TOP 11 mẫu Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (2024) SIÊU HAY

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm lớp 10 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 11 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 1,348 06/10/2024


Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm

Đề bài: Thảo luận về vấn đề: Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm trên vấn đề chọn đường đi trong cuộc sống?

Các bước ra quyết định quản trị đúng đắn trong quá trình ra quyết định

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 1)

Để thành công trong cuộc sống và được mọi người yêu quý, chúng ta cần phải rèn luyện cả về trí tuệ lẫn tình cảm. Một trong những yếu tố mà chúng ta nên có chính là việc hiểu mình, hiểu người. Hiểu mình là khi chúng ta biết được ưu điểm, nhược điểm của bản thân, biết mình muốn gì, cần gì và phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn hiểu người là việc chúng ta thấu hiểu tính cách, con người của người đó để từ đó yêu thương, bao dung và trân trọng họ bằng tấm lòng chân thành nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Người hiểu mình là những người hiểu được tính cách, giá trị của bản thân, biết được ưu, nhược điểm của mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn, tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó còn là việc chúng ta biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, sự yêu thương, chia sẻ mà không vụ lợi. Hiểu người, hiểu đời còn là việc từ sự cảm thông của người khác chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình để giúp mình và người cùng tốt hơn. Việc hiểu mình, hiểu người sẽ làm cho cuộc sống chúng ta ý nghĩa hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Bên cạnh đó vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác. Lại có những người sống mà không có mục tiêu, lí tưởng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì… Những người này cần kiểm điểm lại chính mình và thay đổi cách sống. Tình người vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống này, hãy trở thành một người có ích, giàu tình yêu thương để thấy cuộc sống thật đáng sống.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 2)

Lão Tử từng nói: “Hiểu người khác là thông minh, hiểu được chính mình mới là khôn ngoan thực sự. Kiểm soát được người khác là sức mạnh, kiểm soát được chính mình mới là năng lực thật sự”.

Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường rất hiểu nhau. Một bà mẹ sẽ hiểu con trai của mình. Một giáo viên tận tâm sẽ hiểu được học sinh của mình. Sự thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp chúng ta có khả năng vượt trội để đáp ứng nhu cầu, chữa lành mọi vết thương, giúp đỡ và cùng nhau tiến về phía trước.

Muốn có một cuộc sống thành công, trước tiên bạn cần phải biết rằng điều gì khiến bạn cảm thấy gắn bó, bạn yêu hoặc ghét điều gì, nỗi sợ của bạn là gì và vì sao bạn sẵn sàng vượt qua nỗi sợ đó. Món quà lớn nhất mà bạn có thể dành tặng cho bản thân chính là hiểu, chấp nhận và yêu mến con người mình.

Thẳng thắn mà nói, không ít người đã học được những bài học cuộc sống sâu sắc từ những điều tưởng như chẳng hề liên quan. Biết đâu một ngày đang đi trên đường và nhìn thấy đứa trẻ đạp xe bị ngã rồi nó tự đứng dậy, bạn sẽ đặt câu hỏi: “Liệu mình sẽ làm gì khi không thể thất bại được nữa, mình có dám đứng dậy đi tiếp như đứa trẻ kia không?”

Bạn có nghĩ đến việc bơi qua eo biển Anh không? Hay tham gia chương trình bay vào vũ trụ? Trở thành chủ dự án một startup? Viết một cuốn tiểu thuyết? Bây giờ, hãy thử tưởng tượng như thể bạn đang được làm đúng những thứ mình muốn. Bạn có thấy tâm hồn thư thái và thỏa mãn không? Bạn có yêu công việc đó đủ nhiều để cống hiến phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm hoàn thiện nó không?

Nếu câu trả lời là "có", nhưng bạn vẫn chưa có cơ hội được làm công việc mình yêu, vậy rất có khả năng nỗi sợ thất bại đang khiến bạn chùn chân. Bạn chưa hiểu được chính mình và chưa dám chiến thắng nỗi sợ của bản thân.

Steve Jobs từng nói, cho dù còn trẻ nhưng rất có thể hôm nay sẽ là ngày cuối cùng chúng ta được sống. Vậy hãy làm điều gì đó để khi ngày này đến, chúng ta vẫn có thể quay đầu nhìn lại cuộc đời mình một cách hãnh diện, rằng “đây là cuộc đời do chính bàn tay tôi tạo nên”.

Mỗi ngày trong cuộc đời dành trọn cho công việc của mình, Steve Jobs luôn nhìn vào gương và tự đặt câu hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, bạn vẫn muốn làm điều mình đang làm chứ?”.

Và ông đã giữ đúng lời. Khi ông làm việc tại Apple, tiếp theo là NeXT, sau đó là Pixar, và cuối cùng lại là Apple, ông luôn trả lời "có" cho câu hỏi trên. Tinh thần này vẫn luôn tồn tại trong ông suốt hàng chục năm cống hiến cho Apple, thậm chí trong suốt 2 năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy. Ông vẫn tận tụy làm việc, thậm chí cho đến ngày trước khi ông qua đời.

Nếu biết mình chỉ còn một ngày, một tháng, một năm để sống, bạn vẫn sẽ gắn bó với công việc mình đang làm bây giờ chứ? Bạn có thực sự thỏa mãn với cuộc sống bạn đang sống không? Nếu câu trả lời là không, bạn có dám thay đổi không? Nếu có, bạn sẽ phải thay đổi ra sao?

Cuộc sống vốn không có gì dễ dàng nhưng hiểu được bản thân là ai chắc chắn sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến thành công và đam mê, như cách mà Steve Jobs đã làm với Apple.

Người trẻ trưởng thành toàn diện và huấn luyện lương tâm: Đối thoại giữa  Lương tâm và Huấn quyền

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 3)

Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người).

Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng cuộc chiến đời.

Vì sao?

Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta.

Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện môn “biết mình” bạn sẽ không bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào.

Thực ra, một chữ “biết mình” là toàn bộ giáo pháp của Phật gia. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Không, ngài liền [giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” không khó sao được?

Thử một tí “biết mình” bên ngoài thôi. Ta có thể đi vòng quanh một người bạn đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phía trước cơ thể của chính ta, còn đầu và lưng thì đành chịu.

Đó là bên ngoài, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì:

Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự màu đỏ, yêu thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó…

Chẳng khi nào ta mình nhìn mà không qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ… khi tâm ta tĩnh lặng hoàn toàn không buồn, không vui, không giận… Nhưng đạt đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ.

Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là “tôi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tôi” mà nhìn “tôi” thì lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 4)

“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là quy luật tâm lý hàng đầu, luôn phát huy tác dụng. Biết mình, hiểu tâm lý mình đã đành, mà muốn thành công, chinh phục được nhân tâm, bạn còn cần phải biết người, hiểu người, “đọc” ra được các diễn biến tâm lý nơi người nữa.

Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn. Đức Khổng từng dạy rằng: “Muốn người khác làm điều gì cho mình, trước hết mình hãy làm điều đó cho người khác”. Và đó cũng tương tự như nguyên tắc Bạch Kim trong mối quan hệ: “Hãy đối xử với người khác theo cách người ấy mong muốn”.

Muốn làm được điều đó, bạn phải thấu hiểu tâm lý người khác. Muốn thấu hiểu tâm lý người khác, bạn phải biết học cách quan sát và để ý nhiều đến người khác. Vì tâm lý bên trong thường được biểu lộ ra thành những hành vi, cử chỉ bên ngoài.

Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người bạn gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc. Và hãy tập chiều lòng họ. Đó là cách để bạn gây dựng tốt các mối quan hệ, tạo thiện cảm với mọi người, để đến lượt mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công đúng như ý mình mong muốn.

Thảo luận về vấn đề: cần xử lí như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý  chí của người khác và việc thuận theo mách bảo

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 5)

Để giúp bản thân trở nên hoàn hảo hơn thì trước hết bạn phải biết điều gì cần làm và nên làm. Hiểu mình, hiểu người không phải là việc riêng của cá nhân nào mà đó còn là một triết lí sống khiến bất kì ai trong chúng ta cũng cần học hỏi. Vậy hiểu mình, hiểu người có ý nghĩa như thế nào đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người?

Sự thấu hiểu về bản thân chính là bước đệm để bạn khám phá được thế giới nội tâm của những người xung quanh. "Hiểu mình" là việc bạn biết vị trí của mình đang ở đâu, bạn đang cần gì và phải làm gì để trở thành phiên bản tốt nhất có thể. Tôn Tử đã từng dạy: "Tri kỉ, tri bỉ bách chiến bách thắng" (Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng) cho nên hiểu mình thôi là chưa đủ mà bạn cần phải hiểu người thì mới có thể giành chiến thắng vang dội. Hiểu người chính là sự đồng cảm, sự chia sẻ với những người xung quanh bằng tất cả cảm xúc chân thành nhất mà không cần sự đáp lại.

"Con người sinh ra là để sống chứ không phải là tồn tại" (Jack London) nhưng trong nhịp sống hiện đại hối hả thì con người bỗng trở nên sống vội, mặc kệ mọi thứ xung quanh và cũng quên rằng mình đang sống vì điều gì. Nếu bạn không có mục đích sống thì chẳng khác gì những chiếc thuyền lênh đênh ngoài biển khơi giữa đêm tối mịt mù mà không có ngọn hải đăng chiếu sáng. Khi bạn hiểu được tiếng nói của lòng mình thì đây chính là chiếc đòn bẩy vực bạn ra khỏi bóng đêm tiêu cực. Để biết mình đang muốn gì thì bạn cần nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tiếp tục trau dồi và phát huy điểm mạnh, thay đổi và khắc phục điểm yếu, biến điểm yếu trở thành điểm mạnh. Bên cạnh việc hiểu mình thì chúng ta cũng cần đốt cháy ngọn lửa trong trái tim để nó lan tỏa hơi ấm đến những người xung quanh. Trong ca khúc "Để gió cuốn đi" cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng". Có thể nói việc hiểu mình, hiểu người chính là sợi dây tình cảm rút ngắn khoảng cách giữa người với người trong xã hội hiện đại.

Chúng ta không thể lựa chọn nơi sinh ra nhưng chúng ta có quyền được lựa chọn cách sống cho riêng mình. Bên cạnh những người có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc thì vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bơ vơ, bất hạnh khác đang cần sự sẻ chia, đồng cảm từ mọi người. Khi bạn biết quan tâm, chia sẻ những thứ mình có cho người còn thiếu bằng tất cả tấm chân tình mà không cần sự đáp lại từ họ thì bạn sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hiểu mình, hiểu người chính là cánh cửa mở ra thế giới của hạnh phúc. Không những vậy, bạn còn được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng và thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu lòng nhân ái.

"Lá lành đùm lá rách" là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta và luôn được các thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát huy. Hiểu mình, hiểu người chính là khi bạn biết chung tay góp sức để làm việc có ích cho xã hội. Đại dịch Covid đang diễn ra phức tạp trên khắp cả nước đã khiến cho nhiều lao động phải mất việc, rơi vào cảnh nghèo khó. Nhờ có sự chung tay giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và những tấm lòng hảo tâm của các "Mạnh Thường Quân" nên rất nhiều lao động nghèo khổ được nhận bảo hiểm thất nghiệp, tiền ủng hộ và các nhu yếu phẩm để trang trải cuộc sống. Rất nhiều gian hàng "Đổi rác lấy thực phẩm" ở Hà Nội đã hỗ trợ đắc lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn trước áp lực của Covid 19 vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc lại vừa chung tay góp sức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên bên cạnh những tấm lòng hảo tâm thì vẫn còn có một bộ phận nhỏ những cá nhân sống ích kỉ, chỉ biết sống cho riêng mình và vô cảm trước những nỗi đau của nhân loại. Họ là những người sống không có ước mơ, không có lí tưởng, không biết chung tay góp sức vì một xã hội tràn ngập tình người.

Để mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa thì mỗi chúng ta cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về những việc cần làm và phải làm để lấy đó là mục tiêu phấn đấu. Nếu bạn dám ước mơ, dám khao khát về một điều gì đó thì nhất định bạn sẽ tìm ra cách để gỡ rối những khó khăn mắc phải bởi "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Khi bạn đã hiểu được lòng mình thì việc đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh cũng sẽ trở nên dễ dàng.

Hiểu mình, hiểu người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Đó là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa của thành công và hạnh phúc. Hãy hướng tâm hồn đến những vùng đất cần sự giúp đỡ của bạn để biết trân trọng hơn những ngày ta còn sống.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 6)

Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng khi ta sống với một tấm lòng, hiểu được mình, hiểu được người, ta sẽ thấy cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn. Hiểu mình, hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Mỗi con người khi hiểu được bản thân cần gì, muốn gì sẽ có động lực vươn lên trong cuộc sống, từ đó giúp chúng ta đạt được mục tiêu bản thân mình đề ra và góp phần làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và khi ta gặp khó khăn, người khác cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ ta. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống mà không có mục tiêu, lí tưởng, không biết bản thân mình cần gì, muốn gì… những người này cần bị phê phán. Sự thấu cảm, hiểu mình, hiểu người có ai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hòa hợp với tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 7)

Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng hơn tất cả, nếu chúng ta sống với sự thấu cảm, biết hiểu mình hiểu người thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Sự thấu cảm, hiểu mình hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại của họ lúc mình gặp khó khăn. Từ đó, nghĩa cử cho và nhận trong cuộc sống này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn, con người sống có tình cảm hơn. Mỗi người khi biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Sự thấu cảm có ai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp cho bản thân hòa hợp với những tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mình mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 8)

Con người Việt Nam ta vốn được biết đến với nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là việc hiểu mình, hiểu người. Hiểu mình, hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Việc hiểu mình, hiểu người giúp chúng ta đồng cảm, xót thương trước những số phận bất hạnh, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác để khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Người có lòng yêu thương, sự thấu cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Đồng cảm, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có sự thấu cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự thấu cảm, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 9)

Trong cuộc sống, việc hiểu mình và hiểu người chính là một trong những nghệ thuật đối nhân xử thế vô cùng quan trọng và cần thiết. Thật vậy, việc hiểu mình và hiểu những người xung quanh giúp chúng ta không chỉ trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày mà còn giúp mỗi người trên con đường xây dựng tương lai. Hiểu mình và hiểu người tức là chúng ta hiểu được mong muốn, nguyện vọng và ước mơ của bản thân; đồng thời ta cũng hiểu được xu hướng chuyển mình của thời thế, chúng ta hiểu được nhu cầu của xã hội, hay chúng ta cũng hiểu được những người xung quanh ta đang thực sự mong ước điều gì. Việc hiểu được bản thân và soi chiếu vào thị trường việc làm, thị trường lao động sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn chân thực và khách quan nhất. Từ đó ta sẽ có những hướng đi đúng đắn nhất cho việc cải thiện bản thân để thích ứng được với công việc mà mình mong muốn. Bằng không, chúng ta sẽ chỉ nhìn những bản miêu tả công việc của nhà tuyển dụng và từ bỏ trong ngán ngẩm mà thôi. Đồng thời, việc hiểu được những người xung quanh sẽ giúp cho chúng ta trở thành bậc thầy trong giao tiếp, ghi điểm trong mắt những người xung quanh và dễ tạo được thiện cảm. Khi tạo được thiện cảm trong ấn tượng đầu rồi thì mọi chuyện đều suôn sẻ và thành công. Tóm lại, việc hiểu mình và hiểu người trong cuộc sống chính là kỹ năng quan trọng và cần thiết.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 10)

Ông cha ta đã có câu ”biết mình biết ta trăm trận trăm thắn ” câu nói trên đã nói ra một phần ý nghĩa của việc hiểu mình hiểu người. Hiểu mình có nghĩa là hiểu được những điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Kiểu người chính là hiểu những suy nghĩ, hiểu những tính cách sở thích và quan niệm của mọi người. Trong cuộc sống việc hiểu mình hiểu người rất quan trọng. Hiểu được bản thân bạn sẽ tìm được những công việc phù hợp với khả năng của mình. Hiểu được thế mạnh giúp bạn trở nên đặc biệt và có những lợi thế riêng. Hiểu được điểm yếu của bản thân giúp bạn biết mình nên khắc phục từ đâu. Hiểu để tránh né và cố gắng vượt qua sai lầm. Hiểu được bản thân có thể giúp ta hoàn hảo hơn trong công việc, trong cuộc sống. Hiểu được mọi người xung quanh giúp bạn có được những mối quan hệ tốt. Mọi người sẽ cảm thấy yêu quý bạn hơn khi bạn thực sự hiểu họ. Hiểu mọi người để tìm được những người tâm đầu ý hợp, để tìm được những người bạn cậu sự hợp tác tốt với mình. Hiểu được những đối thủ giúp bạn dễ dàng được thắng lợi. Trong công việc sự biết mình biết ta rất quan trọng. Nó quyết định sự thành công và thất bại của một số người. Chính vì vậy chúng ta phải hiểu được thực lực của bản thân. Không tự ti cũng đừng để cao quá bản thân mình để nhìn nhận thật đúng. Học cách lắng nghe thấu hiểu để hiểu được mọi người xung quanh. Tuy nhiên việc hiểu mình hiểu ta chỉ nên áp dụng vào những công việc tốt đừng sử dụng nó để làm những điều phạm pháp. Điều đó sẽ khiến bản thân bạn bị cô lập và lên án mới xã hội này. Nói tóm lại việc hiểu mình hiểu người có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Cần xử lý như thế nào mối quan hệ giữa việc tuân phục ý chí của người khác và việc thuận theo mách bảo của nội tâm (mẫu 11)

Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

Để có thể thấu hiểu người khác, cần phải thật sự quan tâm đến anh ta, phải dành cho anh ta khoảng thời gian nhất định của mình, phải có năng lực nhận thức và phải có nhiệt tình. Nhưng chúng ta có thể tập trung vào người khác thế nào được khi chúng ta còn bận bịu với bao suy nghĩ về các vấn đề của chính mình, khi bản thân chúng ta còn chưa biết được là mình thuộc loại thông minh hay đần độn, mình là người bạn tốt hay cũng chỉ là một kẻ xấu xa, đểu cáng, khi chính chúng ta còn chưa xoay xở được với bao thứ trách nhiệm được giao ở cơ quan, còn con cái chúng ta thì học hành chẳng đâu vào đâu ở trường?

Trong rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học, người ta đã chỉ ra rằng phát hiện chính xác ở người khác (cả người quen cũ và người mới quen), những lầm lẫn trong việc gán nguyên nhân cho hành động của người thân nhất (vợ, chồng, cha, mẹ, con cái) thường có nguồn gốc ở những vấn đề liên quan đến việc tự đánh giá thấp bản thân. Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu do bà Maria Jarymowicz và các cộng sự của bà tiến hành đã chỉ rõ rằng những người tự đánh giá mình thấp thì cũng đánh giá thiếu chính xác nhất xúc cảm của người khác, còn những người đánh giá tích cực, trung thực về bản thân mình thì bao giờ cũng hiểu người khác một cách đúng đắn nhất. Chưa hết, nếu những người đang trải qua nỗi khó khăn, buồn phiền liên quan trực tiếp đến bản thân mình được tác động để nâng cao những đánh giá vẻ bản thân thì về cơ bản họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước nhu cầu và những vấn đề đang gặp phải của người khác, họ hiểu thấu hơn những người kể trên.

Cố gắng hiểu thấu người khác thông qua việc gán cho họ những đặc tính, những nhu cầu, những trạng thái cảm xúc haynhững mục tiêu xác định - là dựa trên việc sử dụng những đặc tính muôn màu muôn vẻ của cái “tôi” cá nhân với tư cách điểm xuất phát, với tư cách một khuôn mẫu chúng ta dùng để so sánh mình với người khác. Chuyện đó đặc biệt thường xuyên xảy ra khi chúng ta cố gắng nhận biết những người chúng ta ít quen. Coi những đặc tính nhất định của cái “tôi” cá nhân như một khuôn mẫu đặc biệt được thể hiện chẳng hạn trong việc gán ghép đặc tính và ý định của mình cho những người khác, hoặc nói thẳng thừng ra là thể hiện bằng việc phát hiện ở người khác những đặc tính ngược lại một cách rõ ràng với đặc tính của bản thân mình. “Ta chăm chỉ là vậy, có trách nhiệm cao là vậy còn tất cả bọn họ chỉ là một lũ lười chảy thây”. Trong các vấn đề chúng ta cho là quan trọng, chúng ta thường hay bỏ qua cái gọi là sự đồng thuận xã hội, nghĩa là chúng ta có xu hướng làm sao để quan điểm, thái độ và các giá trị của chúng ta được đại đa số chia sẻ. Điều này thường dẫn đến các sai lầm trong nhận thức và thiếu sự thấu hiểu dành cho người khác. Những khó khăn gặp phải khi muốn hiểu thấu người thứ hai cũng là kết qua của việc chúng ta thường có xu hướng dễ dãi trong cuộc sống, tức là thích phân loại và sử dụng các khuôn mẫu cũ. Việc vơ những người cụ thể vào các nhóm có tiêu chí rộng hơn là cách sắp xếp lại thế giới nhưng cũng đồng thời là nguồn gốc của sự hiểu biết sai lầm, nông cạn, cứng nhắc nhắc về những người này.

Chúng ta không thể nói gì nhiều về một người mà chúng ta chỉ biết mỗi họ tên.. Thế nhưng có biết bao nhiêu đặc tính khác nhau chúng ta sẵn sàng gán cho người đó khi chúng ta liệt người ta vào nhóm “phụ nữ”, “nhà phẫu thuật”, “già”, “theo đạo Hồi”, “bệnh nhân bệnh viện tâm thần”, “vô gia cư”… Các thông tin về việc một người cụ thể thuộc nhóm xã hội nào cụ thể thuộc nhóm xã hội cụ thể nào thường được tạo ra một cách tự động, không có sự tham gia của ý thức chúng ta. Việc bỗng nhiên xuất hiện trong đầu chúng ta những loại người nào đó sẽ tạo thuận lợi để chúng ta đến với những thông tin có tính tiêu cực và cản trở chúng ta đến với những thông tin tích cực hoặc ngược lại, phụ thuộc vào loại khuôn mẫu chúng ta có về đề tài loại người nhất định. Chẳng hạn như ai đó bị liệt vào loại “bà già”, thì sự xác định mang yếu tố tiêu cực liên quan đến khuôn mẫu người già cả sẽ đến trong đầu chúng ta dễ dàng hơn và chúng ta cũng nhớ kỹ hơn là những đặc tính không phù hợp với người đó. Hơn nữa, khi chúng ta gán cho ai đó những đặc tính xấu một cách máy móc gọi là liên quan đến một loại người nhất định, điều đó đã hạn chế các mối quan hệ của chúng ta với người đó rồi. Vậy là chúng ta không có cơ hội để làm quen với người đó tốt hơn nhằm mục đích kiểm nghiệm suy nghĩ của chúng ta về nguời ấy.

Như vậy bước đầu tiên để có thể thấu hiểu người khác là không tự cho phép mình được dễ dàng bị lôi cuốn vào sự hấp dẫn cứng nhắc mà rất cần dành thời gian cho cái ai đó đang làm cũng như phải lắng nghe những gì người đó đang nói về bản thân mình. Nghe chăm chú, tức là cách nghe có thể dẫn đến thấu hiểu người khác, không phải là điều dễ dàng.

Nếu năng lực nhận biết của chúng ta bị vướng bận vào một việc gì đó khác hơn là nghe thì khi đó rất nhiều thông tin quan trọng người khác nói sẽ chỉ từ tai này sang tai kia mà thôi. Không thể chú ý lắng nghe trong khi vừa nghe vừa xem ti vi, đọc sách báo hay nghĩ về những khó khăn mình đang phải đối đầu. Điều này chỉ khiến chúng ta vô cùng mệt mỏi. Nhưng rất đáng tiếc là năng lực nghe ở người lớn lại không gia tăng theo tuổi tác.

Mọi người thường không thể đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau khi họ thôi không nói chuyện với nhau nữa: Mà họ không nói chuyện với nhau là vì họ không có thời gian hoặc không đủ kiên nhãn để vượt qua những khó khăn trong giao tiếp hay họ nhìn thấy là họ không đủ khả năng gây sự chú ý ở người đối thoại với mình. Nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau chỉ vì bản thân những người bạn đời của nhau không hiểu được nhau, không nhìn ra những nhu cầu của nhau hoặc phân tích sai những nhu cầu đó Đôi khi phải sau nhiều năm thất bại trong hôn nhân, ở giai đoạn cuối cùng trước khi hôn nhân đổ vỡ khi lá đơn ly hôn đã được chuyển đến tòa án, vợ chồng mới bắt đầu nói chuyện với nhau. Bởi vì khi đó cả hai bên đều không có gì để mất. Người ta nói với nhau về những ước mơ ấp ủ bao năm, về những tình cảm và hy vọng. Họ bắt đầu hiểu ra là trước đấy họ đã nghĩ về nhau sai lầm như thế nào.

Cho nên rút kinh nghiệm, chúng ta hãy cố gắng lắng nghe và thấu hiểu người khác. Và chúng ta cũng cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người khác hiểu rõ về chúng ta hơn.

1 1,348 06/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: