Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa kì 2.

1 382 25/09/2024


Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Nội dung kiểm tra giữa kì II: Bài 13 đến bài 16 MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

1. Phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật

Tiêu chí

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng

Chưa có

(Thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận → truyền qua tế bào chất

<dòng điện , chất hóa học> → đến

bộ phân xử lý rồi gây ra đáp ứng

Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.

<Thực hiện theo một cung phản xạ>

Cơ chế

Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước).

Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại

kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại

kích thích.

Hiện tượng/tốc độ

Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm.

Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực

vật.

2. Các hình thức cảm ứng thực vật

- Hướng động và ứng động

3. Các hình thức cảm ứng động vật:

  • ĐV chưa có tổ chức thần kinh
  • ĐV có hệ thần kinh dạng lưới
  • ĐV có hệ thần kinh dạng lưới
  • ĐV có hê thần kinh dạng ống

4. Phân biệt phản xạ không điều kiện phàn xạ điều kiện

Tiêu chí

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Di truyền

Bẩm sinh, di truyền

Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể

Tính cá thể

Đặc trưng cho loài

Có tính chất cá thể

Độ bền vững

Rất bền vững

Không bền vững

Đặc điểm kích thích

Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng

Được hình thành với tác nhân bất kì

5. Các dạng tập tính: Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp

B. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

Câu 1: Cây ngày ngắn là cây:

  • A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
  • B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
  • C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
  • D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

Câu 2: Gà trống sau khi bị thiến thường không có đặc điểm

  • A. phát triển mào và cựa, hình thành bộ lông sặc sỡ.
  • B. lớn nhanh, dễ béo.
  • C. mất bản năng sinh dục.
  • D. không biết gáy.

Câu 3: Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích

  • A. Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
  • B. Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
  • C. Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
  • D. Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên

Câu 4: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học

  • A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
  • B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
  • C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
  • D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ

Câu 5: Testostêrôn có vai trò:

  • A. Tăng phát triển xương
  • B. Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
  • C. Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Hoocmôn Testostêron do:

  • A. tuyến yên tiết ra
  • B. tuyến giáp tiết ra
  • C. buồng trứng tiết ra
  • D. tinh hoàn tiết ra

Câu 7: Ơstrôgen có vai trò:

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  • B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
  • D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 8: Ơstrôgen được sinh ra ở:

  • A. Tuyến giáp.
  • B. Buồng trứng.
  • C. Tuyến yên.
  • D. Tinh hoàn.

Câu 9: Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh trưởng và phát triển mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng:

  • A. kích thích quá trình hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản
  • B. kích thích phát triển xương và phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
  • C. ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể
  • D. kích thích chuyển hóa tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 10: Điều kiện hoá hành động là:

  • A. Kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
  • B. Kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
  • C.Kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
  • D. Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.

Câu 11: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là:

  • A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
  • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
  • C. Châu chấu, ếch, muỗi.
  • D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 12: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

  • A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
  • B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
  • C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.
  • D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.

Câu 13: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn

  • A. FSH
  • B. LH
  • C. HCG
  • D. Progesteron

Câu 14: Juvenin gây

  • A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
  • B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
  • C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
  • D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm

Câu 15: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là

  • A. người nhỏ bé, ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
  • B. người nhỏ bé, ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  • C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  • D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

Câu 16: Êtylen được sinh ra ở:

  • A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.
  • B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
  • C. Hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
  • D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín

Câu 17: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:

  • A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
  • B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
  • C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
  • D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.

Câu 18: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

  • A. Nhân tố di truyền.
  • B. Hoocmôn.
  • C. Thức ăn.
  • D. Nhiệt độ và ánh sáng

Câu 19: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:

  • A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
  • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
  • C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
  • D. Châu chấu, ếch, muỗi

Câu 20: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở:

  • A. Cơ quan sinh sản.
  • B. Cơ quan còn non.
  • C. Cơ quan sinh dưỡng.
  • D. Cơ quan đang hoá già.

Đáp án:

1C 2A 3D 4C 5D 6D 7C 8B 9B 10B
11D 12A 13D 14B 15D 16B 17D 18A 19C 20D

1 382 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: