TOP 12 mẫu Tóm tắt Chó sói và chiên con (2024) hay, ngắn gọn - Chân trời sáng tạo
Với Tóm tắt Chó sói và chiên con Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chó sói và chiên con từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Tóm tắt Chó sói và chiên con- Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 1)
Bằng hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể, khái quát: Sói chỉ vì muốn ăn thịt cừu non mà cố tình vặn vẹo, hạch sách nó. Tác giả đã đưa ra bài học: Sói chính là kẻ mạnh đang ăn hiếp kẻ yếu thế như con cừu non đáng thương kia.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 2)
Qua tình huống truyện độc đáo, văn bản: “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách, tìm đủ lí lẽ với cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 3)
Văn bản: “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 4)
Văn bản: “Chó sói và chiên con” đã lên án thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế qua hình ảnh con sói độc ác, lươn lẹo tìm mọi cách vặn vẹo nhằm ăn thịt chú cứu non đáng thương.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 5)
Văn bản “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 6)
Truyện kể về một chú chiên con xấu số. Một ngày nọ, khi chú ta đang uống nước ở dòng suối, thì từ xa xuất hiện một con sói đói. Con sói thấy chiên con thì lập tức vồ lại, thét vang lên rằng tại sao chiên con dám vục mõm làm đục nước uống của nó.
Thế nhưng, chiên con tuy sửng sốt, vẫn kịp thời biện minh cho mình. Nó khẳng định rằng mình uống nước ở phần cuối của dòng suối, nên không thể làm đục nước nguồn trên của sói được. Nghe vậy, sói lại tiếp tục gầm gào để vu oan cho chiên con. Nó bảo chiên con năm ngoái đã nói xấu nó, thì chiên con phân bua năm ngoái mình chưa ra đời. Nhưng con sói gian ác lại khăng khăng không phải chiên con thì là anh chị của chiên con. Chiên con lập tức phân bua mình là con một.
Đến vậy, sói vẫn chưa chịu dừng lại. Gào lên không phải anh chị chiên con thì là họ nhà chiên, là chó, là người, tất cả cùng một hội nói xấu nhà sói. Chao ôi, lúc này con sói đói đã chẳng nghĩ ngợi được gì nữa rồi. Cứ thế nó bất chấp lí lẽ, vồ lên và ăn thịt chiên con.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 7)
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten kể về Buy-phông nhà vạn vật học, nhà văn Pháp chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi mà chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, mọi thứ chúng làm là bắt chước nhất nhất làm theo con đầu đàn. Nhưng mà con vật này vẫn thật thân thương và tốt bụng, còn chó sói - bạo chía của cừu thì thông thơ ngụ ngôn La Phông - ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, bộ dạng như kẻ cướp bị truy đuổi, nó dường như chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn. Buy-phông viết rằng chó sói không kết bè kết bạn, nó chỉ tụ tập khi cùng nhau chinh chiến rồi lại quay về sự cô đơn 1 mình. Chó sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa nhưng tính cách phức tạp hơn, khi nhà bác học thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ thì lại thấy sói tuy ác độc nhưng cũng khổ sở, còn luôn mắc mưu vì chẳng có tài trí gì. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 8)
Chó sói đói đang đi kiếm mồi bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con. Nó dùn những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con,để chiên con khuất phục trước mình.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 9)
Buy Phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc, sợ sệt. chính vì thế chúng hay tụ tập thành bầy. Vậy tác giả dễ động lòng thương cảm với những con cừu non.
Chó sói bạo chúa trong thơ ngụ ngôn cũng đáng thương vì chỉ là một tên trộm cướp không kém, khốn khổ và bất hạnh
Ông để cho La-phông-ten dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở kịch về sự ngu ngốc.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 10)
Bài viết H. Ten về hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten đã so sánh, chỉ ra sự giống và khác nhau ở hai hình tượng này trong sáng tác của La Phông-ten (một tác giả văn học) và Buy-phông (một nhà khoa học). Thông qua việc so sánh ấy tác giả ngụ ý một thông điệp về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: sáng tác nghệ thuật bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân và cách nhìn riêng của người sáng tác.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 11)
Chó sói đang bị đói và trên đường đi kiếm mồi thì bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con. Nó dùng những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con nhằm để chiên con khuất phục trước mình. Cuối cùng, dù Chiên con dùng lí lẽ khuất phục nhưng chó sõi vẫn vồ lấy và ăn thịt Chiên con tội nghiệp.
Tóm tắt Chó sói và chiên con (Mẫu 12)
Một hôm, ở trong khu rừng nọ, chú chiên con đang đứng bên dòng suối trong uống từng ngụm nước nhỏ để giải khát thì bất ngờ gặp chó sói. Con chó sói với cái bụng đói rỗng tuếch đang lảng vảng đi kiếm mồi. Từ xa, nó nhìn thấy chiên con nên đã lấy cớ chiên làm đục nước và lớn tiếng thét vang “Sao mày dám cả gan vục mõm/ Làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!”.
Trước lời buộc tội vô lý ấy, chiên con đã dũng cảm phân trần rằng nước nơi chiên và sói uống nước cách nhau hơn hai chục bước. Sói tiếp tục kết tội chiên nói xấu sói vào năm ngoái. Một lần nữa đứng trước lời bịa đặt, chiên đáp lại rằng khi đó chiên chưa ra đời và bây giờ còn đang bú sữa mẹ. Không từ bỏ dã tâm ăn thịt chú chiên con, sói lại tiếp tục vu khống anh của chiên nói xấu sói. Chiên lại tiếp tục phản bác rằng nó không có anh em.
Cuối cùng, sói lại gia tăng những lí sự cùn để đổ tội cho cả mống nhà chiên, chó, người và nói rằng phải báo thù, sau đó thì tha chiên vào tận rừng sâu để ăn thịt.
Bố cục Chó sói và chiên con
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “ngài uống phía nguồn trên”: Chiên con đang uống nước, bị sói đến đe dọa và lời giải thích của chiên con
- Phần 2: Còn lại: Sói cố tình vặn vẹo lời giải thích của chiên con vì muốn ăn thịt chiên con.
Nội dung chính Chó sói và chiên con
- Văn bản "Chó sói và chiên con" nói về đề tài kẻ mạnh và chân lí. Qua đó rút ra bài học hãy coi chừng "kẻ mạnh" thường chà đạp lên chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công.
Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Tóm tắt Chân, tay, tai, mắt, miệng
Tóm tắt Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Tóm tắt Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo