TOP 10 mẫu Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Kiêu binh nổi loạn từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 13,649 09/01/2024
Tải về


Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 10 Kiêu binh nổi loạn - Cánh diều

Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (mẫu 1)

Hoàng Lê Nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (mẫu 2)

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (mẫu 3)

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.

Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (mẫu 4)

TOP 10 mẫu Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Kiêu binh nổi loạn (mẫu 5)

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” thể hiện sự thối nát của phủ chúa Trịnh và miêu tả sự nổi loạn của đám kiêu binh khi căm ghét và khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy.

Tác giả tác phẩm: Kiêu binh nổi loạn (Ngô gia văn phái)

I. Tác giả

* Ngô gia văn phái

- Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái.

- Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

II. Tác phẩm Kiêu binh nổi loạn (Ngô gia văn phái)

1. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

- Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn dưới đây thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Kiêu binh nổi loạn (Ngô gia văn phái)

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.

Kiêu binh nổi loạn (Ngô gia văn phái) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Kiêu binh nổi loạn (Ngô gia văn phái)

1. Hành động của đám kiêu binh

Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.

- “Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.”

- “Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”

- “…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.”

- “…bao nhiêu người đang ngồi lại nhao nhao đứng dậy, kéo ập vào trước đầu voi.”

- “Rồi họ lấy khí giới đâm chém túi bụi, có kẻ cạy gạch ngói ở phủ ra ném tới tấp…”

- “Quân lính hăng máu kéo đến càng đông…Họ bèn dung câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ.”

....

=> Qua những hành động này ta thấy được sự ngang tàng và hung bạo, không chịu khuất phục của kiêu binh, nhưng cũng đồng thời cho thấy sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm những điều lay chuyển thế lực cầm quyền.

2. Sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy

- Quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai.

+ “Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây; lại vớ lấy sung để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy”

+ “Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường. Nhưng mới đến cửa chùa Báo Thiên thì bị quân lính quát đứng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân”.

3. Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.

Nội dung chính Kiêu binh nổi loạn

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.

Bố cục Kiêu binh nổi loạn

- Phần 1: Từ đầu đến “chùa Khán Sơn”: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.

- Phần 2: Tiếp theo đến “kéo đến để khởi sự”: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.

- Phần 3: Tiếp đến “hồ Thủy Quân”: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.

- Phần 4: Đoạn còn lại: Sự thắng thế của thế tử Tông.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Người ở bến sông Châu

Tóm tắt Hồi trống Cổ Thành

Tóm tắt Đất nước

Tóm tắt Lính đảo hát tình ca trên đảo

Tóm tắt Đi trong hương tràm

1 13,649 09/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: