TOP 25 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh diều 2024) có đáp án: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16.
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Câu 1. Năm 1858, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm
A. nhanh chóng mở rộng quy mô chiến tranh ra cả nước.
B. sử dụng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Gia Định.
C. thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Đáp án đúng là: C
- Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”: chiếm được Đà Nẵng => tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng => kết thúc chiến tranh.
Câu 2. Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.
B. Bắc kì là đất bảo hộ của thực dân Pháp.
C. Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
D. nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
Đáp án đúng là: A
Năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.
Câu 3. Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản hiệp ước nào sau đây?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Đáp án đúng là: D
Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
Câu 4. Vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?
A. Lực lượng quân Pháp ít; vũ khí và phương tiện chiến tranh lạc hậu.
B. Nhân dân Việt Nam quyết liệt chống lại hành động xâm lược của Pháp.
C. Nhà Nguyễn quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược.
D. Quân dân Việt Nam đẩy lùi được mọi đợt tấn công của thực dân Pháp.
Đáp án đúng là: B
- Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” do: vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Câu 5. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
C. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
D. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.
Đáp án đúng là: B
Điểm đặc biệt trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) là: từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Yên Thế.
B. Yên Bái.
C. Bãi Sậy.
D. Thái Nguyên.
Đáp án đúng là: C
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX).
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật.
B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
C. Đề Nắm và Hoàng Hoa Thám.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
Đáp án đúng là: D
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) đặt dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)?
A. Áp dụng chiến thuật du kích để đánh giặc.
B. Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ.
C. Hoạt động chủ yếu ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
D. Thất bại, nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Đáp án đúng là: C
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) có nhiều điểm tương đồng:
+ Áp dụng chiến thuật du kích để đánh giặc.
+ Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ: căn cứ chính của nghĩa quân Bãi Sậy là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm thuộc tỉnh Hưng Yên; căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê (Vụ Quang) nằm chon von trên hai dãy núi đá hiểm hóc, lưng tựa vào dãy núi Giăng Màn hùng vĩ, xung quanh là dòng chảy của hai con sông (sông Rò Vền và sông Cà Tỏ).
+ Khởi nghĩa Bãy Sậy và khởi nghĩa Hương Khê tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, như: làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 9. Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)?
A. Giành thắng lợi, lật đổ được ách thống trị của thực dân Pháp.
B. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
C. Có thời gian tồn tại ngắn nhất trong phong trào Cần vương.
D. Tự phát, không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương.
Đáp án đúng là: B
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tuy thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, như:
+ Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
+ Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Bãi Sậy.
B. Hương Khê.
C. Hùng Lĩnh.
D. Thái Nguyên.
Đáp án đúng là: D
- Khởi nghĩa Thái Nguyên không thuộc phong trào Cần vương.
Câu 11. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến nhân vật lịch sử nào?
“Giúp quan Tán lý họ Phan
Lập đồn kháng chiến Vụ Quang diệt thù
Đêm ngày gian khổ công phu
Đúc nên súng đạn tiễu trừ thực dân
Chiến trường oanh liệt xả thân
Còn treo gương sáng cho dân đời đời?”
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Cao Thắng.
C. Phan Đình Phùng.
D. Trương Định.
Đáp án đúng là: B
- Nội dung câu đố dân gian trên đã cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng về Cao Thắng:
+ Cao Thắng sinh năm 1864. Năm 20 tuổi, ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Đội Lựu, từng bị Pháp bắt giam tại nhà lao Hà Tĩnh. Sau khi thoát tù, ông đã tự nguyện đứng dưới cờ khởi nghĩa của Phan Đình Phùng.
+ Cao Thắng là người đã nghiên cứu, chế tạo cho nghĩa quân Hương Khê súng trường theo mẫu của Pháp.
+ Năm 1893, Cao Thắng hi sinh trong một trận giao chiến với địch ở Thanh Chương (Nghệ An).
Câu 12. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) có điểm chung nào sau đây?
A. Có sự đan xen giữa đánh với hòa hoãn tạm thời.
B. Hoạt động chủ yếu ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
C. Xây dựng căn cứ chính ở đồng bằng.
D. Sử dụng lối đánh du kích.
Đáp án đúng là: D
- Điểm tương đồng giữa Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là đều sử dụng lối đánh du kích.
Câu 13. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Hùm thiêng Yên Thế oai hùng
Phất cờ khởi nghĩa ở vùng Bắc Giang
Khi mai phục, lúc trá hàng
Làm quân cướp nước hoang mang điên đầu?”
A. Nguyễn Thiện Thuật.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Phan Đình Phùng.
D. Đinh Công Tráng.
Đáp án đúng là: B
Hoàng Hoa Thám tên khai sinh là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây, sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống. Ông sớm tham gia vào toán nghĩa quân chống Pháp. Năm 1892, Đề Nắm hi sinh ông trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào Yên Thế - với biệt danh “hùm xám Yên Thế”.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây không đúng về khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?
A. Có sự đan xen giữa chiến đấu với hòa hoãn tạm thời.
B. Đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
C. Dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ chiến đấu.
D. Là phong trào đấu tranh yêu nước thuộc phạm trù phong kiến.
Đáp án đúng là: B
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân.
Câu 15. Nửa cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh vận nước nguy nan, một bộ phận các văn thân, sĩ phu thức thời ở Việt Nam đã
A. mạnh dạn gửi lên triều đình nhà Nguyễn những bản điều trần đề nghị cải cách.
B. hợp tác với thực dân Pháp để chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
C. chán nản với chốn quan trường; lui về ở ẩn, xa lánh thế sự và thời cuộc.
D. đề nghị thực dân Pháp giúp đỡ thực hiện một số cải cách ở Việt Nam.
Đáp án đúng là: A
Nửa cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh vận nước nguy nan, một bộ phận các văn thân, sĩ phu thức thời ở Việt Nam đã mạnh dạn gửi lên triều đình nhà Nguyễn những bản điều trần đề nghị cải cách.
Câu 16. Câu đố dân gian sau đề cập đến nhân vật lịch sử nào?
“Đố ai dâng bản điều trần
Mong được góp phần ích nước lợi dân
Tiếc thay lại bị đình thần
Cổ hủ nhìn gần, lại bác bỏ luôn”?
A.Đinh Công Tráng.
B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Trường Tộ.
D. Nguyễn Đình Chiểu.
Đáp án đúng là: C
- Câu đố trên đề cập đến nhân vật Nguyễn Trường Tộ.
- Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhà Nguyễn gần 60 văn bản điều trần đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
Câu 17. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là
A. Trương Định.
B. Phan Thanh Giản.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Lộ Trạch.
Đáp án đúng là: D
Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là Nguyễn Lộ Trạch.
Câu 18. Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền đã tấu xin triều đình mở cửa biển nào?
A. Ba Lạt (Thái Bình).
B. Trà Lí (Nam Định).
C. Vân Đồn (Quảng Ninh).
D. Quảng Yên (Quảng Ninh).
Đáp án đúng là: B
Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền đã tấu xin triều đình mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
Câu 19. Sĩ phu nào đã tấu xin vua Tự Đức cho đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài (vào năm 1873)?
A. Nguyễn Lộ Trạch.
B. Trần Đình Túc.
C. Nguyễn Trường Tộ.
D. Phạm Phú Thứ.
Đáp án đúng là: D
Năm 1873, Phạm Phú Thứ, đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
Câu 20. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu cải cách đất nước nửa sau thế kỉ XIX?
A. Phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
B. Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân vào đầu thế kỉ XX.
C. Thúc đẩy Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Gây tiếng vang lớn trong xã hội, góp phần thức tỉnh đồng bào.
Đáp án đúng là: C
- Ý nghĩa của trào lưu cải cách đất nước nửa sau thế kỉ XIX:
+ Gây tiếng vang lớn trong xã hội, góp phần thức tỉnh đồng bào.
+ Phản ánh trình độ nhận thức của một bộ phận người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam; góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 21. Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là
A. “Đánh chắc tiến chắc”.
B. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đáp án đúng là: B
Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là “đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 22. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam tại Gia Định (1859 - 1860) đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?
A. “Đánh chắc tiến chắc”.
B. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đáp án đúng là: B
Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.
Câu 23. Bản hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp là
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Đáp án đúng là: A
Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất, chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
Câu 24. Câu đố dân gian sau đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Bao giờ hết cỏ nước Nam,
Thì dân Nam mới hết người đánh Tây
Lời trên ai đã nói đây?
Hỏi em, hỏi chị đáp ngay cho nào”
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Võ Duy Dương.
D. Nguyễn Hữu Huân.
Đáp án đúng là: A
Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại thực dân Pháp xâm lược. Khi bị giặc bắt, đưa ra hành hình, ông vẫn khẳng khái tuyên bố : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”
Câu 25. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm được
A. 3 tỉnh Đông Nam Kì.
B. 3 tỉnh Tây Nam Kì.
C. 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
D. 4 tỉnh Nam Trung Kì.
Đáp án đúng là: B
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Trắc nghiệm Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD 8 Chân trời sáng tạo có đáp án