TOP 12 câu Trắc nghiệm Điện trường (Cánh diều 2024) có đáp án - Vật lí 11

Bộ 12 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 2: Điện trường có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 2.

1 543 02/01/2024


Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 2: Điện trường

Câu 1. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

E=Fq=2.1032.106 = 1000 V/m. Điện tích thử dương nên cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên nó.

Đáp án đúng là C.

Câu 2. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.

B. 7000 V/m.

C. 5000 V/m.

D. 6000 V/m.

Do 2 vecto cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau nên

E=E12+E22=6000+280002=10000

Đáp án đúng là A

Câu 3. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

A. 5000 V/m.

B. 1250 V/m.

C. 2500 V/m.

D. 1000 V/m.

Từ biểu thức U=E.dE=Ud=500,04= 1250 V/m

Đáp án đúng là B.

Câu 4. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.

A. 8,3.10-8 C.

B. 8,0.10-10 C.

C. 3,8.10-11 C.

D. 8,9.10-11 C.

Hạt bụi nằm cân bằng, chịu tác dụng của trọng lực và lực điện. Vì trọng lực hướng xuống nên lực điện phải hướng lên. Mà cường độ điện trường hướng từ dưới lên trên nên điện tích q dương.

P=Fmg=qE=qUdq=mgdU=8,3.1011C

Đáp án đúng là A

Câu 5. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q=21013C. Cường độ điện trường tại một điểm M cách Q một khoảng 2 cm có giá trị bằng

A. 2,25V/m.

B. 4,5V/m.

C. 2,25.104V/m.

D. 4,5104V/m.

Cường độ điện trường tại M là: EM=9.1092.10130,022=4,5V/m

Đáp án đúng là B

Câu 6: Cường độ điện trường do hai điện tích dương gây ra tại một điểm M lần lượt có độ lớn là 7 V/m và 15 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại M có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 21 V/m.

B. 23 V/m.

C. 7 V/m.

D. 5 V/m.

Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại M:

E1E2EME1+E28 V/mEM22 V/m

Đáp án đúng là A

Câu 7. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Đáp án đúng là C.

Câu 8. Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng về phía nó.

B. hướng ra xa nó.

C. phụ thuộc độ lớn của nó.

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng ra xa nó.

Đáp án đúng là B.

Câu 9. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm 9 lần.

D. tăng 9 lần.

E=kQr2 nên khi r tăng 3 lần thì E giảm 9 lần.

Đáp án đúng là C.

Câu 10. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

A. 6.105 V/m.

B. 2.104 V/m.

C. 7,2.103 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

E=kQr2=9.109.1090,052 = 3,6.103 V/m

Đáp án đúng là D.

Câu 11. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.105 V/m.

D. 12.10-6 V/m.

E=Fq=6.1025.107 = 1,2.105 V/m

Đáp án đúng là C

Câu 12. Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

E=Fq=2.1032.106 = 1000 V/m. Điện tích thử âm nên cường độ điện trường ngược chiều với lực điện tác dụng lên nó.

Đáp án đúng là D.

  • Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 2: Điện trở

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

1 543 02/01/2024