TOP 3 mẫu Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà (2025) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức

Với Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nghệ thuật băm thịt gà từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 146 02/12/2024


Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà - Kết nối tri thức

Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà - Mẫu 1

Nghệ thuật băm thịt gà thuộc chương IV của phóng sự, tả một cảnh chia thịt gà hiếm thấy. Qua việc chia thịt gà ấy, tác giả châm biếm bọn cường hào chức dịch tham lam, bần tiện trong làng. Chúng ngồi thật cao, ra vè cao sang nhưng thực chất là một lũ tham ăn, chia nhau từ só đến phao gà. Với cách kể nhẹ nhàng, tự nhiên, Ngô Tất Tố đã châm biếm một cách rất sâu sắc những hủ tục quái gở, mọi rợ. Và miếng ăn đã trở thành miếng nhục với cái lệ làng nhiêu khê ấy. Nhà văn đã đùng lối ghi chép tại chỗ của phóng sự để ghi lại một cách chi tiết và khách quan cảnh chia thit gà, trong đó đặc biệt miêu tả chi tiết cụ thể việc băm thịt gà của anh mõ làng.

Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà - Mẫu 2

Nhà văn xem “băm thịt gà” là một “nghệ thuật” và người băm thịt gà là một người nghệ sĩ. Đây chỉ là cách nói châm biếm. Nhà văn thán phục tài băm thịt của anh Mới những thán phục để nói lên cái sự chia phần khủng khiếp của làng nọ. Nghệ thuật băm thịt của anh Mới không thể hiện ở việc chặt đẹp, trình bày nghệ thuật mà ở việc chia nhỏ con gà tới hớn hai chục cỗ đều nhau, mình con gà chặt thành 92 miếng. Cái tài năng đến trình độ “nghệ sĩ”, được coi là nghệ thuật ấy của anh Mới lại gắn với một mục đích dung tục. Cái tài của anh Mới chứng tỏ rằng việc băm một con gà to khoảng “một người ăn cố mới hết” thành hơn một trăm miếng không thể là tài năng bẩm sinh. Nó là công việc phải rất quen làm, được tôi luyện nhiều lần. Anh Mới băm thịt gà vô cùng thành thạo và điêu luyện. Nó chứng tỏ đây là công việc rất quen thuộc của anh. Đó chính là công việc quen thuộc ở làng. Và ở đây miếng ăn đã trở thành một cái gì vô cùng quan trọng. Và nó đã trở thành một tệ nạn.

Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà - Mẫu 3

Nghệ thuật băm thịt gà thuộc chương IV của phóng sự Việc làng. Trong đoạn trích, nhà văn đã dùng lối ghi chép tại chỗ dể tái hiện một cách khách quan và sinh động cảnh "chứa hàng xóm" ở thôn quê, trong đó nối bật là việc nhân vật mõ làng băm thịt gà. Tuy ngắn gọn những đã thể hiện được thái độ của tác giả, đó là thái độ châm biếm, phê phán một cách kín đáo cái lệ làng nhiêu khê này.

Tìm hiểu văn bản Nghệ thuật băm thịt gà

1. Thể loại

- Tác phẩm Nghệ thuật băm thịt gà thuộc thể loại: phóng sự.

2. Xuất xứ

- In trong Ngô Tất Tố, Việc làm, NXB Hội Nhà văn – Công ti cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2014, tr.37 – 44.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục Nghệ thuật băm thịt gà

- Phần 1 (từ đầu đến … hạng chai ba phần tư lít): cả làng tụ họp, chuẩn bị chặt gà.

- Phần 2 (tiếp theo đến … mảy may): quá trình chặt gà.

- Phần 3 (đoạn còn lại): cái kết của con gà.

5. Tóm tắt Nghệ thuật băm thịt gà

Đoạn trích tả một cảnh chia thịt gà hiếm thấy. Qua việc chia thịt gà ấy, tác giả châm biếm bọn cường hào chức dịch tham lam, bần tiện trong làng. Chúng ngồi thật cao, ra vẻ cao sang nhưng thực chất là một lũ tham ăn, chia nhau từ sỏ đến phao câu gà. Với cách kể nhẹ nhàng, tự nhiên, Ngô Tất Tố đã châm biếm một cách rất sâu sắc những hủ tục quái gở, mọi rợ. Và miếng ăn đã trở thành miếng nhục với cái lệ làng nhiêu khê ấy

6. Giá trị nội dung

- Văn bản kể lại quá trình hai năm ròng rã chọn gà, nuôi gà và chăm sóc gà của ông chủ nhà trọ làng V.Đ chuẩn bị cho lễ cúng “lên lão”. Đồng thời phê phán, mỉa mai thói mê tín dị đoan cùng những hủ tục lạc hậu ở làng quê.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phong phú các chi tiết hiện thực cùng với thái độ đánh giá của người viết.

- Sử dụng ngôi kể và điểm nhìn chân thực giúp tăng độ tin cậy của câu chuyện.

1 146 02/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: