TOP 10 mẫu Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Mắc mưu Thị Hến từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 1,847 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 10 Mắc mưu Thị Hến - Cánh diều

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 1)

Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Tóm tắt Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ) hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 2)

Văn bản Mắc mưu Thị Hến trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.

Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất. Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 3)

Đoạn trích Mắc mưu Thị Hến chủ yếu nói về ba nhân vật Thầy Đề, Nghêu, Quan Huyện. Nghêu là một thầy bói mù, nổi lòng tham trước sắc đẹp của Thị Hến nên đến nhà để tán tỉnh nàng. Tuy nhiên, vừa đến cửa thì cũng bắt gặp vị Đế Hầu đến gõ cửa nhà Thị Hến.

Bấy giờ, lão mới sốt ruột và lo lắng kiếm chỗ để trốn, và chui luôn xuống gầm phản nhà Hến. Qua hành động này, ta thấy được nhân vật Nghêu là một kẻ không chỉ tham sắc mà còn là một kẻ nhát gan, nhút nhát.

Đến khi quan huyện thừa tới, nói rằng “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì hắn ta vội chui từ gầm phản ra để khen ngợi, lấy lòng. Khác với vẻ sợ sệt trốn chui trốn lủi khi Đế Hầu tới, với Huyện Trìa Nghêu thể hiện ý tứ lấy lòng rõ ràng.

Ba người họ đều là những người có tiếng nói, có địa vị trong huyện nhưng lòng lại mang ý xấu. Đến khi ba người gặp nhau, ai nấy đều bẽ mặt, xấu hổ khi gặp những người khác.

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 4)

Nghêu đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu. Trong lúc cả hai đang mặn nồng thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo Nghêu chui xuống phản để trốn trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện tu phá giới.

Đang lúc đó, Huyện Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa vào, bày tỏ tình cảm của mình với Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba người nhìn nhau vừa giận, vừa xấu hổ mà bỏ về.

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 5)

Ốc và Ngao rủ nhau đi ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò. Chúng đem bán tang vật cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian trói Thị Hến lên quan huyện xét xử. Bởi vì quan huyện và thầy Đề u mê trước vẻ đẹp của nàng nên đã tha bổng cho Thị Hến. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa cũng có ý với Hến. Hến cho mời cả ba đến nhà vào một buổi tối, và đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã.

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 6)

Khi nhắc tới các vở tuồng hài nổi tiếng, chúng ta không thể bỏ qua “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Trong đó, trích đoạn “Mắc mưu Thị Hến” thuộc lớp XIX của vở tuồng đã mang đến những tiếng cười sâu cay, trào phúng về hiện thực xã hội xưa. Thông qua nhân vật Thị Hến, tác giả dân gian cũng khéo léo bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng người phụ nữ sắc sảo, thông minh.

Thị Hến sống trong cảnh “chăn đơn gối chiếc”. Thị ở vậy một mình và dốc lòng thờ cúng chồng nơi suối bạc. Thế nhưng, cuộc sống lại chẳng hề bình yên vì có những kẻ bỉ ổi, suy đồi nhân cách tìm đến quấy rầy. Sau khi được tha bổng ở huyện đường, Thị Hến lại bị Sư Nghêu mò tới tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị mời cả hai tên chức dịch mê gái là Đề Hầu và Huyện Trìa đến nhà. Bằng sự mưu trí của mình, Thị đã khiến ba kẻ ham sắc bẽ mặt.

Thị Hến vô cùng thông minh, nhanh trí khi tạo ra “cuộc hội ngộ” giữa Sư Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa. Cuộc hội ngộ này chính là âm mưu của Thị – khiến ba nhân vật sập bẫy, chịu một phen nhục nhã ê chề.

Tóm tắt Mắc mưu Thị Hến (mẫu 7)

Đoạn trích xoay quanh mưu kế của Thị Hến nhằm làm Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu bẽ mặt.

Tác giả tác phẩm: Mắc mưu Thị Hến - Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Khuyết danh

II. Tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

1. Thể loại: Tuồng đồ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” được trích trong vở tuồng nổ tiếng “Ngao, Sò, Ốc, Hến”

Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

- Thị Hến là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ mưu trí, hiện đại, ma mãnh, biết giữ gìn phẩm hạnh,

- Thầy Để, Nghêu, Quan Huyện: tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

- Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời

- Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

1. Nhân vật Thị Hến

- Một người phụ nữ góa chồng thông minh, ma mãnh: ''Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên'', lừa được cả 3 tên đàn ông vào bẫy và khiến chúng tự cúi mình nhận tội. Một người phụ nữ có bản lĩnh

- Thị Hến còn là một người biết gìn giữ phẩm hạnh :''Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng''

2. Đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện trong văn bản

- Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả.

- Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn tuồng.

- Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại

3. Nhân vật Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa

- Chỉ vì thói đam mê nữ sắc mà ự mình nhận lấy một kết quả đáng xấu hổ.

- 3 người lần lượt tự nhìn thấy tội lỗi của mình trong khi cả 3 mang danh Thầy, Đề, Huyện Trìa. những người có danh, có quyền nhưng hành xử không hề phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Nội dung chính Mắc mưu Thị Hến

Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Bố cục Mắc mưu Thị Hến

- Phần 1: từ đầu đến ... “sẽ bày tự tình”: Nghêu và Thị Hến

- Phần 2: tiếp đến ... “hễ phá giới tức hành trảm quyết”: Đề Hầu và Thị Hến

- Phần 3: tiếp đến... “giữ dạ đừng ham của lạ”: Huyện Trìa, Đề Hầu và Thị Hến

- Phần 4: còn lại: Kết thúc vở tuồng.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa

Tóm tắt Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Tóm tắt Lễ hội Đền Hùng

Tóm tắt Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Tóm tắt Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc

1 1,847 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: