TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 23 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Thiên nhiên châu Nam Cực

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 23.

1 1,497 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 1: Thiên nhiên châu Nam Cực - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Đại bộ phận địa hình Nam Cực được bao phủ bởi?

A. Lớp rêu.

B. Lớp băng dày.

C. Lớp địa y dày.

D. Lớp đất đá.

Đáp án: B

Giải thích:

Gần như toàn bộ địa hình Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày… (SGK - trang 177).

Câu 2. Bề dày trung bình của tầng băng ở lục địa Nam Cực là bao nhiêu?

A. 1758 m.

B. 1702 m.

C. 1752 m.

D. 1720 m.

Đáp án: D

Giải thích:

Bề dày trung bình của tầng băng ở lục địa Nam Cực là 1720 m. (SGK - trang 177).

Câu 3. Băng thềm lục địa Nam cực được hình thành chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đỉnh núi.

B. Ven sông.

C. Vịnh biển và vùng bờ biển nông.

D. Hải cảng.

Đáp án: C

Giải thích:

Băng thềm lục địa Nam cực được hình thành chủ yếu ở vịnh biển và vùng bờ biển nông. (SGK - trang 177).

Câu 4. Lớp phủ băng dày trên bề mặt châu Nam Cực đã tạo thành dạng địa hình gì?

A. Núi băng cao.

B. Sông băng dài.

C. Bồn địa băng lớn.

D. Cao nguyên băng rộng lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn. (SGK - trang 177).

Câu 5. Châu Nam Cực còn được gọi là?

A. Cực Nam của Trái Đất.

B. Hoang mạc lạnh của thế giới.

C. Hoang mạc lớn nhất thế giới.

D. Sứ sở của gấu trắng.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Nam Cực còn được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới. (SGK - trang 177).

Câu 6. Nhiệt độ trung bình tháng ở rìa lục địa Nam Cực là?

A. -100C đến -200C.

B. -80C đến -200C.

C. -150C đến -200C.

D. -60C đến -200C.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhiệt độ trung bình tháng ở rìa lục địa Nam Cực xuống tới -150C đến -200C… (SGK - trang 177).

Câu 7. Nhiệt độ trung bình tháng ở trung tâm lục địa Nam Cực là?

A. -300C đến -700C.

B. -400C đến -700C.

C. -500C đến -700C.

D. -600C đến -700C.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt độ trung bình tháng ở rìa lục địa Nam Cực xuống tới -150C đến -200C còn ở vùng trung tâm đạt tới -600C đến -700C … (SGK - trang 177).

Câu 8. Lượng mưa trung bình hàng năm ở lục địa Nam Cực là bao nhiêu?

A. 160 mm/năm.

B. 166 mm/năm.

C. 170 mm/năm.

D. 176 mm/năm.

Đáp án: B

Giải thích:

Lượng mưa hàng năm ở lục địa Nam Cực rất thấp, trung bình chỉ khoảng 166mm/năm. (SGK - trang 177).

Câu 9. Nguyên nhân châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới?

A. Do là vùng khí áp thấp.

B. Do là vùng khí áp cao.

C. Do địa hình bằng phẳng.

D. Do không có cư dân sinh sống.

Đáp án: B

Giải thích:

Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng …. Vùng Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới. (SGK - trang 178).

Câu 10. Đặc điểm thời tiết nào sau đây đúng với châu Nam Cực?

A. Áp thấp hoạt động quanh năm.

B. Nắng mưa thất thường.

C. Có gió bão nhiều nhất thế giới.

D. Mùa hè hay có mưa đá.\

Đáp án: C

Giải thích:

Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng …. Vùng Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới. (SGK-trang 178).

Câu 11. Vì sao trên lục địa Nam Cực thực vật và động vật không thể tồn tại?

A. Khí hậu giá buốt, chỉ bớt lạnh vào mùa hè.

B. Khí hậu giá buốt, băng phủ quanh năm.

C. Khí hậu giá buốt, mưa quanh năm.

D. Khí hậu giá buốt, không có mưa.

Đáp án: B

Giải thích:

Trên lục địa, do khí hậu giá buốt, băng phủ quanh năm nên thực vật và động vật không thể tồn tại. (SGK-trang 179).

Câu 12. Khoáng sản nhiều nhất ở châu Nam Cực là?

A. Than, sắt.

B. Dầu mỏ, khí tự nhiên.

C. Đồng, vàng.

D. Bô-xit, kim cương.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Nam Cực có các tài nguyên khoáng sản như than đá, sắt… nhiều nhất là than và sắt… (SGK-trang 179).

Câu 13. Động vật ở châu Nam Cực thường sinh sống ở?

A. Các cao nguyên băng.

B. Sâu trong lục địa.

C. Ven lục địa và trên các đảo.

D. Ngoài biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo… (SGK trang 179).

Câu 14. Khi có biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, lớp băng ở Nam Cực sẽ biến đổi như thế nào?

A. Lớp băng dày hơn.

B. Lớp băng vỡ ra.

C. Lớp băng lan rộng.

D. Lớp băng tan chảy ngày càng nhiều.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn đến lớp băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn. (SGK - trang 180).

Câu 15. Hiện tượng các núi băng trôi trên biển ở Nam Cực sẽ gây nguy hiểm cho?

A. Tàu thuyền qua lại.

B. Các loài thú biển.

C. Các loài chim biển.

D. Các loài tôm, cá.

Đáp án: A

Giải thích:

Lớp băng có xu hướng di chuyển… với các khối băng thềm lục địa tạo thành các núi băng trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. (SGK-trang 180).

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 7 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

1 1,497 06/01/2024
Mua tài liệu