TOP 15 Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
Bộ Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 6 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
TOP 15 Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án - Đề số 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?
b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Cụm động từ là gì?
b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:
- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà
(Em bé thông minh)
- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Câu 3: (6.0 điểm)
Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu 1:
a.
- Thể loại: Truyền thuyết
- Đặc điểm:
+ Là loại truyện dân gian
+ Kể về các nhân vật lịch sự và sự kiện có liên quan đến lịch sử
+ Thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử
b.
- Áo giáp sắt của nhân dân làm để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.
- Thánh Gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thưởng, chiến công để lại cho nhân dân.
- Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thương. Gióng bất tử cùng núi sông và trong lòng nhân dân.
Câu 2:
a. Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
b. Cụm động từ trong câu
+ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
+ yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Câu 3:
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.
Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn. Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.
Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quá, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi đến buồn rầu nói với tôi:
- Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống”
Tôi vội nói ngay:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có.
Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũ bảo vợ chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi. Vì nặng quá, tôi phái vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi và rơi xuống biển sâu.
Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy đó.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Trích Thạch Sanh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Giải thích nghĩa của từ: “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
- Ăn cho ấm bụng
- Bạn ấy rất tốt bụng
- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.
b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 3: (5,0 điểm)
Hãy thuật lại một trận thi đấu bóng đá mà em có dịp được xem.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu 1:
a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.
Câu 2:
a.
- bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày
- bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với ngưpời, việc nói chung
- bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật
b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ
Câu 3:
Bài làm tham khảo
Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và Đội tuyển Quốc gia Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn mà em đã được xem.
Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng, chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng tám giờ tối, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, “Vào….”, tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của cầu thủ Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1- 0.
Cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng. Đội tuyển Malaysia thi đấu mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Sau mười lăm phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ môn chắc chắn - người hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.
Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ số 3 - 2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh. Chú ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh.
Đây là trận bóng đá hay nhất mà em đã được xem. Em cảm thấy rất tự hào về đội tuyển Việt Nam.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(Trích Thánh Gióng – SGK Kết nối tri thức – Ngữ văn/Tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào
A. Em bé thông minh
B. Sơn Tinh Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. Những cụm tre cạnh đường
C. quật vào giặc
D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?
“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
D. Cả A, B, C
II. Tự luận
Thuât lại một buổi liên hoan văn nghệ ở trường mà em có dịp tham gia.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
A |
B |
D |
II. Tự luận
Bài làm tham khảo
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.
Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.
Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.
Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 5B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 3B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"
Tốp ca lớp 3E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…
Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 4 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 5A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.
Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024có đáp án - Đề số 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Năm 1948, trường Đại học Oxford tổ chức một buổi diễn thuyết có chủ để "Bí quyết thành công, người được mời nói chuyện là thủ tướng Churchul danh tiếng của nước Anh.
Hôm đó, trong hội trưởng đông nghịt người, phóng viên các tòa bảo lớn, trên khắp thế giới đều có mặt. Rất lâu sau, ngài Church mới giơ tay ra hiệu mọi người im lặng. Ông nói:
- Bí quyết thành công của tôi có ba điều: “Thứ nhất, không bỏ cuộc; thứ hai, quyết không bỏ cuộc; thứ ba, không bao giờ bỏ cuộc! Bài diễn thuyết đến đây xin kết thúc."
Nói xong, ông rời khỏi bục. Cả hội trong im lặng hồi lâu, rồi một tràng pháo tay vang lên, vang mãi không dứt.
(Trich Quyết không bỏ cuộc - Hạt giống tâm hồn 13)
a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Chỉ ra một danh từ riêng và một chỉ từ có trong đoạn trích. Đặt một câu với chỉ từ vừa tìm được.
c. Hãy nêu lên suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ đoạn trích trên.
Câu 2: (3 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay. Trong đó có sử dụng một chỉ tử và một từ mượn (gạch dưới và chú thích).
Câu 3: (4,0 điểm)
Viết bài văn thuật lại sự kiện mít – tinh mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở trưởng em
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu 1
a.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
- Nội dung chính: Kể lại buổi diễn thuyết của thủ tướng nước Anh.
b.
- Danh tử riêng: Đại học Oxford
- Chỉ từ: “đó”
- Đặt câu với chỉ từ: Cô bạn đó là cô bạn thân nhất của tôi.
c.
- Bài học: Kiên trì để đạt được mục tiêu và không bao giờ bỏ cuộc.
Câu 2.
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.
- Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.
+ Đoạn văn có sử dụng từ mượn và chỉ từ.
- Hướng dẫn cụ thể:
Mở đoạn: giới thiệu chung về vấn đề vệ sinh trường lớp.
Thân đoạn:
- Giải thích: Giữ gìn vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại, …
- Biểu hiện:
+ Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác ở trường học
+ Không vứt rác, xả rác bừa bãi.
+ Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học.
+ Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ khuôn viên trường học, lớp học không rác bẩn
- Phê phán: Thật đáng buồn khi còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Không những họ lười biếng trong công việc trực nhật làm vệ sinh mà còn vô ý thức vứt rác bừa bãi khắp trường học, lớp học. Những người như thế thật đáng chê trách.
- Bài học: Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Môi trường trường học, lớp học sạch sẽ, không rác bẩn là góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của việc giữ vệ sinh chung.
Câu 3:
Bài làm tham khảo
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, trường tôi tổ chức một buổi lễ kỉ niệm rất long trọng. Khung cảnh trường hôm đó thật tưng bừng và nhộn nhịp.
Từ mấy hôm trước, công tác chuẩn bị cho buổi lễ kỉ niệm đã được nhà trường tiến hành rất chu đáo. Mỗi lớp đều có nhiệm vụ để đóng góp cho buổi kỉ niệm. Tất cả mọi nơi trong trường đều được chú ý trang trí. Vì nhận thấy đây là một ngày lễ rất ý nghĩa nên học trò chúng tôi ai cũng có ý thức xây dựng. Từng ngày trôi qua, ngày lễ kỉ niệm cũng đã đến. Còn rất nhiều điều bất ngờ, thú vị chờ đón nên chúng tôi rất hồi hộp....
Buổi sáng hôm đó, tôi cùng mấy người bạn thân đến từ sớm. Đi từ xa, tôi nhận ra những lá cờ bảy màu trên cổng trường bay phấp phới trong gió sớm. Đến gần, khung cảnh trường mới rực rỡ làm sao. Hai cánh cổng sắt mở rộng như giang tay chào đón các vị khách quý. Dòng chữ lớn ‘“Tôn vinh ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11” nằm ngang trên cổng gây ấn tượng mạnh với mọi người. Trong sân, chỗ nào cũng sạch sẽ. Các bác lao công hẳn đã rất vất vả. Xung quanh đều được giăng cờ hoa như khu vườn cổ tích. Các khóm hoa trong vườn trường đua nhau khoe sắc. Hôm nay chúng ngủ dậy sớm hơn mọi khi, đang toả mùi hương ngào ngạt. Chúng tôi đi lên tầng hai, đưa mắt nhìn xuống sân trường, từng hàng ghế nhựa nằm ngay ngắn như những đội quân tí hon, hàng bàn ghế đại biểu phủ khăn đẹp đẽ, bên trên là những lọ hoa nhỏ xinh. Và có lẽ, đẹp nhất trong buổi lễ hôm nay là sân khấu, sân khấu được trang trí lộng lẫy với rất nhiều hoa, bóng bay, ánh sáng và màu sắc nhất là phông nền chuẩn bị vô cùng công phu. Với sự đầu tư này chắc chắn trường tôi sẽ có buổi lễ thành công và ý nghĩa.
Sắp đến giờ tổ chức, sân trường chật cứng người. Những chị học sinh lớp 9 hôm nay dịu dàng hơn với những tà áo dài thướt tha tung bay khiến các chị lớp 7, lớp 8 và cả các bạn lớp 6 chúng em nhìn theo đầy ngưỡng mộ. Các hạn nam chững chạc trong bộ quần áo sơ mi đen trắng. Các thầy, các cô ai cũng xinh đẹp lạ. Nhìn thầy cô ai nấy đều vui và hạnh phúc. Các vị khách đã đến, có cả những thế hệ thầy cô đã về hưu của nhà trường. Thế là trong chốc lát, sân trường sôi nổi, nhộn nhịp như trong lễ hội sắc màu. Tiếng cười, tiếng nói râm ran hòa lẫn tiếng nhạc. Bỗng tiếng thầy Hiệu trưởng vang lên. Buổi lễ đã bắt đầu. Mọi người hướng lên sân khấu chính, ở đó diễn ra nhiều hoạt động, nhất là phần trao thưởng cho tập thể lớp, cá nhân học sinh xuất sắc trong đợt thi đua. Đây là những món quà lớn nhất chúng tôi muốn gửi đến thầy cô thay cho lời cảm ơn chân thành nhất. Có một mục làm tôi vô cùng xúc động. Các thầy cô giáo cũ, những cựu học sinh về thăm, nói chuyện với học sinh của trường. Những câu chuyện đã qua nhưng sống động, ý nghĩa giúp chúng tôi thấy yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè mình hơn.
Buổi lễ kỉ niệm đã qua nhưng để lại trong chúng tôi nhiều hình ảnh tốt đẹp. Ai cũng phấn khởi với thành công và dư âm mà nó để lại. Tôi mong năm nào nhà trường cũng tổ chức một buổi lễ như thế.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)
Câu 1: (0.5 điểm)
Tìm cụm danh từ trong câu sau:
Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)
Câu 2: (0.5 điểm)
Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?
Câu 3: (1 điểm)
Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng?
Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.
II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.
Câu 2: (1.5 điểm)
Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Kể lại chuyện cổ tích bằng lời của một nhân vật.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1.
Cụm danh từ trong câu:
Một người chồng thật xứng đáng
Câu 2.
- Có hai loại động từ chính.
- Kể ra đúng
+ Động từ tình thái
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái
Câu 3. Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
II. PHẦN VĂN BẢN
Câu 1.
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Truyện truyền thuyết mà em đã học: Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, hoặc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu 2.
Ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện “Thạch Sanh”:
- Tiếng đàn thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta-tiếng đàn giải oan, vạch trần tội ác.
- Niêu cơm thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Bài làm tham khảo
Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.
Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.
Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.
Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:
“Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”
Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao. Nước cờ của anh chàng không mấy ai trong thiên hạ địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Trung Quốc. Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí. Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:
- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng đừng có hòng gỡ nổi.
Bấy giờ Đế Thích là thần cờ đang ngồi trên thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Phút chốc bên Kỵ Như chuyển bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xoá, mặt mũi không có vẻ là người trần, chàng chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi". Đế Thích cười bảo: “Ta nghe nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết". Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành. Vậy ta cho một nắm hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.
(Nguyễn Đổng Chi, Hồn Trương Ba da hàng thịt, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 369)
Câu 1: Những yếu tố nào giúp em biết đoạn trên đây được trích từ bản kể truyện cổ tích?
Câu 2: Để đánh dấu lời của các nhân vật trong truyện, đoạn trích đã dùng hình thức trình bày nào?
Câu 3: Ở phần sau của truyện, Đế Thích và Trương Ba sẽ còn gặp nhau. Câu nào trong đoạn trích đã hé lộ điều đó?
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ Gióng.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thay bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đồng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc phần mở đầu, phần giữa hay phần kết của truyện Tấm Cám? Do đâu mà em biết điều đó?
Câu 2: Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?
II. Tập làm văn (6 điểm)
Thuật lại kỉ niệm đáng nhớ của em với những người thân trong gia đình.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc lại văn bản Cây khế trong SGK (tr. 32 - 34) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1: Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?
A. Thương em
B. Công bằng
C. Tham lam và ích kỉ
D. Độc ác
Câu 2: Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện:
A. Là một người dại dột
B. Là một người có khao khát giàu sang
C. Là một người ham được đi đây đi đó
D. Là một người trung thực
Câu 3: Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:
A. Sự tham lam
B. Thời tiết không thuận lợi
C. Sự trả thù của chim
D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân thiết.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc lại văn bản Vua chích choè trong SGK (tr. 36 - 41) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1: Trong bữa tiệc vua mở ra để chọn phò mã, công chúa không những từ chối hết người này đến người khác, mà còn chế giễu, nhạo báng họ. Điều đó chứng tỏ công chúa là một người:
A. Quá xinh đẹp
B. Rất thông minh
C. Tự cho mình tài giỏi
D. Kiêu ngạo và ngông cuồng
Câu 2: Vua quyết định gả công chúa cho người hát rong là để:
A. Trừng phạt thói kiêu ngạo và ngông cuồng của công chúa
B. Cho công chúa được trải nghiệm một cuộc sống mới
C. Thử thách công chúa
D. Giáo dục công chúa
Câu 3: Người hát rong (cũng chính là Vua chích choè) muốn công chúa trải qua những thiếu thốn, khổ cực nhằm mục đích:
A. Trả thù công chúa, vì nàng đã giễu cợt mình trước mặt mọi người
B. Để công chúa thấu hiểu cuộc sống của người bình thường
C. Uốn nắn tính cách của công chúa, để nàng trở thành người vợ hiền thục
D. Để công chúa dần dần chấp nhận cuộc sống nghèo hèn
Câu 4: Toàn bộ những thử thách mà Vua chích choè dành cho công chúa xuất phát từ:
A. Tấm lòng nhân hậu
B. Tình yêu đối với công chúa
C. Quyền uy của một ông vua
D. Sự nghiêm khắc của một người chồng
Câu 5: Cuối cùng, công chúa được Vua chích choè chấp nhận là vì:
A. Nàng rất xinh đẹp.
B. Nàng rất thông minh.
C. Nàng vốn là con vua.
D. Nàng biết hối hận trước những điều sai trái mình đã làm.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em ở trường tiểu học.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc lại văn bản Cây khế trong SGK (tr. 32 - 34) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1: Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?
A. Thương em
B. Công bằng
C. Tham lam và ích kỉ
D. Độc ác
Câu 2: Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện:
A. Là một người dại dột
B. Là một người có khao khát giàu sang
C. Là một người ham được đi đây đi đó
D. Là một người trung thực
Câu 3: Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:
A. Sự tham lam
B. Thời tiết không thuận lợi
C. Sự trả thù của chim
D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân thiết.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án - Đề số 11
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thay bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đồng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc phần mở đầu, phần giữa hay phần kết của truyện Tấm Cám? Do đâu mà em biết điều đó?
Câu 2: Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?
II. Tập làm văn (6 điểm)
Thuật lại kỉ niệm đáng nhớ của em với những người thân trong gia đình.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 12
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc lại văn bản Vua chích choè trong SGK (tr. 36 - 41) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1: Trong bữa tiệc vua mở ra để chọn phò mã, công chúa không những từ chối hết người này đến người khác, mà còn chế giễu, nhạo báng họ. Điều đó chứng tỏ công chúa là một người:
A. Quá xinh đẹp
B. Rất thông minh
C. Tự cho mình tài giỏi
D. Kiêu ngạo và ngông cuồng
Câu 2: Vua quyết định gả công chúa cho người hát rong là để:
A. Trừng phạt thói kiêu ngạo và ngông cuồng của công chúa
B. Cho công chúa được trải nghiệm một cuộc sống mới
C. Thử thách công chúa
D. Giáo dục công chúa
Câu 3: Người hát rong (cũng chính là Vua chích choè) muốn công chúa trải qua những thiếu thốn, khổ cực nhằm mục đích:
A. Trả thù công chúa, vì nàng đã giễu cợt mình trước mặt mọi người
B. Để công chúa thấu hiểu cuộc sống của người bình thường
C. Uốn nắn tính cách của công chúa, để nàng trở thành người vợ hiền thục
D. Để công chúa dần dần chấp nhận cuộc sống nghèo hèn
Câu 4: Toàn bộ những thử thách mà Vua chích choè dành cho công chúa xuất phát từ:
A. Tấm lòng nhân hậu
B. Tình yêu đối với công chúa
C. Quyền uy của một ông vua
D. Sự nghiêm khắc của một người chồng
Câu 5: Cuối cùng, công chúa được Vua chích choè chấp nhận là vì:
A. Nàng rất xinh đẹp.
B. Nàng rất thông minh.
C. Nàng vốn là con vua.
D. Nàng biết hối hận trước những điều sai trái mình đã làm.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em ở trường tiểu học.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 13
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.
[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khơi quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại,... ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,... Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.
(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)
Câu 1: Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?
Câu 2: Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện đó diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào trong năm?
Câu 3: Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng bạo lực học đường ở học sinh hiện nay.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 14
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghỉ lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường có nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.
(Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)
Câu 1: Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?
Câu 2: Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng?
Câu 3: Nêu tên một văn bản đã học có thể dùng để minh hoạ cho nhận định sau đây: Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích bằng lời kể của một nhân vật trong truyện.
Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án - Đề số 15
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học ...
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: ……
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột. Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh, Mai reo lên:
- Ôi đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi
(Nguyễn Đồng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 81)
Câu 1: Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?
Câu 2: Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?
Câu 3: Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết bài văn thuật lại một sự kiện ở trường mà em nhớ mãi
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Tin học lớp 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 6 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi KHTN 6 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 6 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án