TOP 3 mẫu Tóm tắt Bước vào đời (2025) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức

Với Tóm tắt Bước vào đời Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Bước vào đời từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 27 02/12/2024


Tóm tắt Bước vào đời - Kết nối tri thức

Tóm tắt Bước vào đời - Mẫu 1

Đoạn trích kể về cuộc đón tiếp cụ Phan Bội Châu ở Đồng Hới vào một buổi trưa cuối năm 1925. Đây là một sự kiện quan trọng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn tác giả và có ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng tư tưởng của ông sau này.

Tóm tắt Bước vào đời - Mẫu 2

Văn bản "Bước vào đời" là đoạn trích hồi kí kể về bước đầu quá trình nhận ra điều bản thân muốn làm cũng như việc định hướng cho tương lai chính mình của nhân vật "tôi". "Tôi" là một nhà giáo dạy ở trưởng tiểu học tỉnh lị Quảng Bình, anh luôn chăm chỉ dạy học và đọc sách với mong muốn mở mang kiến thức và kiếm được công việc tốt hơn ở nơi trung tâm văn hóa chính trị có cuộc sống sinh hoạt rộng rãi hơn tỉnh hẻo lánh nơi anh làm việc chỉ với mấy chục người công chức của bốn năm cơ quan lệ thuộc. Nhân vật "Tôi" thường đọc báo, anh đọc được những thông tin mang tính chất chính trị - xã hội như Nguyễn An Ninh du học ở Pháp về cho ra tờ báo tiếng chuông rạn hay tin Phan Châu Trinh bị an trí ở Pa-ri trong mười lăm năm trở về. Rồi nhiều tờ báo chính trị khác cũng được Hội Quảng tri Đồng Hới ở nơi anh sống và làm việc quyết định mua thêm khiến cho lòng anh muốn đi thật xa. "Tôi" còn kể lại về quá trình gặp được cụ Phan Bội Châu, cuộc gặp gỡ lắng nghe lời chia sẻ của cụ đã khiến cho việc rời khởi mảnh đất nhỏ bé đến nơi rộng lớn trong anh ngày càng bền vững. Tôi đi Sài Gòn viết bài, được tham gia, lắng nghe các cuộc vận động bầu cử, gặp gỡ cụ Huỳnh Thúc Kháng, mấy người công chức, quan lại từ chức để hoạt động kinh tế và chính trị, về lễ tang Phan Châu Trinh được cử hành long trọng, lễ truy điệu ở nhiều tỉnh. Đến cuối bài viết thì "Tôi" nói về việc đọc bài tế của cụ Phan Bội Châu viết trong lễ tuy điệu cùng bao nhiêu câu đối ca tụng nhà chí sĩ ái quốc khiến cho ý chí, ngọn lửa nhân vật tôi bùng cháy muốn đi xa hơn.

Tóm tắt Bước vào đời - Mẫu 3

Đoạn trích "Bước vào đời" của học giả Đào Duy Anh thuộc phần đầu của cuốn hồi kí "Nhớ nghĩ chiều hôm" dựa trên lời kể của nhân vật xưng "Tôi" nói về quá trình nhận thức được điều tương lai mà mính muốn làm. Từ một nhà giáo ở tỉnh lị, chỉ có dạy học và đọc sách, tới khi biết được tình hình chính trị - xã hội của đất nước qua những tờ báo được Hội Quảng tri mua về. Biết về những tin tức nóng hổi của những người có tầm ảnh hưởng trong lòng mỗi người dân như Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu thời bấy giờ. Những tờ báo đó đã làm cho một ngọt lửa trong lòng anh được thắp sáng, thôi thúc anh tiến tới một nơi xa hơn, đóng góp được nhiều điều thay vì sống ở một nơi yên ả như hiện tại. Khi "Tôi" được gặp cụ Phan Bội Châu, nghe cụ nhắc hội viên Hội Quảng tri nên học cho nhiều để hấp thụ nhiều kiến thức mới mà nhà nước sẽ phải cần đến để bước lên coi văn minh khiến lòng anh háo hức đến mất ngủ quyết tâm hơn nữa để tìm nơi trời cao biển rộng hơn. Và rôi tôi tới Sài Gòn để viết báo, tôi biết được thêm nhiều điều hơn qua các tờ báo, các cuộc gặp, tham gia vận động bầu cử, lắng nghe những Nho ái quốc như Huỳnh Thúc Kháng nói. Lễ tang Phan Châu Trinh, "Tôi" đọc được bài văn tế của Phan Bội Châu làm cho lòng "Tôi" không ngừng rạo rực, muốn đi xa hơn.

Tìm hiểu văn bản Bước vào đời

1. Thể loại

- Tác phẩm Bước vào đời thuộc thể loại: hồi kí.

2. Xuất xứ

- Theo Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, NXB Hà Nội, 2020, tr.9 – 12.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục Bước vào đời

- Phần 1 (từ đầu đến …quan lại tham dự): giới thiệu về bản thân mình.

- Phần 2 (tiếp theo đến …cõi văn minh): khi "Tôi" được gặp cụ Phan Bội Châu.

- Phần 3 (đoạn còn lại): sức ảnh hưởng của những nhân vật lịch sử đối với cá nhân “tôi”.

5. Tóm tắt Bước vào đời

Văn bản "Bước vào đời" là đoạn trích hồi kí kể về bước đầu quá trình nhận ra điều bản thân muốn làm cũng như việc định hướng cho tương lai chính mình của nhân vật "tôi". "Tôi" là một nhà giáo dạy ở trưởng tiểu học tỉnh lị Quảng Bình, anh luôn chăm chỉ dạy học và đọc sách với mong muốn mở mang kiến thức và kiếm được công việc tốt hơn ở nơi trung tâm văn hóa chính trị có cuộc sống sinh hoạt rộng rãi hơn tỉnh hẻo lánh nơi anh làm việc chỉ với mấy chục người công chức của bốn năm cơ quan lệ thuộc. Nhân vật "Tôi" thường đọc báo, anh đọc được những thông tin mang tính chất chính trị - xã hội như Nguyễn An Ninh du học ở Pháp về cho ra tờ báo tiếng chuông rạn hay tin Phan Châu Trinh bị an trí ở Pa-ri trong mười lăm năm trở về. Rồi nhiều tờ báo chính trị khác cũng được Hội Quảng tri Đồng Hới ở nơi anh sống và làm việc quyết định mua thêm khiến cho lòng anh muốn đi thật xa. "Tôi" còn kể lại về quá trình gặp được cụ Phan Bội Châu, cuộc gặp gỡ lắng nghe lời chia sẻ của cụ đã khiến cho việc rời khởi mảnh đất nhỏ bé đến nơi rộng lớn trong anh ngày càng bền vững. Tôi đi Sài Gòn viết bài, được tham gia, lắng nghe các cuộc vận động bầu cử, gặp gỡ cụ Huỳnh Thúc Kháng, mấy người công chức, quan lại từ chức để hoạt động kinh tế và chính trị, về lễ tang Phan Châu Trinh được cử hành long trọng, lễ truy điệu ở nhiều tỉnh. Đến cuối bài viết thì "Tôi" nói về việc đọc bài tế của cụ Phan Bội Châu viết trong lễ tuy điệu cùng bao nhiêu câu đối ca tụng nhà chí sĩ ái quốc khiến cho ý chí, ngọn lửa nhân vật tôi bùng cháy muốn đi xa hơn.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích "Bước vào đời" kể về sự kiện tác giả gặp gỡ cụ Phan Bội Châu lần đầu tiên vào một buổi trưa cuối năm tại Đồng Hới. Đây là một sự kiện quan trọng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn tác giả và có ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng tư tưởng của ông sau này.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tinh tế: miêu tả không gian – thời gian, khắc họa hình ảnh con người,…

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

1 27 02/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: