jhar (chiêng lớn tiếng ngân vang), từ chỗ đánh Jhar đến chỗ đánh chiêng (ghế kpan), từ chỗ đánh chiêng nhảy đến chỗ đánh hgơr (trống cái)”. Hình ảnh này làm người nghe hình dung ra những hành động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn của Mtao Grư đi vào qua các vị trí đặt chiêng, chỗ để của những vật dụng (như jhưng, kpan, thứ tự từ gian ngoài đi vào gian trong). Qua tình tiết của câu chuyện, người nghe đã hình dung đây là một nhà giàu có nhất trong buôn làng

Tại không gian lễ hội bỏ mả của người Êđê M’Dhur, về khuya, sau khi mọi nghi lễ tạm dừng lại, thì nghệ nhân kể khan bắt đầu kể những bài khan nổi tiếng của dân tộc mình cho mọi người nghe. Đây là hình thức sinh hoạt kể sử thi vô cùng độc đáo. Bên đống lửa bập bùng tại không gian nhà mồ rộng lớn, nghệ nhân hát kể sử thi cho hàng nghìn người nghe. Dân làng, già trẻ gái trai và khách gần xa ngồi im lặng say sưa lắng nghe kể sử thi suốt đêm thâu cho đến khi con gà trống gáy vang núi rừng, báo hiệu ông mặt trời đã thức giấc thì nghệ nhân hát kể sử thi mới dừng câu chuyện lại để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo của lễ hội bỏ mả. Ở đây, lễ hội bỏ mả được tổ chức bao nhiêu ngày đêm, thì những người đến dự lễ được nghe kể sử thi bấy nhiêu đêm.

5. Kết luận.

Sử thi Ê đê, chính là một bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho cộng đồng. Người dân Ê đê hát kể sử thi như một cách để bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc đồng thời tuyên truyền nét đẹp này đến với nhiều đồng bào dân tộc khác.

6. Tài liệu tham khảo

GS.TS Nguyễn Xuân Kinh, Quá trình sưu tầm và nhận thức lí luận đối với sử thi ở Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hoá.

Khan (sử thi) của người Ê Đê, Cục Di sản văn hoá.

Hoàng Hưng (2021), Ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê, Văn hóa Việt Nam.

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 8)

Các sáng tác sử thi giúp chúng ta biết thêm về nguồn gốc sử thi biết trân trọng những giá trị văn hoá dân tộc và góp phần vào sự phong phú các thể loại dân tộc. Đặc biệt là hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người ê đê mang những nét độc đáo, riêng biệt.

Sử thi là một thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Văn học sử thi hướng tới cái chung, cái cao cả của toàn nhân dân, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó thường phản ánh những sự kiện có tính lịch sử và tính toàn dân. Là nơi thể hiện tiếng nói chung của cộng đồng, của dân tộc trước những thử thách. Nhân vật trong các câu truyện sử thi thường là nhân vật trung tâm đại diện cho con người, đại diện cho dân tộc hay một thời đại.

Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam. Theo như tôi nghiên cứu hiện nay ước tính có khoảng hơn 331.000 người đang cư trú tập trung ở cấp tỉnh Đắk Lắk và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Theo nhiều nguồn nghiên cứu cho thấy rằng: người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển.

Sử thi vốn là hình thức để nói đến cái ta chung của cộng đồng, ca ngợi những nét đẹp của các đấng anh hùng. Chính vì thế sử thi có ảnh hưởng to lớn với dân tộc Ê đê. Sức ảnh hưởng đó thể hiện qua hình thức sinh hoạt, góp phần quan trọng vào trong lối suy nghĩ hàng ngày của người dân Ê đê. Người Ê đê tạo ra cho dân tộc mình những bộ trang phục độc đáo khác biệt, nó mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quần váy còn nam giới sẽ đóng khố. Ngoài ra điểm nổi bật trên trang phục của họ là các đồ trang sức bằng bạc, đồng,... Người Ê đê là một trong những dân tộc của Việt Nam mang những nét văn hóa truyền thống độc đáo niềm tự hào lớn của dân tộc.

Nhà dài là biểu tượng cho giá trị văn hóa và tinh thần của người Ê đê. Đây là công trình độc đáo nhằm thích ứng với thiên nhiên tránh thiên tai đồng thời cũng là nơi để họ sinh hoạt giao lưu văn hóa. Nhà dài có hình con thuyền được làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sà, độ dài của ngôi nhà thường 15 đến 100m tùy theo từng số lượng thành viên của gia đình. Đây chính là lối kiến trúc riêng biệt của đồng bào Ê đê.

Người Ê đê nổi tiếng với nét văn hóa cồng chiêng, mang sức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của biết bao thế hệ. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng là một sức mạnh về cả vật chất và tinh thần, nó thể hiện cho sự giàu có của buôn làng. Từ lâu đời cồng chiêng vốn là tài sản vô cùng quý giá của ông bà ta để lại, được lưu truyền từ đời này sang đời khác thể hiện đời sống tâm linh cao quý của dân tộc Ê đê. Mỗi hồi chiêng vang lên giúp con người có thể liên kết với các đấng thần linh, là cầu nối giữa cộng đồng và thế giới tâm linh.

Hình thức biểu diễn sử thi của người dân Ê đê thường là hình thức hát, hát kể,.... Hát kể sử thi là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu đời của cộng đồng Ê đê, nó được tồn tại và phát triển từ đời này qua đời khác. Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu giúp người dân ca ngợi cách anh hùng, tôn vinh những người đã sáng lập và lưu truyền buôn làng, những người có công giúp đồng bào thoát khỏi sự áp bức. Ngoài ra đó còn là nơi để mọi người phản kháng lại những điều trái đạo lý, ca ngợi những điều chính nghĩa, sức mạnh của tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình cùng những nét đẹp và cuộc sống hằng ngày của buôn làng. Ngôn ngữ hát kể sử thi là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc. Các câu chữ được gắn kết hòa quyện với nhau tạo lê tạo nên sức hút lôi cuốn người nghe.

Sử thi Ê đê chính là một bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống của dân tộc, người dân Ê đê sử dụng lối hát kể như một cách để bảo tồn và giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời. Qua đó tuyên truyền những nét đẹp này đến với nhiều đồng bào khác, giữ gìn giá trị tốt đẹp của bao đời mà cha ông để lại.

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 9)

Một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu của sử thi chính là vấn đề nhân vật. Đây được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò tích cực trong việc hình thành và phát triển cốt truyện. Trong hệ thống nhân vật đông đảo và đa dạng của sử thi, gắn liền với những đặc điểm thẩm mĩ, nổi bật nhất là hình tượng người anh hùng.

Sử thi là sáng tác tụ sự dân gian có cốt truyện kể về quá khứ anh hùng của cộng đồng. Đề tài và nhân vật anh hùng trong sử thi miêu tả quá khứ hào hùng và chiến công oanh liệt. Con người và mọi thứ đều hoàn hảo, phi thường và lý tưởng hóa. Thế giới sử thi và âm điệu sử thi là âm điệu hoành tráng. Ngôn ngữ sử thi lộng lẫy và lung linh, hấp dẫn.

Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn. Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Vẻ đẹp ấy trước hết toát ra ở ngoại hình.

Nhân vật anh hùng sử thi Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của người anh hùng sử thi là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng. Nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường. Vẻ đẹp đầu tiên cần phải nhắc đến của người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi. Bao giờ người anh hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt nhất. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lý tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao. Nếu lý tưởng của người anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn: họ hướng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lý ở đời. Và nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộnh với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều chiến công hiển hách. Chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng.

Chúng ta càng thấy vẻ đẹp của các anh hùng sử thi rõ hơn qua ba sử thi nổi tiếng của phương Đông và phương Tây: Đăm Săn (anh hùng Đăm Săn); Ra-ma-ya-na (hoàng tử Ra-ma); Ô-đi-xê (chàng Uy-lít-xơ). Cả ba nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng. Ba nhân vật Đăm-săn, Ra-ma, Uy-lít-xơ, họ là những nhân vật anh hùng của sử thi Việt Nam, Ấn Độ và Hi Lạp, đều là người đại diện cho cộng đồng, có vẻ đẹp ngoại hình, có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết căm ghét kẻ hung ác, bênh vực người yếu đuối và biết hi sinh để bảo vệ hạnh phúc cho cộng đồng. Tuy vậy,vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau nên ba nhân vật cũng có nét khác biệt. Ra-ma là hoàng tử, Uy-lít-xơ là anh hùng chiến trận, Đăm- săn là tù trưởng.

Trong sử thi Ấn Độ Ramayana ngợi ca chiến công và đạo dức của hoàng tử Rama- một nhân vật lý tưởng, kiểu cách của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội và nhân dân. Ở đây Rama là một chàng hoàng tử phong nhã, hào hoa, tài đức vẹn toàn, dũng cảm chiến đấu nhưng lại yếu mềm trong đời thường và cả trong tình yêu. Trong đoạn trích sử thi “Rama buộc tội” Van-mi-ki đã đặt nhân vật Rama vào tình thế thử thách ngặt nghèo, có sự đấu tranh nội tâm hết sức dữ dội, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất của con người. Rama dám vào sinh ra tử, dũng cảm chiến đấu với quỷ dữ để dành lại người vợ yêu quý của mình nhưng chàng cũng dám hi sinh tình yêu, tình cảm cá nhân của chính bản thân mình đẻ đổi lấy danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Ở đoạn trích này tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí của hai nhân vật Rama và Xita trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm trạng của hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại. Khi Rama xưng hô với Xita một cách khách khí, lạnh lùng, có vẻ xa lạ “ta”, “phu nhân” thì Xita vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ và cảm thấy giữa hai người đã có khoảng cách. Rama tuyên bố lí do chàng chiến đấu chiến thắng quỷ vương chỉ vì danh dự, bổn phận, cá nhân của người anh hùng, vị quân tướng trong tương lai. Và xita càng đau xót hơn khi Rama đối xử nhẫn tâm, lạnh lùng và những lời nói vô tình, độc địa cùng với lời khuyên tầm thường đối với mình. Tất cả những gì Rama hành động và nói với Xita chỉ là để chàng thể hiện cái vị trí của mình trong cộng đồng vì chàng là một vị thần, một vị vua trong tương lai, một anh hùng trong bộ tộc của mình. Mọi việc đều chỉ muốn mọi người tôn kính, nâng cao uy tín của mình. Ngay cả khi Xita bước lên dàn hỏa thêu Rama mặc dù rất đau đớn tuyệt vọng, có sự giằn co về tâm lí -một bên là danh dự một bên là tình cảm cá nhân thì danh dự đã chiến thắng và chàng cố kìm nén cảm xúc, nỗi đau đớn cực độ của mình mà ngồi nhìn Xita bước vào lửa.

Qua đó ta có thể biết thêm về nhân vật sử thi Ấn Độ, họ trọng danh dự của mình hơn là tình cảm cá nhân. Và trong sử thi chiến tranh bắt buộc xảy ra nhưng không miêu tả chi tiết về chiến tranh mà miêu tả xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Rama là người của cái thiện và đạo lí. Rama xuất hiện từ thế giới thần linh, mang yếu tố nửa người đã xuất hiện nhiều trong thần thoại và truyền thuyết cùng với Xita và Ha-nu- man. Qua nhân vật anh hùng Rama, ta nhận thấy được sử thi Ấn Độ nặng về danh dự. Đó là sẵn sàng hi sinh tình yêu của chính bản thân để bảo về danh dự và đạo lí, lẻ phải.

Sử thi Ấn Độ là thế còn sử thi Hi Lạp và Việt Nam thì sao chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu. Sử thi Hi Lạp ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng, chiến thắng số phận…Trong sử thi Ôđixê ca ngợi trí tuệ, dũng khí và nghị lực của con người với khát vọng chinh phục thế giới và mơ ước về một cuộc sống hoà bình, yên vui và hạnh phúc. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình vợ chồng, tình cha con, tình bạn bè, thuỷ chung. Sử thi Ôđixê có cốt truyện hấp dẫn, li kì và hấp dẫn. Ngôn ngữ tráng lệ. Nhân vật Uylitxơ dũng cảm, gan dạ, chấp nhận thử thách, nhạy bén, sáng suốt, nhẫn nại, có cách ứng xử tinh tế, có thể coi là anh hùng văn hoá. Đặc biệt Uylitxơ là một người anh hùng trí tuệ, mưu trí “sánh ngang với thần linh”. Sau bao năm xa cách quê nhà Uylitxơ trở về, chàng giả dạng người hành khất nên vợ chàng – Pênêlôp – đã không nhận ra, chàng đã dương cung bắn xuyên tên qua mười hai cái vòng rìu theo lời yêu cầu của Pênêlốp. Sau đó chàng giết chết bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Đó chính là tính cách của người anh hùng sự hơn người, dũng cảm, gan dạ, phi thường. Khi nghe lời nói của Pênêlôp và Têlêmac, Uylitxơ đã mỉm cười vì hiểu rằng vợ mình muốn thử thách mình. Đó là nụ cười về sự đấu trí, về người vợ thông minh, và cũng là nụ cười tin tưởng vào thắng lợi của trí tuệ mình. Bản lĩnh trí tuệ của Uylitxơ, cái bản lĩnh đã giúp chàng vượt qua biêt bao nhiêu thử thách, đã khiến chàng không hấp tấp vội vàng mà đày mưu mẹo khi về nhà để đạt mục đích đầu tiên: giết bọn cầu hôn. Nhưng với mục đích thứ hai: đoàn tụ với người vợ chung thuỷ, bản lĩnh trí tuệ của chàng đã gặp phải trí thông minh, khôn khéo của người vợ. Nhưng chàng vẫn không từ bỏ mà càng tỏ ra nhạy bén hơn và ứng xử tinh tế hơn. Cuối cùng bằng trí tuệ của mình, một sự thật sâu kín của tình cảm của vợ chồng yêu thương đằm thắm đã bật lên qua lời kể về bí mật chiếc giường của Uylitxơ. Uylitxơ là hình ảnh lí tưởng về người, về một người chồng, về một người cha dũng cảm, mưu trí, độ lượng, chung thuỷ. Đồng thời Uylitxơ còn là một biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thuỷ. Rama một chàng hoàng tử sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để đổi lấy danh dự. Uylitxơ một người anh hùng đầy trí tuệ, mưu lược, dũng cảm, có cách ứng xử tinh tế…

Còn người anh hùng Đăm săn trong sử thi Đăm săn thì sao? Sử thi Tây Nguyên (Việt Nam) thường ca ngợi người anh hùng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng. Khi chiến thắng,buôn làng của người anh hùng trở nên giàu có,cường thịnh hơn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói về người anh hùng Đăm săn chân thật, đơn giản, có lúc ngông cuồng, có thể coi là người anh hùng chiến trận. Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao Mxay là giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi Tây Nguyên là chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát hơn. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng chứng kiến cuộc thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc lộp cộp như tiếng những quả mướp khô đập vào nhau, còn Đăm săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo: một bước nhảy của chàng vượt qua mấy đồi tranh, một bước lùi vượt qua mấy đồi mía, Đăm Săn hùng cường ngay khi còn ở trong lòng mẹ, chàng có sức khoẻ, sức mạnh phi thường và đầy tài năng. Đăm săn chiến thắng Mtao Mxay nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ nhị ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự giúp đỡ của Ông Trời. Đăm săn chiến đấu không hề đơn độc, chính nghĩa luôn thuộc về chàng. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây làm cho buôn làng của mình lại thêm giàu mạnh, càng nâng cao uy tín của mình và tôi tớ, dân làng của tù trưởng thù địch tự nguyện mang theo của cải đi theo Đăm Săn. Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho thị tộc. Sử thi Đăm săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền giữa các dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp “một đi không trở lại”. Cả ba đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đoàn tụ gia đình giữa người anh hùng và người vợ của mình. Và để có sự đoàn tụ, kết cục tốt đẹp, các nhân vật đều phải trải qua những thử thách: thử thách về chiến trận, thử thách về tâm lí, hoặc thử thách cả về chiến trận lẫn tâm lí. Từ chính điểm này, ta cũng thấy được điểm khác biệt thú vị của mỗi nền văn hoá.

Trong Đăm Săn và Ramayana (hai sử thi đều của các nền văn học, văn hoá phương Đông), việc đoàn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở khía cạnh cộng đồng, danh dự, tài năng của người lãnh đạo với tư cách là người đại diện cho cộng đồng (không gian diễn ra cuộc đoàn tụ là không gian cộng đồng, có sự chứng kiến của “nhân vật quần chúng”, người anh hùng hành động, nói năng chịu sự chi phối của vị trí, nghĩa vụ của người lãnh đạo cộng đồng. Còn Ôđixê thì khác. Việc đoàn tụ được thể hiện ở khía cạnh cá nhân, đề cao hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình (không gian đoàn tụ là không gian cá nhân; cách thức thử thách để đoàn tụ không phải chỉ có chiến đấu thể hiện sức mạnh hay hành động theo nghĩa vụ của đấng quân vương mà là thử thách mang tính cá nhân, những kỉ niệm, kỉ vật-chiếc giường, tình cảm vợ chồng gắn bó là tiêu chí để thử thách người anh hùng). Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hoá phương Đông đề cao con người cộng đồng còn văn hoá phương Tây đề cao con người cá nhân.

Tóm lại, nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.

Những vẻ đẹp của các anh hùng sử thi luôn được làm nổi bật và đậm nét là nhờ vào ngôn ngữ miêu tả của sử thi chỉ có sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo ấy của các anh hùng. Không chỉ có ngôn ngữ mà nhờ vào lời kể chuỵện hấp đẫn, ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi của sử thi cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật:so sánh, phóng đại… Tất cả nội dung và nghệ thuật có sự kết hợp với nhau tạo nên cho sử thi một vẻ đẹp tuyệt vời.

Báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống người dân Ê-đê hiện nay (mẫu 10)

Đăm Săn là tác phẩm sử thi kinh điển của Việt Nam, chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Thiên sử thi không chỉ miêu tả những chiến oanh liệt, phản ánh thực tế những khát vọng anh hùng của con người Ê-đê mà còn mở ra bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà của người Ê-đê qua những chi tiết trong truyện. Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về sử thi này. Những nhà nghiên cứu người Pháp đã có công lớn trong việc sưu tầm, dịch thuật và công bố sử thi Đăm Săn đầu tiên trên thế giới. Sau đó, vào năm 1957, tác giả Đào Tử Chí đã dịch tác phẩm Đăm Săn từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, công bố trên Tạp chí Văn nghệ với tên gọi: Bài ca chàng Đăm Săn. Khi sử thi Đăm Săn được dịch ra tiếng Việt, công cuộc nghiên cứu tác phẩm này được chú ý nhiều hơn. Nhìn chung, các tác giả đều giành sự quan tâm cho sử thi Đăm Săn và đạt được những kết quả tự hào. Tuy nhiên, sử thi Đăm Săn còn khai thác được vẻ đẹp văn hóa Ê-đê qua sử thi Đăm Săn, góp thêm điểm nhìn mới mẻ về bản sắc văn hóa cộng đồng người Ê-đê nói chung và sử thi Đăm Săn nói riêng.

Trước tiên, có thể thấy, ngôi nhà là điểm nổi bật trong giá trị văn hóa vật chất của người Ê-đê. Trong sử thi Đăm Săn, ngôi nhà của người anh hùng Đăm Săn được miêu tả rất kỹ: “nhà chàng Đăm Săn dài đến nỗi tiếng chiêng đánh đằng trước nhà, người đứng sau nhà không nghe thấy. Mái hiên nhà chàng con chim bay mỏi cánh mới hết”. Nhà của Đăm Săn có những “chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc”, “vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi. Thịt bò thịt trâu treo đầy xung quanh”, “bát đĩa bằng đồng để khắp sàn nhà” (2). Người Ê đê thường cất nhiều đồ dùng ở trong nhà, đặc biệt ở gian khách, ví dụ như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng, thịt trâu bò… vì đây là những tài sản giá trị, thể hiện sự giàu có. Ngôi nhà ấy không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc người Ê đê, nơi đánh dấu sự phồn thịnh, hùng cường của bộ tộc, bộ lạc. Thực tế nhà ở của người Ê-đê cũng chia không gian nội thất làm hai phần theo chiều dọc, phần phòng khách vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi gắn kết cả đại gia đình. Phần cuối thì dành cho các cặp hôn nhân ở trong từng buồng có vách ngăn. Những ngôi nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thế chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người Ê Đê qua năm tháng. Ngôi nhà sàn được làm bằng tre, nứa hoặc bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Điều đặc biệt của ngôi nhà dài là luôn có hai cầu thanh đực dành cho những thành viên nam và cầu thang cái dành cho nữ giới.

Đời sống của người Ê-đê còn được thể hiện qua món ăn hàng ngày. Ẩm thực Ê Đê là sự hòa trộn, tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Những món ăn luôn có sự kết hợp hài hòa giữa vị chua, cay và đắng. Ẩm thực Ê Đê đã góp phần tạo nên sự độc đáo cho nền ẩm thực Việt Nam.và đồng thời là yếu tố thu hút khách du lịch. Trong những bữa ăn, cơm tẻ là một món ăn chủ yếu, muối ớt là thức ăn không thể thiếu đối với đồng bào Ê Đê.

Những món ăn tiêu biểu của Ê Đê với nhiều loại gia vị, thảo dược có thể kể đến như món thịt bò xào xả gừng, các loại thịt thú rừng, các món hầm như canh làm từ bột gạo xay nhuyễn, canh môn rừng, cá lóc suối, gà nướng. Trong sử thi Đăm Săn, Đăm Par Kvây đã tiếp đãi Đăm Săn trước khi lên đường bắt Nữ Thần Mặt Trời “đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang”. Ẩm thực Ê Đê phản ánh phong tục, lối sống phóng khoáng, gần gũi giữa con người với thiên nhiên thông qua cách nguyên liệu, chế biến theo phong cách vừa dân dã, vừa đậm chất núi rừng.

Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ê đê được thể hiện rõ nét qua trang phục và các hoạt động lao động sản xuất. Người anh hùng Đăm Săn được miêu tả với thân hình khỏe khoắn, cường tráng trong trang phục: “cái khố có hoa sao, cái áo có hoa me”, “Trên đầu, chàng quấn một cái khăn màu tím. Quanh lưng, chàng thắt một chiếc khăn màu đỏ”. Trang phục của Đăm Săn chính là trang phục điển hình của đàn ông Ê đê xưa. Y phục của họ gồm áo và khố: áo của nam thường có phần tay khá dài, vạt sau dài hơn vạt trước và khố dùng để che chắn nửa thân dưới của họ. Ngoài ra, họ cũng thường mang hoa tai, vòng cổ hoặc quấn khăn đen nhiều vòng trên đầu. Chính những bộ trang phục này đã tôn lên vẻ đẹp độc đáo, đầy nam tính của họ. Bên cạnh đó, những người vợ của Đăn Săn cũng mang những bộ trang phục rất bắt mắt “Mỗi nàng mặc một chiếc váy có hoa me và chiếc áo có hoa sao”. Trang phục của nữ giới là váy tấm, áo chui, chúng được làm bằng thổ cẩm với gam màu chàm, màu đen chủ đạo và điểm những hoa văn sặc sỡ đậm chất thiên nhiên núi rừng. Trang phục còn kết hợp với trang sức bằng vàng hoặc đồng, vòng tay thường được đeo thành bộ kép để nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau.

Phương tiện đi lại phổ biến nhất của người Ê đê xưa là voi, là ngựa: “Mặt đất in dấu chân ngựa nhiều như chân rết. Mặt đất in đầy dấu chân voi như đáy cối giã gạo”. Đăm Săn đã cưỡi voi dẫn dân làng đi lao động bắt cua, tôm, cá; cưỡi voi đi chiến đấu với M’tao Grứ và M’tao M’xây để bảo vệ thị tộc, bảo vệ vợ của mình. Đó là những “con voi đực đuôi dài chấm đất, có bộ ngà rộng, mặt nó như bông hoa đẹp, khiến cho người người trông thấy nó đều phải vui mừng”. Không chỉ có voi mà ngựa cũng là một người bạn đồng hành cùng Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời “con ngựa chạy nhanh như gió thổi, vượt lên đỉnh núi, nhảy qua bao dòng thác, bao con suối” đã cùng Đăn Săn băng qua mọi khó khăn ở rừng sáp đen của bà Sun Y Rít và cùng Đăm Săn hy sinh trên con đường chinh phục tự nhiên.

Đặc điểm văn hóa nổi bật của người dân Ê-đê là chế độ mẫu hệ. Điều này được thể hiện rõ qua sử thi Đăm Săn. Chế độ mẫu hệ của người Ê đê in đậm trong kiến trúc và trang trí chiếc đầu cầu thang vào nhà. Chúng được trang trí đôi bầu sữa và hình vầng trăng khuyết – những biểu tượng sống động của tính nữ. Khi Đăm Săn đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời “cầu thang trông như cái cầu vồng”. Văn hóa người Ê đê còn mãi với tục nối dây (Juê nuê) – một luật tục cổ truyền trong hôn nhân của người Ê đê. Tục này quy định khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người đàn ông khác để làm chồng. Ngược lại khi vợ chết, người chồng phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có chồng.

Theo tục Juê nuê, trong hôn nhân của người Ê đê, khi bà của H’Nhí và H’Bhí chết, hai nàng phải nối dây với chồng bà là ông M’tao Y Kla (cậu của Đăm Săn). Nhưng cậu của Đăm Săn chết, Đăm Săn phải thay cậu nối sợi dây hôn nhân với H’Nhí và H’Bhí. Trong sử thi, Đăm Săn đã thực hiện nhiệm vụ làm lụng gắn với các hoạt động chăn nuôi, săn bắt, trồng trọt. Khát vọng của chàng mang ý nghĩa khẳng định sức mạnh của bản thân mình, đặt sức mạnh con người sánh ngang với tự nhiên. Đăm Săn kiên cường đi tìm nữ thần Mặt Trời. Đứng trước nữ thần Mặt Trời vô cùng xinh đẹp, chàng đã nói rõ ý định của mình: “Tôi đến đây tìm người dệt chăn cho tôi, dệt áo dệt khố cho tôi mặc, tìm người nấu cơm cho tôi ăn”. Nhưng nữ thần Mặt Trời đã từ chối. Chàng thất vọng lên ngựa trở về, nhưng ngựa của Đăm Săn không chạy đua kịp với tốc độ của ánh sáng mặt trời nên cuối cùng chàng chết ngập trong rừng đất đen đang tan chảy của bà H’Sun Y Rít. Người anh hùng đã hy sinh nhưng lý tưởng thì vẫn được tiếp nối mãi với sự xuất hiện của Đăm Săn cháu sau này, những người dân Ê đê khác sẽ tiếp tục đi tiếp con đường của chàng Đăm Săn, tiếp tục hoàn thiện lý tưởng, khát khao khẳng định mình, chinh phục thiên nhiên, những miền đất lạ để mở rộng sự giàu có, trù phú của buôn làng mà người anh hùng này đã mở ra trước đó…

Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc. Qua hình tượng Đăm Săn, chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa và con người Ê đê vùng đất Tây Nguyên. Sử thi Đăm Săn đã tô đậm thêm những nghi thức, nghi lễ độc đáo với những tập tục đặc biệt của tộc người Ê đê không thể trộn lẫn với các dân tộc khác.

1 10,639 30/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: