TOP 10 mẫu Tóm tắt Đừng gây tổn thương (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Đừng gây tổn thương Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Đừng gây tổn thương từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 422 lượt xem
Tải về


Tóm tắt Đừng gây tổn thương - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 10 Đừng gây tổn thương - Cánh diều

Tóm tắt tác phẩm Đừng gây tổn thương (mẫu 1)

Văn bản là một bài nghị luận xã hội nêu lên một văn hóa cư xử của người đối với người trong cuộc sống, đó là gây tổn thương cho người giao tiếp có thể qua hành động cử chỉ hoặc lời nói. Cuối văn bản nêu ra phương pháp giải quyết bằng việc thực hiện những lời hứa, lời cam kết mỗi ngày để mang lại hiệu quả.

Tóm tắt Đừng gây tổn thương hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tóm tắt tác phẩm Đừng gây tổn thương (mẫu 2)

Rất khó để chúng ta biết được mình có đang gây ra tổn thương cho người khác không, đặc biệt khi họ không bị tổn hại gì về thân thể thì càng khó. Sự tổn thương có thể được ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau và chắc chắn rằng tất cả đều không cảm thấy hạnh phúc. Đừng gây tổn thương người khác bằng lời nói. Phương pháp giải quyết nó là tập trung trí óc, tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc, cam kết với bản thân mỗi ngày. Chỉ cần cố gắng, chúng ta đều có thể làm được và không ai sẽ phải bị tổn thương.

Tác giả tác phẩm: Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)- Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Tác giả Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947, là tác giả Mỹ nổi tiếng chuyên về tâm lí và nghệ thuật sống.

II. Tác phẩm Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)

1. Thể loại: Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Đừng gây tổn thương trích trong tác phẩm Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay.

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh + Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây): Văn bản “Đừng gây tổn thương” là văn bản nghị luận bàn về vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.

Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây): Chia văn bản làm 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cảm giác tổn thương vẫn tồn tại”: Dẫn vào vấn đề bàn luận

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nếu có quyết tâm”: Không nên gây tổn thương cho người khác.

- Đoạn 3: Còn lại: Những cam kết để không làm tổn thương tới người khác

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)

- Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào.

- Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người

- Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt sáng tạo

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đừng gây tổn thương (Ca -ren Ca – xây)

1. Biểu hiện của việc làm tổn thương người khác

- “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”:

+ Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác

+ Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý

=> Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói

+ Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…

=> Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ

2. Tác hại của việc làm tổn thương người khác, những điều tích cực nếu không làm tổn thương người khác

- Tác hại của việc làm tổn thương người khác:

+ Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.

- Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”

+ Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần

+ Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác

+ Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta

3. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc

- Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.

- Một số những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương là:

+ Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe

+ Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế

+ Chúng ta không cần đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình

+ Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn

+ “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau”

Nội dung chính Đừng gây tổn thương

Văn bản “Đừng gây tổn thương” là văn bản nghị luận bàn về vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.

Bố cục Đừng gây tổn thương

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cảm giác tổn thương vẫn tồn tại”: Dẫn vào vấn đề bàn luận

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nếu có quyết tâm”: Không nên gây tổn thương cho người khác.

- Đoạn 3: Còn lại: Những cam kết để không làm tổn thương tới người khác

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Lính đảo hát tình ca trên đảo

Tóm tắt Đi trong hương tràm

Tóm tắt Mùa hoa mận

Tóm tắt Bản sắc là hành trang

1 422 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: