TOP 11 mẫu Tóm tắt Ông Một hay, ngắn gọn - Chân trời sáng tạo

Với Ông Một Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Ông Một từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 3577 lượt xem
Tải về


Tóm tắt Ông Một - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bài giảng Ngữ văn 7 Ông Một - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt tác phẩm Ông Một (Mẫu 1)

Văn bản “Ông Một” đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi với Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi của Đề đốc Lê Trực trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó vô cùng buồn bã…

Tóm tắt tác phẩm Ông Một (Mẫu 2)

Con voi luôn nhớ về ông Đề đốc và sau này khi nó gắn bó với người quản tượng thì nó cũng luôn trung thành và yêu quý người quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

Tóm tắt tác phẩm Ông Một (Mẫu 3)

Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức nghe về câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi…

TOP 10 mẫu Ông Một hay, ngắn gọn - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 4

Văn bản “Ông Một” đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi với Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Con voi luôn nhớ về ông Đề đốc và sau này khi nó gắn bó với người quản tượng thì nó cũng luôn trung thành và yêu quý người quản tượng. Nó buồn bã rất nhiều khi người quản tượng qua đời. 

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 5

Tác phẩm kể về tình cảm gắn bó giữa người quản tượng, ông Đề Đốc , và dân làng. Họ là những người yêu thương động vật lo lắng cho con vật. Voi luôn nhớ ơn người chủ cũ đã thả mình về làng hằng năm đều về thăm và nhận được sự chào đón nồng hậu của mọi người

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 6

Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, có bận nó còn bỏ ăn. Người quản tượng hiểu lòng con voi, ông quyết định thả nó về rừng. Không biết nó đi đâu, nhưng hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Dân làng cùng người quản tượng nô nức ra đón nó về. Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ giữa sân. Thấy con vật luyến chủ, người quản tượng như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm, rồi đưa nó lên nương - thiết đãi nó những bữa no nê. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 7

Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi nó là Ông Một) của Đề đốc Lê Trực - một lãnh tụ quan trọng trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về người quản tượng và con voi. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, có bận nó còn bỏ ăn. Người quản tượng hiểu lòng con voi, ông quyết định thả nó về rừng. Không biết nó đi đâu, nhưng hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Dân làng cùng người quản tượng nô nức ra đón nó về. Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ giữa sân. Thấy con vật luyến chủ, người quản tượng như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm, rồi đưa nó lên nương - thiết đãi nó những bữa no nê. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 8

Rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, làm kéo gỗ. Nhưng khi rảnh việc, con voi lại buồn bã, có bận còn bỏ ăn. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng thăm người chủ cũ. Được mười năm, ông quản tượng qua đời. Con voi trở về làng không thấy người quản tượng thì buồn bã. Kể từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 9

Đoạn trích là câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ Đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm vào mùa thu con voi sẽ về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi…

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 10

Văn bản "Ông Một" kể về câu chuyện giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng nhưng nó vẫn giúp người quản tượng làm việc. Lâu dần, nó không chịu ăn nữa, người quản tượng đã thả nó đi, cho nó về với cuộc sống tự do nơi núi rừng. Cứ mỗi mùa thu sang, con voi lại trở về làng, người quản tượng và dân làng đều đón tiếp nó và coi nó như anh em trong nhà. Được mười năm như thế thì người quản tượng qua đời, con voi rền rĩ, rống gọi, về sau nó trở nên lặng lẽ, mấy năm mới xuống làng một lần, lần nào cũng đảo qua nhà người quản tượng.

Tóm tắt tác phẩm Ông Một - Mẫu 11

Đoạn cuối là câu chuyện tình về con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn rầu vì nhớ Nhà, nhớ Tổ nhưng nó vẫn siêng năng phụ giúp bác quản tượng làm việc. Sau này, vì thấy con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó trở lại rừng. Hàng năm vào khoảng đầu thu con voi sẽ về làng, ông quản tượng làm cỗ rước voi. Được mười năm, ông quản tượng chết, khi con voi thấy nó khóc thét, nó sợ hãikhóc lóc bỏ đi...

 

Bố cục Ông Một

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến quắp những cây gỗ mang về: Tình cảm quấn quýt, cảm động giữa người quản tượng và con voi.

- Phần 2: Còn lại: Con voi gắn bó, nhớ thương ông quản tượng.

Nội dung chính Ông Một

Văn bản Ông Một đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Con chim chiền chiện

Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng

Tóm tắt Thầy bói xem voi

Tóm tắt Hai người bạn đồng hành và con gấu

Tóm tắt Chó sói và chiên con

1 3577 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: