TOP 13 mẫu Phân tích Thần Trụ Trời (2024) SIÊU HAY

Phân tích Thần Trụ Trời lớp 10 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 1,445 30/09/2024
Tải về


Phân tích Thần Trụ Trời

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Thần Trụ Trời.

Phân tích Thần trụ trời siêu hay - Văn 10

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 1)

Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 2)

Từ xưa, khi chưa có sự phát triển của khoa học, để giải thích cho những hiện tượng tự nhiên, người ta thường xây dựng những câu chuyện có yếu tố phóng đại, những câu chuyện đó được gọi là thần thoại. Để giải thích cho sự phân chia của đất trời đó chính là "Thần Trụ Trời' của tác giả Nguyễn Đổng Chí sưu tầm.

"Thần Trụ Trời" đưa người đọc ngược về quá khứ, trở về thời tiền sử, khi Trái Đất chưa có sự xuất hiện của con người. Mở đầu câu chuyện, tác giả phác hoạ một bức tranh chỉ với hai màu xám và đen. Sự mịt mù ấy khiến chúng ta không thể xác định rõ được thời gian, lúc đó địa cầu chỉ là một khoảng không gian tăm tối. Thần Trụ Trời xuất hiện với thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Việc Thần Trụ Trời xuất hiện là mầm sống đầu tiên, chi tiết thần lặng im càng khẳng định sự cô độc. Với sức mạnh phi thường của mình, "thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên", người đập đá, đắp đất một mình tạo lên cây cột khổng lồ chống trời, cây cột ấy có sức mạnh nâng bầu trời tách khỏi mặt đất. Khi ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giao nhau là chân trời, sau đó thần phá cột đá, tạo lên những vùng trũng, những dải đồi cao, đến đây, những hình ảnh quen thuộc đó giúp chúng ta dễ hình dung hơn về khung cảnh.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện là con người duy nhất trong không gian rộng lớn thật vĩ đại. Vị thần ấy cũng có những cảm giác cô đơn như con người. Nhưng chính cảm xúc ấy càng tôn lên sức mạnh bất tận, làm chủ thiên nhiên.

Truyện sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, được kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung. Bức tranh trong câu truyện không hề xa vời, những màu sắc trong câu truyện rất đơn giản. Chính trí tưởng tượng phong phí, những yếu tố kì ảo được xây dựng chân thực, bên cạnh đó chúng ta cò thấy một số hình ảnh tương phản. Hình ảnh con người giữa không gian rộng lớn, nhỏ bé trước tự nhiên, nhưng sức mạnh của con người đã làm chủ được thiên nhiên.

Truyện Thần trụ Trời sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc trưng của thể loại truyện thần thoại. Qua đó người đọc cảm thấy những nét kì vĩ và bí ẩn thuở sơ khai.

Soạn bài Thần trụ trời | Hay nhất Soạn văn 10 Cánh diều

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 3)

"Cây có gốc mới nở cành xanh lá

Nước có nguồn mới bể cả sông sâu

Người ta nguồn gốc từ đâu

Có tổ tiên trước rồi sau có mình"

Thần trụ trời là một cây truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm được nhà khảo cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua truyện thần thoại, người Việt Cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như tại sao có trời, có đất...

Qua những câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được cái hồn nhiên và ước mơ của những người xưa mong muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình. Họ đã sáng tạo ra những vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh. Hình ảnh Thần Trụ trời đã hiện ra với những tính chất phi thường, truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi thần trụ trời xuất hiện là "vươn vai, đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống...". Hành động đó rất giống với các vị thần ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, có Ông Bàn Cổ cũng có hành động như vậy, nhưng thay vì xây cột chống trời như Thần Trụ Trời, ông Bàn Cổ đã đạp quả trứng tách làm đôi chia nửa trên là trời, nửa dưới là đất.

Chúng ta có thể thấy, từ cái ban đầu vốn có ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng sáng tạo đóng góp cho nền văn học đa dạng hơn. Chính nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống trường tồn với thời gian.

Truyện Thần Trụ Trời vừa cho chúng ta biết được sự hình thành của trời, đất, sông, núi...cũng cho chúng ta thấy được sự sáng tạo của người Việt Cổ. Bên cạnh những yếu tố hoang đường, chúng ta cảm nhận được công sức khai hoang, xây dựng đất nước của người xưa.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 4)

Từ thời nguyên thuỷ để thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt, lao động đã đòi hỏi con người phải có sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên xung quanh. Lúc ấy trình độ phát triển của con người chưa đủ nhận thức đúng được những hiện tượng ấy. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu truyện giải thích sự xuất hiện của các hiện tượng ấy. Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa nhằm giải thích sự ra đời của biển cả, sông núi...

Nhân vật trong truyện là một vị thần mang tên Thần trụ Trời. Thời xưa, nhân dân gọi Thần là Ông, mỗi vị thần được gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, ông tát bể...Thần trong các câu truyện được nhân dân hình dung như là một con người có thật, có sức mạnh phi thường, có thể cảm hoá thiên nhiên. Những chi tiết miêu tả Thần trụ Trời đều lột tả những vòng hào quang với những tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.

Thời gian thần trụ trời xuất hiện đó là khoảng thời gian không xác đinh, ngày xưa, xưa lắm, thuở chưa có trời, có đất, muôn vật, con người. Với không gian xung quanh tăm tối, hỗn độn. Thời gian không gian ấy càng làm cho thế giới tiền sử càng trở lên kì bí huyền ảo.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự đồ sộ của thiên nhiên cũng không sánh được "Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia". Việc miêu tả một loạt các chi tiết dị thường ấy diễn ta sự ngưỡng mộ, cảm phục, họ tin rằng con người muốn chinh phục được thiên nhiên thì vóc dáng cũng phải khổng lồ.

Công việc của thần làm là đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời tạo núi sông biển cả. Đó là những công việc khai thiên, lập địa của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao động miệt mài với những công việc quen thuộc của con người, sự cần cù lao động đó đã tạo lên những kì tích tuyệt vời.

Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động.

Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hất dẫn, cuốn hút người đọc. Đồng thời phản ánh mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của người xưa.

Top 8 Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã  học (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất - AllTop.vn

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 5)

Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày điện mới về làng, lúc đó tôi chừng bốn tuổi. Ngày ấy muốn xem truyền hình khó lắm bởi chỉ có những nhà giàu mới mua được tivi để xem. Mà số nhà có tivi còn chưa qua hết một bàn tay. Nhà tôi nghèo nên truyền hình là thứ quà xa xỉ và đắt đỏ. Nhưng ngày tháng ấy tôi lại được “xem” những bộ phim hay nhất qua lời kể của bà, giọng bà ấm nên tôi mê lắm! Tôi nhớ mình như chú chim non đợi mẹ bón mồi, bà cứ kể đến đâu là tôi “nuốt trọn” đến đó. Trong số những “bộ phim” được nghe, tôi nhớ nhất truyện “Thần Trụ Trời” - một câu chuyện chứa đựng toàn bộ đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật của một thể loại đã một đi không trở lại.

Đọc Thần Trụ Trời, ai cũng có thể nhận thấy rằng, giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề mà tác phẩm nêu lên. Câu chuyện xoay quanh quá trình tạo lập vũ trụ, phân tách trời và đất của một ông thần to lớn, khổng lồ. Thuở ấy trời đất còn mờ mịt, hỗn độn, thần đứng dậy, đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đắp cột chống trời. Khi trời đất phân đôi thần liền phá cột chống trời đi, đất đá văng đi khắp nơi, biến thành hòn núi, hòn đảo, thành gò, thành đống, … Thông qua câu chuyện thần Trụ Trời, nhân dân cổ đại nhằm lí giải quá trình tạo lập vũ trụ đồng thời kí gửi ước mơ chinh phục thế giới tự nhiên.

Tôi tự hỏi, vì sao người xưa lại lí giải quá trình tạo lập vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên cùng nguồn gốc của muôn loài qua thể giới thần linh? Cũng như vạn vật, con người cần đến các yếu tố có sẵn trong tự nhiên (không khí, đất đai, sinh vật…) để tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển chung của vạn vật, con người dần tách mình ra khỏi thế giới động vật để trở thành một sinh vật đặc biệt (sử dụng tư duy, ngôn ngữ và lao động để sinh tồn). Trong buổi đầu hình thành và phát triển, con người phải đối diện với muôn vàn gian khó từ thiên nhiên, đó là các hiện tượng thiên nhiên: mưa, gió, sấm, chớp, mặt đất, bầu trời, sự hoang vu nguyên thủy… Cho dù tách mình ra khỏi thế giới động vật nhưng người nguyên thuỷ chưa tách mình ra khỏi môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh, con người còn phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên. Với họ tự nhiên là lực lượng vừa to lớn, vừa bí ẩn, luôn mang những tai họa bất ngờ đổ ập xuống cuộc sống của con người và xóa đi tất cả. Với tư duy thô sơ, non nớt, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải một cách khoa học và lôgic các hiện tượng tự nhiên ấy. Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như chi phối cuộc sống của họ. Cùng với thời gian, người nguyên thủy đã phát hiện ra một số quy luật của thiên nhiên (ngày đêm, sáng tối, vạn vật luân chuyển theo mùa…). Người nguyên thủy có khát vọng lí giải tất cả các vấn đề đó và họ bắt đầu hình dung, tri giác về thiên nhiên bằng tư duy chất phác của mình. Để rồi ta biết đến Thần Trụ Trời trong công việc tạo lập vũ trụ, phân tách đất trời cùng quá trình hình thành núi, đồi, sông, biển, …

Giá trị chủ đề trong truyện Thần Trụ Trời không thể tách rời hình thức nghệ thuật đặc sắc của truyện kể với cốt truyện đơn giản, nhân vật thần thoại đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện.

Là truyện thần thoại, cốt truyện “Thần Trụ Trời” được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh quá trình thần Trụ Trời phân tách đất nước ra làm đôi: “Từ đó, trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời” và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác: “Khi trời đã cao và đã khô, không hiểu tại sao thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành gò, thành đống, những dải cồn cao. Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng”. Dựa vào trí tưởng tượng non nớt thuở ấy, nhân dân cổ đại đã sáng tạo ra một câu chuyện đơn giản nhưng lại đáp ứng được nhu cầu nhận thức và lí giải về thế giới.

Biêlinxki từng chia sẻ: “Nhà thơ tư duy bằng hình tượng”. Văn học ở bất kì thời đại nào muốn phản ánh hiện thực đời sống đều phải thông qua các hình tượng nhân vật điển hình. Nhà thơ tư duy bằng hình tượng, nhà văn cũng tư duy bằng hình tượng. Thế giới thêm sắc màu, cuộc sống thêm âm điệu bởi những hình tượng nhân vật điển hình độc đáo. Trong quan niệm của người xưa, luôn có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như chi phối cuộc sống của họ thế nên hình tượng nhân vật được xây dựng thuở ấy chính là những vị thần hoặc có nguồn gốc từ thần với mục đích lí giải thế giới tự nhiên cùng nguồn gốc vạn vật, muôn loài. Trong truyện “Thần Trụ Trời” nhân vật được khắc họa với một vóc dáng khổng lồ “chân thần dài không thể tả xiết, thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”. Thần đảm trách công việc tạo lập vũ trụ thế nên mỗi ngày thần đều hì hục vừa đào, vừa đắp để rồi chẳng bao lâu đã thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời khiến cho vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt. Thế nhưng khi trời đã cao và khô, thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi. Giống hệt như hình ảnh ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn mà vũ trụ giống như quả trứng khổng lồ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất. Rồi bằng sự biến hóa lớn lên không ngừng của bản thân, ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Truyện thần thoại có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước. Trong truyện “Đi san mặt đất” của người Lô Lô đã xuất hiện hình ảnh con người trong quá trình tạo lập vũ trụ:

“Bầu trời nhìn chưa phẳng
Mặt đất còn nhấp nhô
Phải đi san bầu trời
Phải đi san mặt đất”
Để rồi:
“Giống nào cũng không đi
Người gọi nhau làm lấy
Nhiều sức, chung một lòng
San mặt đất cho phẳng
Nhiều tay chung một ý
San mặt đất, làm ăn”

Những phân tích trên đây cho thấy “Thần Trụ Trời” là một truyện thần thoại đặc sắc, thể hiện đầy đủ những đặc trưng của một thể loại đã một đi không trở lại. Về chủ đề, truyện đã lí giải quá trình tạo lập vũ trụ đồng thời kí gửi ước mơ chinh phục thế giới tự nhiên thuở ban đầu. Để làm rõ chủ đề ấy, tác giả dân gian đã xây dựng được cốt truyện đơn giản song vô cùng hấp dẫn để nhân vật thỏa sức thể hiện hành động, công việc của mình. Dẫu cho hàng vạn, hàng nghìn năm đã đi qua, con người đã có thể lí giải mọi vấn đề của đời sống xã hội bằng khoa học thế nhưng mỗi lần nhớ đến truyện Thần Trụ Trời cùng lời kể trầm ấm của nội thì trong tâm trí tôi lại hiện lên một ông thần to lớn dang tay chống đỡ bầu trời và tôi tin đã từng có một thế lực siêu nhiên như thế! Tôi mong con người sẽ đối xử tốt hơn với thiên nhiên - những vị thần trong kí ức bởi sự sống đang ngày một yếu ớt và suy kiệt.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 6)

Trong hệ thống thần thoại của dân tộc Việt Nam ta về sự sáng lập vũ trụ, Trần Trụ Trời được coi như truyện mở đầu. Truyện được các nhà khảo cứu văn hóa dân gian sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong cuốn "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam". Truyện thể hiện giá trị đặc sắc trên nhiều phương diện như chủ đề, hình thức nghệ thuật. Qua đó thể hiện sự tôn kính thiêng liêng của co người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và với trời đất.

Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, chưa có thế gian và vạn vật, muôn loài, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu để đội trời lên rồi tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi tạo thành núi, đảo, đồi cao và biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau đó, các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới.

Qua cốt truyện Thần Trụ Trời, ta có thể dễ dàng nhận ra giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Đây là một tác phẩm văn học dân gian thuộc nhóm truyện thần thoại suy nguyên (giải thích các hiện tượng tự nhiên), được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm lý giải sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng. Truyện thể hiện cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ rất đơn giản nhưng chứa đựng nhiều giá trị, thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Qua đó thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất.

Ngay từ thời nguyên thuỷ, cuộc sống sinh hoạt, lao động đã luôn đòi hỏi con người phải quan sát, suy ngẩm về các hiện tượng tự nhiên liên quan mật thiết tới mình. Truyện cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ thế giới tự nhiên xung quanh họ. Vì trình độ của con người bấy giờ chưa đủ để nhận thức đúng các hiện tượng ấy nên từ những điều quan sát được kết hợp với trí tưởng tượng hồn nhiên, chất phác, ngây thơ, họ đã sáng tạo ra những yếu tố siêu nhiên, những vị thần linh để giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên. Qua đó thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên của người Việt cổ từ thời xa xưa.

Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là "vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên" cũng là hành động có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. Giống hệt như hình ảnh ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn mà vũ trụ giống như quả trứng khổng lồ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất. Rồi bằng sự biến hóa lớn lên không ngừng của bản thân, ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Dù vốn hiểu biết ít ỏi, nhưng từ thuở sơkhai, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Nhờ vậy, hệ thống các truyện giải thích về vũ trụ, tự nhiên, vạn vật đã góp phần tạo nên kho tàng thần thoại phong phú, đồ sộ. Đồng thời truyện Thần trụ trời cũng giúp cho con người Việt Nam có nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Qua đó thể hiện thái độ tôn kính thiêng liêng của mỗi người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, trời đất cũng như sự trân trọng, khâm phục ước mơ chinh phục thiên nhiên, mở rộng hiểu biết, khám phá thế giới của thế hệ con cháu chúng ta với cha ông từ thời sơ khai.

Như vậy có thể thấy Thần trụ trời là một trong những truyện thần thoại đầu tiên, tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng truyện thần thoại dân gian Việt Nam.

Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề thì các hình thức nghệ thuật cũng rất đặc sắc, ấn tượng, làm nên giá trị của tác phẩm. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và ý nghĩa truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

Nét hấp dẫn đầu tiên về đặc sắc nghệ thuật của truyện là về đặc trưng thể loại. Đây là một truyện thần thoại đặc sắc hấp dẫn với 4 đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Đó là đặc trưng về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật. Truyện lấy bối cảnh không gian sơ khai, rộng lớn là vũ trụ đang trong quá trình tạo lập. Thời gian của truyện được nhắc đến là "thuở ấy, từ đó". Đây cũng mang tính chất cổ sơ, không xác định cụ thể, không rõ ràng. Cốt truyện xoay quanh việc giải thích quá trình tạo lập ra vũ trụ, trời, đất, thế giới tự nhiên. Nhân vật được kể trong truyện cũng mang đặc trưng thể loại thần thoại. Tất cả các nhân vật đều là các vị thần. Từ nhân vật trung tâm là thần Trụ Trời đến các nhân vật phụ khác như thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi). Và tất cả các vị thần đều có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện việc làm vĩ đại, phi thường, mang đậm giá trị nhân văn.

Thứ hai, truyện có cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại. Nhân vật trung tâm của truyện là một vị thần. Đó là thần tối cao – thần Trụ Trời. Thần là năng lực siêu phàm, có khả năng phi thường, có ý chí, mạnh mẽ, tài năng, có công sáng tạo ra vũ trụ, thế giới tự nhiên và vạn vật. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Như vậy, hình tượng nhân vật trung tâm được kể trong truyện rất tiêu biểu, điển hình, rất sinh động, lôi cuốn.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 7)

Từ trước đến nay, tôi đã học được rất nhiều câu chuyện thần thoại hay và thú vị, nhưng câu chuyện tôi thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc câu chuyện đó, tôi không khỏi suy nghĩ và không khỏi xúc động. Truyện kể rằng vào thời trời đất còn hỗn loạn, tăm tối, có một vị thần khổng lồ. Thần dựng trời cao, rồi đào đất, nặn đá, dựng cột chống trời, khi trời đất phân tranh thì thần phá trụ. Sau khi hoàn thành công việc, xác bay lên trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Ồ! Tôi thích thân hình to lớn của thần rất nhiều vì tôi thấp và gầy. Tôi đã nhìn thấy những người to cao, nhưng không ai giống như thần. Tôi cứ ước, giá như mình có một thân hình và đôi tay như thần thánh, tôi sẽ là một cầu thủ xuất sắc, chỉ cần một bước chân là tôi có thể sút bóng vào khung thành đối phương. Thật thú vị! Không những thế, tôi còn ngưỡng mộ Chúa vô cùng. Chúa có rất nhiều đức tính tốt mà tôi không có. Trước hết, tôi yêu tất cả các loài động vật. Nếu không có tình yêu, tôi đã không nhọc công ngẩng đầu lên trời, kiên nhẫn đào đất, dựng cột chống trời. Làm công việc đó, thần vừa thể hiện tình yêu thương muôn loài, vừa thể hiện sự quyết tâm, cần cù, chịu khó. Khi xong việc, thần không đợi muôn loài báo đáp, lặng lẽ bay về trời, để lại những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ không có ai trên thế giới này có những đức tính tốt như Chúa. Câu chuyện về Thần Trụ Trời. là một câu chuyện thần thoại mà em thích, giúp em hiểu được quan niệm cổ xưa về sự hình thành của trời và đất.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 8)

Thần trụ trời là một truyện thần thoại thuộc nhóm thần thoại suy nguyên được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm cắt nghĩa sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả… Ngay từ thời nguyên thuỷ, cuộc sống sinh hoạt, lao động đã luôn đòi hỏi con người phải quan sát, suy ngẩm về các hiện tượng tự nhiên liên quan mật thiết tới mình. Trình độï của con người bấy giờ chưa đủ để nhận thức đúng các hiện tượng ấy. Từ những điều quan sát được kết hợp với trí tưởng tượng hồn nhiên, chất phác, ngây thơ, họ đã sáng tạo ra những truyện thần thoại để giải thích tự nhiên và thể hiện ước mơ chinh phục chúng.

Trong hệ thống thần thoại của ta về sự sáng lập vũ trụ, Trần Trụ Trời được coi như truyện mở đầu; tiếp đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Gió, thần Biển, thần Mặt Trời, Mặt Trăng; tiếp nữa tới các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người (Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ…).

Nhân vật trong truyện là một vị thần: Thần Trụ Trời. Thần trong thần thoại là gì? Khái niệm nầy là chữ Hán, mãi sau nầy mới có. Qua bài vè ở cuối truyện có thể thấy thời xưa, nhân dân còn gọi Thần là Ông, thần được hình dung rất cụ thể, mỗi vị gắn với hiện tượng nào dó, như ông Đếm cát, Ông tát bể, Ông kẻ sao… Trước đó nữa, chưa rỏ thần được gọi thế nào. Thần của thần thoại không phải là thần trong thần tích hay thần nghĩa theo mê tín dị đoan, mà là nhân vật chính trong các câu truyện, được nhân dân hình dung như lực lượng có thật, có hình dạng, sức mạnh phi thường, có nhiều phép lạ, làm nên những kỳ tích lớn lao, biểu hiện những hiện tượng, biến cố, sức mạnh của tự nhiên, tác động tới con người.

Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

Thời gian thần xuất hiện: ngày xưa, ngày xưa lắm, thuở chưa có trời đất, muôn vật con người. Không gian: Một vùng tối tăm, hổn độn, mù mịt của vũ trụ sơ khai. Thời gian, không gian khởi thuỷ buổi khai thiên lập địa để lại dấu ấn rất đậm trong ký ức người nguyên thuỷ. Thời gian, không gian ấy, họ quan niệm, là của thế giới Thần. Với cách giới thiệu như thế, truyện đã kéo người nghe vào không khí thần thoại, gợi những bí ẩn huyền diệu quanh nhân vật Thần, tạo bối cảnh để sau đó làm rỏ hơn kỳ tích đắp cột chống trời.

Hình dạng Thần trụ Trời được phóng đại tới kích thước khổng lồ. Những kích thước bình thường không thể miêu tả nổi. Lấy sự đồ sộ, hùng vĩ của thiên nhiên cũng không sánh được: “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mổi bước đi là băng từ vùng nầy qua vùng khác, vượt từ núi nầy sang núi kia”. Lan toả khắc các chi tiết nầy là sự ngưỡng mộ cảm phục. Nhân dân tin rằng, con người đạt được những chiến công khổng lồ thì cũng phải khổng lồ từ thể xác tầm vóc.

Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc qui mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao dộng miệt mài, với những công việc, bản tính rất quen thuộc của người lao động: Đào đâùt, khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp. Hình tượng thần là hình tượng liên tục lao động để liên tục sáng tạo. Kì tích, kết quả lao động của Thần đọng lại ở hình ảnh rất kì vĩ, nên thơ: “Cột đắp nên cao, chừng nào thì trời như tấm màn rộng mênh mông được nâng lên chừng ấy. Cột đắp cứ cao dần, cao dần và đầy vòm trời lên tận mây xanh” Hình ảnh đã khái quát công sức chiếc công lao động của Thần. Công sức chiến công ấy cao lớn, bao la như bầu trời, phải lấy trời đất thăm thẳm, mênh mông, vĩnh hằng mới đo được. Và như thế, hình ảnh, bầu trời, mặt đâùt, biển cả trong truyện cũng chính là sự bất tử hoá vị Thần đã tạo dựng ra thế giới. Chiếc công của thần – nhân dân kể – còn được trạm khắc vào hình dáng núi sông, dó là vết tích núi Yên Phụ ở tỉnh Hải Hưng ngày nay. Chuyện đắp cột chống trời thì rất hoang đường nhưng núi Yên Phụ thì có thật. Vết tích núi Yên Phụ được đưa vào truyện dường như muốn làm cho nọi người tin sự tích của Thần Trụ Trời. Như thế, Thần Trụ Trời, qua nghệ thuật hư cấu, phóng đại của thần thoại, là vị Thần khởi thuỷ của Bách thần, có hình dạng, có sức mạnh, tài năng tuyệt vời, công lao bao trùm cả trời đất và muôn loài.

Tiếp theo công việc của Thần Trụ Trời là công việc của các vị thần khác để xây dựng, sửa sang thế gian, vũ trụ: “ Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông trồng cây, Ông xây rú” Các Thần đã hợp thành một tập thể những người lao động khổng lồ, nhẫn nại, sáng tạo ra những công trình vĩ đại. Trong hình bóng, công việc, kì tích của các thần đều có hinh ảnh của nhân dân. Tập thể đông đảo nhân dân tập hợp lại thành sức mạnh khổng lồ tạo lập, xây dựng thế giới. Nhân dân đã kéo các Thần xuống với mình, và mặt khác, nâng mình lên ngang tầm vóc của Thần.

Thần Trụ Trời là câu truyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khỏng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đâùt đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… cho đến công việc của các thần khác như: đào sông, trồng cây, xây rú đều là tưởng tượng ngây thơ, hồn nhiên thú vị. Nhưng truyện không chỉ có cái đẹp nghệ thuật “một đi không trở lại” ấy, mà còn có rất nhiều ý nghĩa. Truyện giải thích sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả theo quan niệm của người nguyên thuỷ. Người nguyên thuỷ hiểu, nghĩ về các hiện tượng tự nhiên bằng những hiểu biết thô sơ, chất phác và trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ của minh. Họ cho rằng trời đất, thế gian là do các Thần tạo nên. Cách giải thích ấy tất nhiên là không đúng vì trình độ hiểu biết của con người vào buổi ấu thơ của nhân loại còn rất thấp kém nhưng cũng chứng tỏ tính tích cực, luôn muốn tìm tòi hiêu biết thế giới quanh mình của con người. Hơn nữa, bên cạnh những nhận thức sai lầm, chúng cũng gặp ở đây những chân lý (vạn vật tự tạo và luôn vận động) mà người nguyên thuỷ đã nhận thức thô sơ. Đó là ý nghĩa thứ nhất. Ý nghĩa thứ hai cao đẹp hơn. Đó là sự ca ngợi con người và lao động sáng tạo vĩ đại của họ.

Thần Trụ Trời cũng như bao vị thần khác, tuy là thần, có vóc dáng khổng lồ, làm các việc phi thường sáng tạo ra Trời đất, song cũng chỉ là hình bóng của con người. Ở các truyện thần thoại khác, thần có khi nữa người nữa thú nhưng trong Thần Trụ Trời, các thần đã mang dáng dấp con người. Con người đã tạo ra thần theo khuôn mẫu của mình. Thần đã làm sáng danh con người và lao động của họ, như M.Gorki nhận xét. Người nguyên thuỷ tin tưởng ở lao động, lao động làm ra tất cả. Các thần đều phi thường nhưng vẫn phải lao động miệt mài nhẫn nại mới tạo ra kì tích, sáng lập được thế giới. Đây cũng là khía cạnh tích cực của thần thoại so với tôn giáo (Tôn giáo cho rằng Chúa trời dựng nên trời đất bằng những phép mầu).

Tuy còn đơn giản nhưng hình tượng của Thần Trụ Trời vẫn để lại cho các thế hệ sau nhiều ấn tượng về vẽ đẹp huyền ảo, kì vĩ. Phải chăng, từ hình tượng này, người đời sau đã có thành ngữ “đội trời, đạp đất” để nói về những con người sức mạnh phi thường, kì lạ, anh hùng.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 9)

Truyện “Thần trụ trời” thuộc nhóm truyện thần thoại về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại, do tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có những nét độc đáo về đề tài và hình thức nghệ thuật.

“Thần Trụ Trời” kể câu chuyện về vị Thần Trụ Trời với sức mạnh phi thường đã chia cắt trời đất, dùng đất đá tạo ra núi non, biển đảo… Qua đó, câu chuyện đã lý giải nguồn gốc hình thành. những thứ sáng tạo trong tự nhiên.

Mở đầu truyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang vu “một vùng hỗn mang, tăm tối, lạnh lẽo” và thời gian chưa được phân định rõ ràng “Chưa có vũ trụ, chưa có vạn vật và loài người”. Trong khoảnh khắc đen tối ấy, Thần Trụ trên bầu trời xuất hiện với thân hình khổng lồ “chân thần dài không kể xiết”. Mỗi bước chân của thần “có thể đi từ vùng này sang vùng khác, hoặc từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”. Nhờ sức mạnh phi thường đó, thần đã tự mình đào đất, đập đá tạo nên một cột đá cao và to để chống đỡ bầu trời. Cột càng cao, trời càng rộng mở. Ngay sau đó, thần Trụ đã đẩy bầu trời lên tận mây xanh, khoảng cách giữa trời và đất được phân chia rõ ràng. Trụ trời dựng xong, thần cho phá trụ đá, dùng đất đá ném khắp nơi, tạo thành núi, đồi cao,… Mượn hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian giải thích quá trình tạo hóa thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 10)

Từ xa xưa, khi khoa học chưa phát triển, để giải thích các hiện tượng tự nhiên, người ta thường dựng lên những câu chuyện có yếu tố phóng đại, những câu chuyện đó được gọi là thần thoại. Để giải thích sự phân chia của trời và đất, đó là tác phẩm “Thần Trụ Trời” của tác giả Nguyễn Đổng Chi.

“Thần trụ trời” đưa người đọc ngược về quá khứ, trở về thời tiền sử, khi Trái đất chưa có sự xuất hiện của con người. Mở đầu truyện, tác giả phác họa một bức tranh chỉ có hai màu xám và đen. Sự mờ mịt đó khiến chúng ta không thể xác định rõ ràng thời gian, lúc đó trái đất chỉ là một khoảng không tối đen. Thần Trụ xuất hiện với thân hình to lớn và đôi chân dài không thể tả. Sự xuất hiện của Thần Trụ là mầm sống đầu tiên, chi tiết thần im lặng càng khẳng định sự cô độc. Với sức mạnh phi thường “ngựa trời”, ông đã một tay đập đá lấp đất tạo nên cột chống trời khổng lồ, có sức nâng cả bầu trời lên khỏi mặt đất. Khi ấy trời cao, đất bằng, nơi giao nhau là đường chân trời, rồi thần cho gãy cột đá, tạo ra vùng thấp, vùng đồi cao, đến đây, những hình ảnh quen thuộc ấy giúp ta dễ hình dung hơn về cảnh vật.

Hình ảnh cột trời xuất hiện một mình giữa không gian bao la thật vĩ đại. Vị thần ấy cũng cảm thấy cô đơn như con người. Nhưng chính tình cảm đó đã làm tôn lên sức mạnh vô hạn và khả năng làm chủ của thiên nhiên.

Truyện sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung. Hình ảnh trong truyện không ở đâu xa, màu sắc trong truyện rất đơn giản. Đó là trí tưởng tượng hoang đường, yếu tố kì ảo được xây dựng chân thực, bên cạnh đó ta còn bắt gặp một số hình ảnh tương phản. Hình ảnh con người trong không gian lớn nhỏ trước thiên nhiên nhưng sức mạnh của con người đã làm chủ được thiên nhiên.

Truyện Cây cột thần sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, tiêu biểu cho thể loại thần thoại. Qua đó, người đọc cảm nhận được sự hùng vĩ, huyền bí của buổi đầu.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 11)

Thần trụ trời là truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm do nhà văn học dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Thông qua thần thoại, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc của các hiện tượng tự nhiên như tại sao có trời đất…

Qua những câu chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên, ta cảm nhận được sự hồn nhiên, mơ mộng của người xưa khi muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh ta. Họ tạo ra các vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh họ. Hình tượng Chúa xuất hiện với những tính chất phi thường, câu chuyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi thần bầu trời xuất hiện là “vươn vai, đứng dậy, ngẩng đầu lên trời, dang hai chân xuống đất…”. Hành động đó rất giống với các vị thần ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, có ông Bàn Cổ cũng làm như vậy, nhưng thay vì dựng cột chống trời như Trụ Trời, thì ông Bàn cổ lại đá quả trứng và chẻ đôi quả trứng, chia nửa trên là bầu trời và nửa dưới giống trái đất.

Có thể thấy, ngay từ thuở sơ khai, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới đã không ngừng sáng tạo, đóng góp cho một nền văn học ngày càng phong phú. Chính nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống trường tồn với thời gian.

Truyện Trụ Trời vừa cho ta biết về sự hình thành của trời, đất, sông, núi…, vừa cho ta thấy óc sáng tạo của người Việt cổ. Bên cạnh những yếu tố thần thoại, chúng ta có thể cảm nhận được công sức khai hoang, dựng nước của người xưa.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 12)

Từ thời nguyên thủy để thuận tiện cho sinh hoạt và làm việc con người đã biết quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh. Vào thời điểm đó, trình độ phát triển của con người chưa đủ để nhận thức đúng về những hiện tượng này. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của những hiện tượng này. Thần Trụ Trời là một câu chuyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa để giải thích sự ra đời của biển, sông, núi…

Nhân vật trong truyện là một vị thần tên là Trụ Thiên. Ngày xưa, người ta gọi là Trời, mỗi vị thần gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, Ông tát biển… Vị thần trong truyện kể được nhân dân tưởng tượng là một con người có thực, có quyền năng sức mạnh phi thường , có thể thao túng thiên nhiên. Các chi tiết miêu tả Trụ trời đều miêu tả các vòng hào quang mang tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.

Thời điểm vị thần trời xuất hiện là một khoảng thời gian không xác định, trong quá khứ, rất lâu trước đây, khi chưa có trời, đất, vạn vật và con người. Với khung cảnh tối tăm, hỗn loạn. Không-thời gian đó càng làm cho thế giới tiền sử trở nên huyền bí và huyền diệu hơn.

Hình ảnh của vị thần trên bầu trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự kỳ vĩ của thiên nhiên không thua kém gì “Thần cao vô cùng, chân không thể tả, mỗi bước chân là băng từ vùng này sang vùng khác, băng qua từ ngọn núi này sang ngọn núi khác”. Việc miêu tả hàng loạt chi tiết dị thường thể hiện sự khâm phục, khâm phục, họ cho rằng để chinh phục được thiên nhiên thì cơ thể cũng phải khổng lồ.

Công việc của Đức Chúa Trời là dựng trời, dựng cột chống trời, bẻ cột chống trời để tạo ra núi, sông, biển. Đây là công trình mở mang trời đất của người xưa. Chúa xuất hiện như một người thợ chăm chỉ với những công việc quen thuộc của con người, chính sự chăm chỉ đó đã tạo nên những kỳ tích vĩ đại.

Trụ Thần là một huyền thoại, nhưng câu chuyện giải thích sự hình thành của trời, đất, núi và sông. Họ tin rằng những hiện tượng này được tạo ra bởi các vị thần. Bên cạnh đó, truyện ca ngợi vẻ đẹp của đức tính cần cù.

Cốt truyện đơn giản nhưng rất hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, đồng thời phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của con người thời cổ đại.

Phân tích Thần Trụ Trời (mẫu 13)

Trong thế giới truyện thần thoại, câu chuyện Thần Trụ trời là câu chuyện có ý nghĩa nhất. Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác.Đặc biệt sức hấp dẫn của câu chuyện đến từ mặt hình thức nghệ thuật.

Truyện Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về việc tạo lập không gian trời đất. Ngày xưa thời kì trời đất còn hỗn độn có một vị thần xuất hiện. Thần đã dùng thân mình, đội trời, đào đất để tạo nên đất trời như ngày nay.

Chủ đề của truyện xoay quanh việc lí giải, giải thích nguồn gốc của trời đất, các hiện tượng tự nhiên. Đây là một chủ đề rất hay và hấp dẫn.

Về thể thoại, Thần Trụ trời thuộc thể loại thần thoại. Một thể loại từ xa xưa. Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. So với các thể loại truyện kể dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,….

Nhân vật thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạo ra thế giới. Hình hài đặc biệt: một vị thần khổng lồ, chân thần dài không tả xiết, bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác • Sức mạnh phi thường: Trong đám hỗn độn, thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đắp đá, đắp thành một cái cột cao, vừa to để chống trời

Cốt truyện đơn giản: Đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). Thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên. Xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất. Thần Trụ trời xuất hiện với sức mạnh và hình hài đặc biệt. Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời. Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy để vòm trời được đẩy lên cao. Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.+ Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột đều trở thành biển rộng.

Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.

Như vậy ta có thể thấy sức hấp dẫn về hình thức của truyện Thần Trụ trời là vô cùng rõ nét. Qua đó giúp ta hiểu hơn về việc hình thành nên trời đất bao la, rộng lớn.

1 1,445 30/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: