TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 328 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: ...phút

ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch trả lời kích thích bằng cách

A. co toàn bộ cơ thể.

B. cục bộ (co một phần cơ thể).

C. co rút chất nguyên sinh.

D. thực hiện phản xạ.

Câu 2: Não bộ hoặc tủy sống có vai trò như thế nào trong một cung phản xạ?

A. Thực hiện phản ứng trả lời kích thích.

B. Tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh.

C. Dẫn truyền xung thần kinh từ thụ thể cảm giác đến trung ương thần kinh.

D. Tiếp nhận, xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin.

Câu 3: Vai trò chính của neuron là

A. truyền xung thần kinh từ neuron của cơ thể này đến neuron của cơ thể khác.

B. hình thành và dẫn truyền xung thần kinh, phối hợp xử lí và lưu trữ thông tin.

C. hình thành xung thần kinh và truyền sang tế bào của cơ thể khác.

D. thực hiện phản ứng trả lời kích thích.

Câu 4: Nhận định nào đúng khi so sánh đặc điểm cảm ứng của các dạng hệ thần kinh?

A. Độ phức tạp của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng ống.

B. Tốc độ cảm ứng nhanh nhất ở hệ thần kinh dạng lưới.

C. Tốc độ cảm ứng chậm nhất ở hệ thần kinh dạng ống.

D. Độ chính xác của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Câu 5: Cho các bước truyền âm thanh từ nguồn âm như sau:

1. Sóng áp lực kích thích tế bào lông làm xuất hiện điện thế hoạt động.

2. Truyền qua chuỗi xương tai giữa.

3. Kích thích được lan truyền về thuỳ thái dương của vỏ não.

4. Sóng âm vào màng nhĩ.

5. Rung màng cửa sổ bầu dục tạo sóng áp lực truyền trong ốc tai.

Thứ tự đúng của cơ chế truyền âm thanh ở tai là

A. 4 → 2 → 5 → 1 → 3.

B. 1 → 2 → 4 → 5 → 3.

C. 4 → 2 → 5 → 3 → 1.

D. 1 → 2 → 4 → 3 → 5.

Câu 6: Chất mà động vật tiết ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến hành vi của những cá thể khác cùng loài là

A. hormone.

B. pheromone.

C. chất dẫn truyền thần kinh.

D. enzyme.

Câu 7: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. học được.

B. bẩm sinh.

C. hỗn hợp.

D. bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây về tập tính bẩm sinh là không đúng?

A. Bẩm sinh, di truyền.

B. Không ổn định.

C. Bao gồm các phản xạ không điều kiện.

D. Không mang tính cá thể.

Câu 9: Ví dụ nào dưới đây là tập tính học được?

A. Em bé bú mẹ.

B. Nhện giăng tơ.

C. Gà chạy về khi nghe tiếng vỗ tay.

D. Ong bắp cày đẻ trứng vào rệp.

Câu 10: Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng về cấu trúc của mô, cơ quan và cơ thể.

B. sự tăng về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể.

C. sự tăng về cấu trúc và chức năng của tế bào.

D. sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?

A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau. C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.

D. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 12: Trong chu trình phát triển ở thực vật, pha non trẻ tính từ khi

A. hợp tử hình thành đến khi hạt bắt đầu nảy mầm.

B. hạt nảy mầm đến khi xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản.

C. xuất hiện cơ quan sinh sản đến khi thụ tinh.

D. thụ tinh đến khi hình thành hạt.

Câu 13: Hormone abscisic acid có vai trò nào sau đây?

A. Kích thích hình thành rễ bất định.

B. Kích thích sự hình thành chồi.

C. Ức chế sự nảy mầm của hạt.

D. Kích thích quá trình chín của quả.

Câu 14: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để tạo quả (cam, quýt) không hạt?

A. Abscisic acid.

B. Auxin.

C. Cytokinine.

D. Gibberellin.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng sơ cấp là không đúng?

A. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Hai lá mầm và Một lá mầm.

B. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của thân và rễ.

C. Sinh trưởng sơ cấp chỉ do mô phân sinh đỉnh tạo nên.

D. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra suốt đời ở cây Hai lá mầm.

Câu 16: Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây?

A. IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid).

B. IAA/Cytokinin.

C. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid).

D. IAA/Ethylene.

Câu 17: Tuổi của cây gỗ nhiều năm được tính theo

A. đường kính thân cây.

B. chiều cao cây.

C. số vòng gỗ trên thân cây.

D. đường kính tán lá.

Câu 18: Đặc điểm nào của ánh sáng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. Cường độ.

B. Thời gian chiếu sáng.

C. Thành phần quang phổ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của phổ ánh sáng đối với quá trình phát triển ở thực vật có hoa là không đúng?

A. Thực vật phản ứng với quang chu kì nhờ sắc tố phytochrome.

B. Có hai dạng sắc tố phytochrome có thể chuyển hoá lẫn nhau là Pr và Pfr.

C. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa.

D. Ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày dài ra hoa.

Câu 20: Phát biểu nào không đúng khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. Thiếu nước làm giảm sinh trưởng của thân, lá, ức chế sự nảy mầm của hạt.

B. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp trong thời gian dài ức chế sinh trưởng của thực vật.

C. Cường độ ánh sáng quá mạnh làm tăng quá trình quang hợp, từ đó thúc đẩy sinh trưởng của thực vật.

D. Thiếu hoặc thừa nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu làm cây sinh trưởng và phát triển kém.

Câu 21: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm là

A. con non sinh ra giống con trưởng thành.

B. gặp ở đa số động vật không xương sống.

C. phải trải qua quá trình lột xác.

D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 22: Mèo thuộc hình thức phát triển nào dưới đây?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

C. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

D. Tất cả các kiểu phát triển trên.

Câu 23: Khi đến tuổi dậy thì, tâm sinh lí có thể có những thay đổi nào dưới đây?

A. Có xu hướng độc lập.

B. Tính tình thay đổi.

C. Có rung cảm với người khác giới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật là đúng?

A. Sự sinh trưởng diễn ra suốt đời sống cá thể.

B. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

C. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là giống nhau. D. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện muộn hơn.

Câu 25: Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở người là không đúng?

A. Giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi thụ tinh.

B. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.

C. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hoá tạo thành các cơ quan.

D. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ

của người mẹ.

Câu 26: Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hoà bởi hormone nào?

A. Testosterone và estrogen.

B. Ecdysteroid và juvenile.

C. Thyroxine và GH.

D. Allata và cardiaca.

Câu 27: Cho các nhân tố sau:

(1) Chế độ dinh dưỡng

(2) Di truyền

(3) Điều kiện môi trường

(4) Giới tính

(5) Tác nhân gây bệnh

Có bao nhiêu nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 28: Nhận định nào dưới đây về hormone juvenile là đúng?

A. Hormone juvenile do thể cardiaca tiết ra.

B. Hormone juvenile chỉ hoạt động trong giai đoạn côn trùng trưởng thành.

C. Hormone juvenile khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu bướm sẽ lột xác.

D. Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa. Đây là ví dụ sau thuộc hình thức học tập nào? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Giả sử một con sâu bướm có nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục thì điều gì sẽ xảy ra với con sâu bướm đó? Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Bố mẹ bạn Linh trồng một vườn hoa cúc vàng, bạn Linh thấy bố mẹ phải mua đèn về để chiếu sáng cho cây vào ban đêm. Linh không rõ mục đích của việc làm này là gì. Dựa trên hiểu biết của em về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình ra hoa của thực vật, em hãy giải thích để bạn Linh hiểu về mục đích và cơ sở khoa học của việc thắp đèn cho cây cúc của bố mẹ bạn.

Đáp án đề 2

A. Phần trắc nghiệm

1. B

2. D

3. B

4. A

5. A

6. B

7. B

8. B

9. C

10. D

11. B

12. B

13. C

14. D

15. C

16. C

17. C

18. D

19. D

20. C

21. A

22. A

23. D

24. B

25. A

26. B

27. B

28. D

Câu 4:

Đáp án đúng là: A

A. Đúng. Sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống giúp động vật có hệ thần kinh dạng ống thực hiện được những cảm ứng có độ phức tạp cao.

B, C. Sai. Tốc độ cảm ứng tăng dần theo sự tiến hóa của hệ thần kinh từ hệ thần kinh dạng lưới, đến hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và cao nhất là hệ thần kinh dạng ống.

D. Sai. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có tính chính xác hơn các nhóm có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch.

Câu 5:

Đáp án đúng là: A

Các bước truyền âm thanh từ nguồn âm:

Bước 1: Sóng âm vào màng nhĩ.

Bước 2: Truyền qua chuỗi xương tai giữa.

Bước 3: Rung màng cửa sổ bầu dục tạo sóng áp lực truyền trong ốc tai.

Bước 4: Sóng áp lực kích thích tế bào lông làm xuất hiện điện thế hoạt động.

Bước 5: Kích thích được lan truyền về thuỳ thái dương của vỏ não.

Câu 8:

Đáp án đúng là: B

Tập tính bẩm sinh là những tập tính sinh ra đã có (bẩm sinh), di truyền, mang tính đặc trưng cho loài (không mang tính cá thể), có tính bền vững.

Câu 9:

Đáp án đúng là: C

Gà chạy về khi nghe tiếng vỗ tay và tập tính học được.

A, C, D là tập tính bẩm sinh.

Câu 11:

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào có thể khác nhau ở các bộ phận khác nhau.

Câu 15:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Ở thực vật Một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp do mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tạo nên.

Câu 16:

Đáp án đúng là: C

Tương quan giữa hormone GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid) quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây: Hàm lượng ABA ưu thế kích thích sự ngủ của hạt, chồi, trong khi, hàm lượng GA ưu thế kích thích sự nảy mầm của hạt và nảy chồi.

Câu 19:

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Ánh sáng đỏ kích thích cây ngày dài ra hoa, ánh sáng đỏ xa kích thích cây ngày ngắn ra hoa.

Câu 20:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Cường độ ánh sáng quá mạnh làm giảm quá trình quang hợp, từ đó làm giảm sinh trưởng của thực vật.

Câu 24:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Sự sinh trưởng không diễn ra suốt đời sống cá thể, sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.

B. Đúng. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.

C. Sai. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau.

D. Sai. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện sớm hơn.

Câu 25:

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Ở người, giai đoạn phôi thai kéo dài trong khoảng 38 – 42 tuần.

Câu 28:

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Hormone juvenile do thể Allata tiết ra.

B. Sai. Hormone juvenile hoạt động trong giai đoạn côn trùng chưa trưởng thành.

C. Sai. Hormone juvenile khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu bướm sẽ hoá nhộng.

D. Đúng. Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.

B. Phần tự luận

Câu 1:

"Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa" là hình thức học quen nhờn. Vì khi kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào, ốc sên sẽ không trả lời những kích thích đó.

Câu 2:

- Nếu nồng độ hormone juvenile tăng và duy trì ở nồng độ cao bất thường liên tục, con sâu bướm không diễn ra quá trình biến thái mà chỉ đơn giản là ngày càng lớn hơn sau mỗi lần lột xác.

- Giải thích: Do juvenile ở nồng độ cao ức chế quá trình biến thái hoá nhộng, hóa bướm.

Câu 3:

- Mục đích của việc thắp đèn cho hoa cúc vàng là để kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng (sinh trưởng của thân, lá) và làm chậm quá trình ra hoa của cây cúc, đảm bảo cho cúc ra hoa vào dịp Tết, từ đó tăng giá trị kinh tế của hoa thành phẩm. Việc kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây trên đồng ruộng cũng đảm bảo cho cây tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng, làm cho hoa khi được hình thành có kích thước bông lớn, cuống hoa dài và to, qua đó tăng chất lượng của bông cúc.

- Cơ sở khoa học: Cúc vàng là cây đêm dài – cây ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì, cụ thể cây sẽ ra hoa trong điều kiện đêm dài, ngày ngắn (thời gian tối dài hơn thời gian tối tới hạn). Do đó, việc điều chỉnh thời gian tối/sáng trong ngày sẽ tác động đến sự phân hoá mầm hoa từ đỉnh sinh trưởng, dẫn đến ức chế hay thúc đẩy quá trình hình thành hoa ở cây, tuỳ theo mục đích của người trồng.

........................................

........................................

........................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 328 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: