Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 1 (Cánh diều 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 1 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa kì 1.

1 226 20/03/2024


Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 1 (Cánh diều 2024)

I. HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Thời gian: 45 phút

- Trắc nghiệm 50% + Tự luận 50%

II. NỘI DUNG ÔN TẬP

Câu 1. Nêu vai trò và các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Mô tả tóm tắt các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?

Câu 2. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể?

Câu 3. Nêu khái niệm, cho ví dụ về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới .

Câu 4. Nêu vai trò của nước và chất khoáng đối với cây? Trình bày cơ chế và con đường hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ?

Câu 5. Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá? Trình bày sự vận chuyển chất ở thân và sự thoát hơi nước ở lá?

Câu 6. Nêu vai trò của Nitơ và các nguồn cung cấp nitrgen cho cây? Trình bày quá trình hấp thu và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật?

Câu 7. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật? Giải thích được sự cân bằng nước, tưới tiêu và bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng?

Câu 8. Nêu cách tiến hành, kết quả, giải thích hiện tượng thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá?

Câu 9. Nêu khái niệm, vai trò của quang hợp và hệ sắc tố quang hợp? So sánh pha sáng và pha tối quang hợp? So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C, C4, CAM? Chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

Câu 10. Tại sao nói quang hợp quết định chủ yếu năng suất cây trồng? Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến quang hợp? Giải thích một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng?

Câu 11. Nêu khái niệm và vai trò của hô hấp ở thực vật? Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

Câu 12. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật? Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

Câu 13. Vận dụng những hiểu biết về sự hấp thụ nước, sự vận chuyển nước, sự thoát hơi nước, quang hợp, hô hấp để giải thích các vấn đề thực tiễn.

III. ÔN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng

  • A. Tảo, san hô, bắp cải, cây phượng
  • B. Tảo, nấm, san hô, bắp cải.
  • C. Con người, con thỏ, con cừu.
  • D. Cây phượng, vi khuẩn lam, cây dương xỉ.

Câu 2: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

  • A. nhiệt độ và ánh sáng.
  • B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
  • C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
  • D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 3: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

  • A. Bước sóng 400 - 700 nm.
  • B. Bước sóng 280 – 760 nm.
  • C. Bước sóng 200 – 500 nm.
  • D. Bước sóng 700 - 900 nm.

Câu 4: Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4?

  • A. Lúa, khoai tây, đậu.
  • B. Lúa, khoai, sắn.
  • C. Ngô, mía, cỏ gấu.
  • D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Câu 5: Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động

  • A. tăng hấp thụ K+.
  • B. tăng cường độ thoát hơi nước.
  • C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ.
  • D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng.

Câu 6: Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật?

  • A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng.
  • B. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.
  • C. Quang phân li nước giải phóng O2.
  • D. Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

Câu 7: Trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, thực vật thải ra môi trường những chất nào sau đây?

  • A. Chất khoáng và nước.
  • B. Chất khoáng và oxygen.
  • C. Nước và carbon dioxide.
  • D. Nước, carbon dioxide và oxygen.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?

  • A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4 và CAM.
  • B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng.
  • C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.
  • D. Chuyển hoá CO2 thành hợp chất hữu cơ.

Câu 9: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra

  • A. ở chất nền của lục lạp.
  • B. trên màng ti thể.
  • C. trên màng thylakoid.
  • D. ở chất nền của ti thể.

Câu 10: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua

  • A. bề mặt các tế bào biểu bì của cây.
  • B. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào khí khổng.
  • C. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.
  • D. chủ yếu ở tế bào khí khổng trên bề mặt lá.

Câu 11: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là

  • A. ti thể.
  • B. lục lạp.
  • C. ribosome.
  • D. nhân.

Câu 12: Kết thúc giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucose sẽ thu được sản phẩm là

  • A. hai phân tử pyruvic acid, bốn phân tử ATP và hai phân tử NADH.
  • B. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và bốn phân tử NADH.
  • C. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.
  • D. một phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

Câu 13:Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hoá tự dưỡng?

  • A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.
  • B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn.
  • C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp.
  • D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Câu 14: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

  • A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.
  • B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.
  • C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.
  • D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

Câu 15: Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là

  • A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bốn phân tử NADH.
  • B. bốn phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.
  • C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.
  • D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.

Câu 16: Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?

  • A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
  • B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.
  • C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.
  • D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

Câu 17: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

  • A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.
  • B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
  • C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
  • D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

Câu 18: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là

  • A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
  • B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
  • C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
  • D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp.

Câu 19: Dinh dưỡng ở thực vật là

  • A. quá trình hấp thụ nước từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
  • B. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
  • C. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường trong cơ thể và sử dụng cho trao đổi chất ở thực vật.
  • D. quá trình hấp thụ và thải ra môi trường các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, sử dụng cho quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

Câu 20: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là

  • A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
  • B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.
  • C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
  • D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Đáp án:

1D 2D 3A 4C 5 6B 7D 8C 9C 10C
11A 12C 13A 14C 15D 16B 17B 18A 19B 20D

1 226 20/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: