TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 3 (Cánh diều 2024) có đáp án: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 3.

1 364 04/01/2024


Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán - Cánh diều

Câu 1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

A. Begin : A := 1 ; B := 5 ; End.

B.Begin ; A := 1 ; B := 5 ; End.

C. Begin A := 1 ; B := 5 ; End.

D. Begin A := 1 ; B := 5 ; End.

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh ghép là:

Begin

<dãy các câu lệnh>;

End;

Đáp án: D.

Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng?

A. If A. B. C > 0 then ……

B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……

D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If như sau:

If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

Đáp án: B.

Câu 3: Cho đoạn chương trình:

x:=2;

y:=3;

IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ;

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:

A. F=13.

B. F=1.

C. F=4.

D. Không xác định.

Trả lời: Câu lệnh x:=2; gán cho x giá trị bằng 2.

Câu lệnh y:=3; → gán cho y giá trị bằng 3.

Vì x

Đáp án: A.

Câu 4: Cho thuật toán mô tả như sau:

B1: Nhập M, N;

B2: Nếu M = N thì UCLN=M;

B3: Nếu M>N thì thay M=M-N, quay B2;

B4: Thay N=N-M rồi quay lại B2;

B5: Gán UCLN=M và kết thúc.

Với M=25 và N = 10, khi kết thúc thuật toán có bao nhiêu phép so sánh đã được thực hiện?

A. 6.

B. 8.

C. 4.

D. 7.

Trả lời: Với M=25 và N = 10, khi kết thúc thuật toán có 7 phép so sánh đã được thực hiện.

Đáp án: D.

Câu 5: Điều kiện x >= 2 và x < 5 trong Pascal được biểu diễn bằng biểu thức nào:

A. (2 >x) or (x <5).

B. (x <5) and (2 x).

C. (x >= 2) and (x<5).

D. (x >= 2) or (x<5).

Trả lời: Trong toán học dấu móc nhọn là phép và được biểu diễn trong Pascal là and. Dấu lớn hơn hoặc bằng được kí hiệu >= .

Đáp án: C.

Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện>. Điều kiện là:

A. Biểu thức lôgic.

B. Biểu thức số học.

C. Biểu thức quan hệ.

D. Một câu lệnh.

Trả lời: Câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là biểu thức lôgic (biểu thức cho giá trị đúng hoặc sai).

Đáp án: A.

Câu 7: Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi:

A. Điều kiện được tính toán xong.

B. Điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng.

C. Điều kiện không tính được.

D. Điều kiện được tính toán và cho giá trị sai.

Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng. Nếu sai câu lệnh không được thực hiện.

Đáp án: B.

Câu 8: Hãy chọn phương án ghép đúng. Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 2 được thực hiện khi:

A. Biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong.

B. Câu lệnh 1 được thực hiện.

C. Biểu thức điều kiện sai.

D. Biểu thức điều kiện đúng.

Trả lời: Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.

Đáp án: C.

Câu 9: Hãy chọn cách dùng sai. Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A. B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau:

A. if A <= B then X := A else X := B.

B. if A < B then X := A.

C. X := B; if A < B then X := A.

D. if A < B then X := A else X := B.

Trả lời: Câu lệnh if A < B then X := A; → chỉ đưa ra được trường hợp A B thì không đưa ra được giá trị nhỏ nhất trong hai biến.

Đáp án: B.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B.

B. A > B.

C. N mod 100.

D. A nho hon B.

Trả lời: Các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <>.

Vậy A>B là biểu thức điều kiện (chứa phép toán điều kiện).

Đáp án: B.

Câu 11: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phát biểu nào sau đây là đúng với câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…?

A. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai cặp dấu ngoặc nhọn.

B. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn.

C. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End.

D. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End.

Trả lời: Câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh (câu lệnh ghép) thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin và End.

Đáp án: C.

Câu 12: Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh gồm 2 loại là: dạng đủ và dạnh thiếu.

Đáp án: B.

Câu 13: Cho sơ đồ khối về Học sinh cấp trung học bắt đầu được xét kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Hãy xác định đầu vào, đầu ra để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn như sơ đồ bên dưới:

Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

A. Đầu vào: t là tuổi của học sinh; Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

B. Đầu ra: t là tuổi của học sinh; Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

C. Đầu vào và đầu ra là: t là tuổi của học sinh;

D. Đầu vào và đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

Trả lời:

Đầu vào: t là tuổi của học sinh

Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

Đáp án: A.

Câu 14: Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy nêu giá trị của d để nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.

Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

A. Nếu (d = 1): hỏng công tắc. Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn.

B. Nếu (d =1): hỏng công tắc hoặc đèn. Trái lại: hỏng công tắc.

C. Nếu (c#d): hỏng công tắc. Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn.

D. Nếu (d = c): hỏng công tắc. Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn.

Trả lời: Nếu (d = 1): hỏng công tắc. Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn.

Đáp án: A.

Câu 15. Em đã viết thuật toán giải bài toán cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn, dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả. Hãy xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán

Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

A. Đầu vào: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật. Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.

B. Đầu ra: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật. Đầu vào: phát hiện đồng xu giả.

C. Đầu vào và đầu ra: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.

D. Tất cả đáp án đều sai.

Trả lời:

- Đầu vào: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.

- Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.

Đáp án: A.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán

Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán

Trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 5: Thực hành về mô tả thuật toán

1 364 04/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: