TOP 26 mẫu Tóm tắt Rừng xà nu (2024) mới nhất

Với Tóm tắt Rừng xà nu môn Ngữ văn lớp 12 gồm 26 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Rừng xà nu từ đó học tốt môn Văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,768 20/12/2023
Tải về


Tóm tắt Rừng xà nu - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ Văn 12 Rừng xà nu

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 1)

Tnú mồ côi, được dân làng nuôi lớn. Hồi nhỏ, Tnú và Mai là hai đứa trẻ nuôi cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng, cùng nhau kháng chiến. Giặc đã giết chết vợ con Tnú và thiêu đốt 10 đầu ngón tay của anh. Anh cùng dân làng đấu tranh và giành thắng lợi. Anh rời làng, tham gia kháng chiến và lập được nhiều chiến công.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 2)

Làng nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn. Tnú cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như cánh rừng xà nu.

Tóm tắt Rừng xà nu hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 3)

Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là câu chuyện kể về Tnú và người dân làng Xô Man. Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm hứng chịu những trận mưa bom, bão đạn của giặc. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu. Tnú - nhân vật chính của truyện - cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ cho.Tnú chẳng may bị bắt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum. Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai - vợ của Tnú, cũng là chị của Dít - và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 4)

Truyện ngắn là lời kể của cụ Mết về cuộc đời của Tnú cho dân làng Xô Man nghe. Tnú từ khi còn nhỏ đã rất dũng cảm, băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Khi lớn hơn, Tnú bị giặc bắt trong một lần làm nhiệm vụ nhưng vẫn quyết giữ bí mật và trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai, thằng Dục đưa quân giặc đến để đe dọa dân làng, chúng giết mẹ con Mai, Tnú phẫn uất xông ra nhưng bị chúng bắt và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Sau đó, Tnú vẫn lên đường tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến tích dù có đôi bàn tay không lành lặn. Truyện làm hiện lên hình ảnh bất khuất cũng như vẻ đẹp kiên cường của những cánh rừng xà nu hùng vĩ, của người dân làng Xô Man và của Tnú. Qua đó cho thấy tinh thần quả cảm của những người dân trong thời kì chiến tranh.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 5)

Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là câu chuyện kể về Tnú và người dân làng Xô Man. Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm hứng chịu những trận mưa bom, bão đạn của giặc. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu. Tnú - nhân vật chính của truyện - cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ cho.Tnú chẳng may bị bắt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum. Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai - vợ của Tnú, cũng là chị của Dít - và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như sự bạt ngàn, vững trãi của cánh rừng xà nu bao quanh đây.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 6)

Tnú là người con anh hùng của làng Xô Man. Tnú gắn bó với cách mạng từ rất sớm, từ khi còn là 1 cậu bé, Tnú đã xung phong vào mang cơm vào rừng cho anh Quyết- một người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Khi lớn, Tnú bị giặc bắt khi đang làm công tác liên lạc, dù bị giặc tra tấn nhưng Tnú vẫn quyết không tiết lộ tin cơ mật. Trong 1 lần vây quét dân làng Xô Man của thằng Dục, vợ con Tnú bị chúng bắt và tra tấn, Tnú đã lao ra bảo vệ vợ con. Tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị giặc giết, bản thân thì bị chúng đốt nhựa xà nu cháy 10 đầu ngón tay. Đau thương chất chồng nhưng Tnú vẫn tiếp tục lên đường làm cách mạng và lập được nhiều thành tích, chính đôi bàn tay thương tích của Tnú đã giết chết tướng giặc. Tnú trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ làng Xô Man như Dít, bé Heng noi theo.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 7)

Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được nuôi lớn bởi tình thương của cụ Mết và người dân làng Xô Man. Từ nhỏ Tnú đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý: dũng cảm, ham học hỏi, trung thành với cách mạng. Tnú băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Khi học thua Mai, Tnú đã dùng đá đập vào đầu để nhắc nhở mình phải học hành tử tế, sau này mới có thể thay anh Quyết làm cách mạng.

Khi đã trưởng thành, Tnú làm cách mạng và hướng dẫn người Xô Man làm cách mạng, bọn địch biết được nên đã bắt tra tấn vợ con Tnú để ép Tnú xuất hiện. Trước sự tàn ác của quân giặc, Tnú phải chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn đến chết, bản thân thì bất lực, 10 đầu ngón tay bị bọn chúng đốt cháy như những ngọn đuốc.

Tnú được cụ Mết và dân làng Xô Man cứu thoát, anh tiếp tục làm cách mạng và lập được nhiều chiến công vang dội. Trong lần được nghỉ phép, Tnú đã về làng Xô Man, dưới ngọn lửa bập bùng, cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời của Tnú cho mọi người cùng nghe.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 8)

Làng Xô Man là ngôi làng nhỏ ở Tây Nguyên, nằm giữa những cánh rừng Xà nu bạt ngàn. Trong chiến tranh, làng Xô Man là đối tượng tàn phá, hủy diệt của kẻ thù, cả rừng xà nu và người dân Xô Man ngày đêm phải gánh chịu mưa bom, bão đạn.

Nổi bật trong phong trào đấu tranh làng Xô Man là Tnú, người anh hùng từng chịu nhiều đau thương mất mát để đứng lên bảo vệ dân làng, đất nước. Vợ con Tnú bị quân giặc tra tấn, giết chết, Tnú đã lao ra bảo vệ vợ con nhưng vì đơn độc nên không cứu được vợ con, còn anh thì bị giặc bắt đốt trụi mười đầu ngón tay. Tnú được dân làng cứu thoát.

Tnú tìm đến quân giải phóng, tham gia chiến đấu chống lại bọn giặc. Sau ba năm, anh trở lại lành Man thăm làng vào mọi người. Đêm hôm đó, cả làng ngồi nghe cụ Mết kể lại những chiến công của Tnú, chuyện anh bị địch bắt bị tra tấn nhưng vẫn kiên quyết không khai báo, chuyện anh bị đốt 10 đầu ngón tay, chuyện anh cùng làng Man nhất tề thắng bọn giặc….. nhằm giúp dân làng nâng cao tinh thần truyền thống anh hùng bất khuất.

Sáng hôm sau, Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn anh lên đường tiếp tục đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ chia tay nhau ở đồi Xà nu.

Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, người dân làng sớm tham gia cách mạng để chống lại kẻ thù xâm lược, bởi vậy mà ngôi làng bị súng đạn kẻ thù tàn phá, phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát: Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu.

Tnú là là người con lớn lên trong tình yêu thương của dân làng Xô Man, từ nhỏ Tnú đã cùng Mai vào rừng nuôi giấu cán bộ là anh Quyết.

Trong một lần làm nhiệm vụ, Tnú chẳng may bị giặc bắt khi đang vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum. Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai - vợ của Tnú và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như sự bạt ngàn, vững trãi của cánh rừng xà nu bao quanh đây.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 9)

Rừng xà nu kể về người anh hùng Tnú của dân làng Xô Man, Tây Nguyên, sau thời gian 3 năm đi theo cách mạnh đã trở về làng, Tnú được Bé Heng đón và dẫn về làng. Trở về đây anh gặp lại người thân nhất là Cụ Mết già làng và bà con mừng rỡ đón Tnú.

Bà con trong làng tụ tập lại nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnú, từ Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, Tnú và Mai phải đi vào rừng để nuôi anh Quyết, được anh dạy nó học chữ. Trong một lần băng rừng Tnú bị giặc bắt, bị tra tấn, Tnú vượt ngục trốn nhưng anh Quyết thì hi sinh.

Dân làng quyết tâm phản kháng, nghe tin thì Thằng Dục đưa lũ giặc về vây ráp làng. Bọn giặc không tìm thấy Tnú đã giết chết mẹ con Mai. Căm thù giặc anh tay không ra cứu vợ con, nhưng bị giặc bắt., chúng đốt cháy 10 ngón tay Tnú bằng nhựa xà nu. Tình thế nguy cấp cụ Mết và thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, rựa chém chết lũ ác ôn giải phóng dân làng.

Làng Xô Man bừng bừng lửa cháy khắp nơi. Kết thúc truyện cụ Mết, bé Heng, Dít tiễn Tnú ra đi theo cách mạng để đánh đuổi bọn giặc.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 10)

Nhân 1 dịp nghỉ phép, Tnú đã trở về thăm làng, Cụ Mết đã tụ họp dân làng lại để kể cho mọi người nghe về cuộc đời nhiều đau thương và cả chiến công hào hùng của Tnú. Tnú được những người dân làng Xô man nuôi nấng bằng tình thương và tình người. Tnú và Mai từ khi còn nhỏ đã tham gia nuôi giấu cán bộ, được anh Quyết dạy chữ cho. Mai học chữ rất nhanh, chữ nào cũng nhớ được nhưng Tnú thì tính tình hay quên, chỉ có đi liên lạc trong rừng là sáng dạ hơn ai hết. Tnú bị bắt trong một lần lên huyện để đưa thư cho anh Quyết. Bị giặc vây bắt và tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn giữ bí mật đến cùng, trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai và có con. Nhưng Mai và con của anh bị giặc giết, còn anh bị tẩm nhựa xà nu đốt 10 đầu ngón tay để đe dọa dân làng. Nhưng trước đau thương thì con người càng trở nên mạnh mẽ. Người dân làng Xô man cùng cụ Mết đã cùng nhau lấy hết chông, gai, giáo, mác để giết chết quân giặc và giành thắng lợi. Kết thúc câu chuyện về cuộc đời Tnú, hôm sau Tnú chia tay dân làng và trở về đơn vị.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 11)

Ba năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô man, anh gặp bé Heng ở đầu con nước lớn và được bé Heng dẫn về làng. Đêm hôm ấy, người dân khắp làng Xô Man, từ người già đến những đứa trẻ con đều tụ tập lại ở nhà cụ Mết để nghe cụ kể về cuộc đời của Tnú. Dít - em gái Mai - thay mặt dân làng xem giấy có chữ ký của chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng hay không. Cụ Mết bắt đầu kể về cuộc đời Tnú, rằng anh là một chiến sĩ giải phóng quân. Giặc giết chết anh Xút, bà Nhan nên Tnú và Mai cùng nhau vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ và được anh dạy chữ cho. Tnú khi đi học chữ tuy hay quên nhưng vào rừng liên lạc thì đầu óc sáng lạ lùng. Tnú cứ băng vào rừng mà đi. Một lần, Tnú đi đưa thư của anh Quyết lên huyện thì bị giặc bắt, tra tấn giã man nhưng Tnú tuyệt đối không khai. 3 năm sau, Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hy sinh. Sau đó, Tnú cưới Mai và cùng dân làng Xô Man chuẩn bị đánh giặc. Biết được tin đó, thằng Dục đưa lính đến vây bắt. Chúng bắt mẹ con Mai và đánh đập cho đến chết, Tnú xông ra nhưng không kịp mà bị giặc đốt 10 đầu ngón tay. Đêm ấy, cụ Mết dẫn các thanh niên trong làng vây bắt và giết hết lũ giặc. Tnú từ đó đi giải phóng quân và hôm nay chính là ngày nghỉ phép anh được về thăm làng. Sáng hôm sau, Tnú chia tay mọi người để trở về đơn vị. Trong cảnh chia tay, mọi người thấy cánh rừng xà nu hiện lên bạt ngàn, bất khuất.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 12)

Tnú là đứa trẻ mồ côi được dân làng Xô Man nuôi lớn. Câu chuyện kể về người chiến sĩ này trong một đêm được về phép để thăm làng. Tnú được dân làng đón tiếp nồng nhiệt với tình yêu, sự hãnh diện. Cụ Mết thiết đãi Tnú nhiệt tình. Tối đó, cụ và dân làng quây quần bên nhau kể về những câu chuyện về người anh hùng này. Hồi nhỏ, Tnú và Mai là hai đứa trẻ nhanh nhạy thay dân làng nuôi cán bộ là anh Quyết và được anh dạy chữ cho. Lớn lên, hai người nên duyên vợ chồng và cùng nhau kháng chiến. Một lần giặc đến lùng, bọn chúng đã giết chết vợ con Tnú và thiêu đốt 10 đầu ngón tay của anh. Anh cùng dân làng đấu tranh chống lại chúng và giành thắng lợi. Sau đó, anh rời buôn làng, tham gia vào những cuộc kháng chiến khác nhau và lập được nhiều chiến công cho cách mạng nước nhà. Sau một đêm ở làng với mọi người, Tnú lại tiếp tục lên đường kháng chiến và chia tay dân làng nơi rừng xà nu trải dài ngút ngàn đến tận chân trời với cây xà nu lớn là cụ Mết, cây xà nu trưởng thành và Tnú và cây xà nu đang phát triển là Dít.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 13)

Tác phẩm đã viết về dân làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội để giải phóng, Tnú đã trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất và kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng Xô Man, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương và hùng tráng của làng, nó đã gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cách Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc để nuôi dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần nào đó tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người đã trở thành vợ chồng. Tnú trở thành người lãnh đạo của dân làng đánh giặc. Người dân làng Xô Man đã “mài giáo mác để chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến để vây quét. Cụ Mết và Tnú cùng với thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc đã dùng mọi cách để khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh về để hành hạ.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 14)

Trong đêm Tnú đã trở về thăm làng, Cụ Mết đã tụ họp người dân làng lại để kể lại cho mọi người nghe về cuộc đời đầy chông gai và dũng cảm của Tnú. Cụ đã kể cho mọi người nghe về Tnú khi còn nhỏ, khi Cha mẹ mất, Tnú cũng được những người dân làng Xô man nuôi nấng bằng những tình thương và tình người. Tnú và Mai từ khi còn nhỏ đã tham gia nuôi giấu cán bộ, được người anh Quyết dạy chữ cho. Mai đã học được chữ rất nhanh, chữ nào cũng đều nhớ được nhưng Tnú thì tính tình lại hay quên, chỉ có thể đi liên lạc trong rừng là sáng dạ hơn ai hết. Tnú bị bắt trong một lần lên huyện để đưa thư cho người anh Quyết. Bị giặc vây bắt và tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn giữ bí mật đến cùng, trốn được khi khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai và đã có con. Nhưng Mai và con của anhđã bị giặc giết, còn anh thì bị tẩm nhựa xà nu đốt đi 10 đầu ngón tay để đe dọa người dân làng. Nhưng trước đau thương thì con người càng trở nên mạnh mẽ hơn. Người dân làng Xô man cùng cụ Mết đã cùng nhau lấy hết chông gai giáo, mác để giết chết quân giặc và giành lại thắng lợi. Kết thúc câu chuyện về cuộc đời của Tnú, hôm sau Tnú chia tay dân làng và trở về đơn vị.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 15)

Mở đầu truyện là một cảnh rừng xà nu bạt ngàn trong “tầm đại bác của đồn giặc”, ưỡn tấm ngực che chở cho làng Xô man. Sau ba năm đi lực lượng, Tnú đã được cấp trên cho về thăm làng trong một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn. Dít trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên của xã đội.

Tối hôm đó, tại nhà cụ Mết, ông đã kể lại cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú – người dân tộc Strá ở Tây Nguyên. Hồi đó chống Mĩ – Diệm, được anh Quyết dìu dắt, Tnú và Mai đã tham gia nuôi dấu cán bộ cách mạng. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên trên huyện Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai. Sau ba năm vượt ngục ở Kom Tum trở về, lúc này anh Quyết đã hi sinh. Tnú đã lấy Mai làm vợ và Anh cùng với người dân làng mài giáo mác chuẩn bị để chiến đấu. Giặc nghe tin về làng Xô man càn quét khủng bố. Giặc đã bắt và tra tấn dã man vợ con của Tnú. Với lòng căm ghét, hận thù cháy bỏng, Tnú nhảy xổ ra giữa bọn giặc nhưng không thể cứu được mẹ con Mai. Anh bị bắt, bị tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Cụ Mết cùng người dân làng đã nổi dậy giết sạch bọn giặc để cứu Tnú. Sau đó anh đã gia nhập vào lực lượng để giải phóng quân. Sáng hôm sau, cụ Mết đã cùng Dít để tiễn Tnú trở lại đơn vị. Trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp tới tận chân trời.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 16)

Sau ba năm đi "lực lượng", Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn đẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ kí chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: 'Tốt lắm rồi!" "Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá". Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. "Anh Tnu đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc... Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta". Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc Nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị giặc đày đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lung đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem vẻ một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ổn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không, nhảy ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh. Cụ Mết và 10 thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chcm chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa xà nu trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng..." Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy... thằng Dục, "đúng chớ... chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!". Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời...

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 17)

"Rừng xà nu" là truyện ngắn có kết cấu chuyện lồng trong chuyện, cùng lúc kể về cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Sau ba năm đi lực lượng đánh giặc, Tnú được về thăm làng một đêm. Anh nhận được sự đón tiếp nồng hậu và thân tình của cụ Mết cùng toàn thể dân làng. Cũng trong đêm ấy, bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết kể lại cho dân làng về câu chuyện của Tnú. Tnú mồ côi từ nhỏ và được dân làng nuôi lớn. Sớm tiếp nối tinh thần cách mạng của làng, từ nhỏ Tnú đã tham gia nuôi giấu cách mạng và làm liên lạc. Tuy học chữ không giỏi nhưng Tnú lại rất mưu trí khi làm liên lạc, Tnú cứ chọn nơi rừng khó đi, nơi sông khó qua để tránh kẻ thù. Lúc bị bắt, Tnú cũng can đảm thách thức quân giặc, nuốt vội lá thư và chỉ tay vào bụng mình nói cán bộ ở đó. Sau khi trốn khỏi nhà tù của kẻ thù, Tnú về làng cùng cụ Mết và thanh niên trai tráng chuẩn bị vũ khí làm cách mạng. Tiếc rằng chưa kịp nổi dậy, bọn thằng Dục xông vào làng tra tấn vợ con anh. Nhìn Mai và đứa con nhỏ bị cả trận mưa cây sắt từ tay thằng Dục vụt tới tấp, Tnú không thể chịu đựng nổi và nhảy ra giữa kẻ thù với hai bàn tay không. Chẳng những không cứu được mẹ con Mai, Tnú còn bị bọn thằng Dục bắt trói và đốt mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu quê hương anh. Cụ Mết khi ấy không xông ra như Tnú, cụ cùng thanh niên quay vào rừng lấy vũ khí rồi trở lại tiêu diệt bọn thằng Dục, cứu Tnú. Sau biến cố ấy, Tnú không gục ngã mà trở thành anh lực lượng, dùng chính đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn một đốt của mình để cầm súng đánh giặc bảo vệ quê hương. Trong câu chuyện của Tnú và của làng, cụ Mết nhắc nhở làng về bài học xương máu: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Cuối truyện là cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú ra đi trong khung cảnh những rừng xà nu, đồi xà nu bạt ngàn chạy tít tắp đến tận chân trời.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 18)

Truyện “Rừng xà nu” kể về cuộc đời đau khổ, mất mát nhưng đầy anh dũng của người anh hùng Tnú. Tnú là người con của dân làng Xô Man-một làng ở Tây Nguyên, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong tình thương và dạy dỗ của người dân trong buôn làng. Khi lớn lên anh tham gia lực lượng Giải phóng quân, sau ba năm anh trở về thăm làng và được thằng bé Heng dẫn đường vào làng.

Đêm hôm Tnú về làng, dân làng tập trung tại nhà cụ Mết và nghe ông kể lại những trang sử đấu tranh hào hùng của buôn làng và trang sử đó gắn với cuộc đời Tnú.

Đó là khi quân Mỹ Diệm kéo tới làng lùng sục, tìm kiếm, khủng bố dữ dội để tìm cán bộ cách mạng (Anh Quyết) nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu. Tnú và Mai đảm nhiệm nuôi cán bộ bằng việc tiếp tế và giao thư cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ.

Trong một lần khi đang làm nhiệm vụ đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị quân địch bắt. Chúng thẳng tay tra tấn dã man nhưng Tnú nhất quyết không khai ra và bị chúng bỏ tù. Sau đó Tnú vượt ngục, trở về làng thay và anh Quyết lãnh đạo buôn làng, kêu gọi mọi người tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

Quân địch sau khi nghe tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí để nổi dậy đến, chúng lại đến lùng sục truy bắt Tnú và bắt hai mẹ con Mai (vợ và con Tnú) để làm mồi nhử dụ Tnú. Họ bị đánh đập, tra tấn dã man, từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh đó, lòng sôi sục căm thù, anh nhảy xổ vào bọn giặc và một lần nữa anh bị bắt. Hai mẹ con Mai chết. Bọn giặc trói anh lại tran tấn anh bằng cách tẩm nhựa Xà nu và đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng.

Tnú gan lì kiên cường chịu đựng không một tiếng kêu la. Tnú thét lên một tiếng, toàn bộ dân làng nổi dậy và cứu anh Tnú. Sau đó, Tnú gia nhập đội Giải phóng quân, anh đã dũng cảm lập được chiến công và được chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Tnú lại lên đường, Cụ Mết và Dít tiễn anh đi tới tận đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 19)

Mở đầu truyện ngắn “Rừng xà nu” là hình ảnh cảnh rừng xà nu bạt ngàn hiện lên trong tư thế ưỡn tấm ngực che chở, bảo vệ cho dân làng làng Xôman. Tnú-người con, người anh hùng của dân làng Xô man sau ba năm đi lực lượng, anh được cấp trên cho nghỉ phép 1 ngày và anh đã về thăm làng, nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Bé Heng nay đã trở thành một cậu bé giao liên nhanh nhẹn, dũng cảm. Dít-em gái Mai trở thành cô bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

Tối hôm đó dân làng tập trung tại nhà cụ Mết nghe ông kể về cuộc đời anh dũng của Tnú. Hồi đó chống quân Mĩ – Diệm, được anh Quyết- người cán bộ cách mạng dìu dắt, dạy chữ, Tnú và Mai đã tham gia nuôi dấu cán bộ cách mạng trong rừng. Một lần, khi đang giao thư của anh Quyết lên huyện Tnú bị quân giặc bắt và bị tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn gan lì không chịu khai. Anh bị tỏ bù. Sau ba năm anh vượt ngục trở về làng, biết tin anh Quyết đã hi sinh, anh đã thay anh Quyết đứng lên lãnh đạo buôn làng chuẩn bị vũ khí, giáo mác để chuẩn bị nổi dậy chiến đấu. Khi nghe tin này, quân giặc đã đến và càn quét khủng bố cả làng Xô man, bắt và tra tấn dã man vợ con Tnú (chị Mai). Tnú chứng kiến cảnh đó, nỗi căm thù lên đến tột đỉnh, anh nhảy xổ ra giữa bọn giặc để cứu hai mẹ con Mai, nhưng anh lại bị giặc bắt. Hai mẹ con Mai chết, Tnú bị giặc tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Cụ Mết cùng dân làng cùng nổi dậy giết sạch bọn giặc, cứu được Tnú. Sau đó anh tham gia lực lượng giải phóng quân và được cấp trên cho nghỉ phép. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường trở lại đơn vị tại cánh rừng xà nu bạt ngàn.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 20)

“Rừng Xà Nu” truyện kể về làng Xô Man nằm giữa những cánh rừng Xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên, đang ngày đêm vươn mình hứng chịu mưa bom, bão đạn bảo vệcho người dân nơi đây. Và tại đó, có chàng Tnú – một người mồ côi cha mẹ từ sớm, lớn lên trong tình thương và sự nuôi dưỡng của người trong buôn làng. Từ nhỏ Tnú đã trở thành một câu bé giao liên dũng cảm và được anh Quyết dạy chữ. Lớn lên anh tham gia cách mạng, khi quân giặc biết tin anh lãnh đạo dân làng chuẩn bị nổi dậy, chúng bắt vợ con anh là chị Mai để dụ anh ra. Chứng kiến vợ con bị tra tấn dã man, anh không chịu được quyết định xông ra giữa vòng vây địch để cứu hai mẹ con. Nhưng anh lại bị giặc bắt, cũng không cứu được mẹ con Mai, anh bị giặc đốt trụi mười đầu ngón tay. Cụ Mết và dân làng đồng khởi nổi dậy và cứu được Tnú. Sau đó Tnú tham gia quân giải phóng. Sau ba năm, anh được chỉ huy cho nghỉ phép và trở về thăm làng Xô Man. Đêm hôm đó, cả làng tập trung ngồi nghe cụ Mết kể lại về cuộc đời anh dũng và những chiến công vang dội của Tnú. Sáng hôm sau, Tnú lên đường trở lại đơn vị, được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn ra tận đồi Xà nu.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 21)

Tnú một người con của buôn làng Xô man, mồ côi cha mẹ từ sớm và được dân làng Xô Man nuôi lớn. Câu chuyện kể về người cán bộ cách mạng này được nghỉ phép và về thăm làng. Tnú được dân làng hân hoan đón tiếp nồng nhiệt với tình yêu thương và sự hãnh diện. Cụ Mết đưa anh về nhà. Tối đó, dân làng tụ tập tại nhà cụ Mết để nghe cụ kể về câu chuyện về cuộc đời anh dũng của Tnú.

Hồi nhỏ, Tnú và Mai là hai đứa trẻ dũng cảm, nhanh nhạy đã thay dân làng đi nuôi cán bộ là anh Quyết và được anh dạy chữ cho. Lớn lên, Mai và Tnú lên duyên vợ chồng và cùng nhau hoạt động cách mạng. Khi nghe tin Tnú lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khi nổi dậy, bọn giặc đã đến truy lùng Tnú. Không bắt được anh, chúng bắt vợ con Tnú, tra tấn dã man khiên hai mẹ con Mai chết, còn Tnú bị bắt và bị chúng thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Cụ Mết cùng dân làng đứng lên đấu tranh chống lại chúng và cứu Tnú. Sau đó, anh rời buôn làng và tham gia vào lực lượng giải phóng quân. Anh lập được nhiều chiến công nên được chỉ huy cho nghỉ phép một ngày. Sáng hôm sau, Tnú lại tiếp tục lên đường về đơn vị và chia tay cụ Mết, Dít, bé Heng và dân làng tại đồi xà nu trải dài ngút ngàn đến tận chân trời.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 22)

Truyện ngắn “Rừng xà nu” là lời kể của cụ Mết về cuộc đời đau thương nhưng anh dũng của Tnú cho dân làng, cho thế hệ sau của buôn làng Xô Man nghe. Từ khi còn nhỏ, Tnú đã là một cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn băng rừng vượt núi để đưa thư, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Trong một lần đưa thư, Tnú bị giặc bắt được nhưng Tnú nhất quyết không chịu khai nên bị bỏ từ. Sau ba năm, anh vươt ngục trở về làng và tiếp tục thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí cho cuộc nổi dậy. Khi nghe tin, quân giặc lại lùng sục đến truy bắt Tnú, chúng bắt vợ con Tnú (chị Mai-người đã cùng Tnú nuôi cán bộ từ khi còn nhỏ, sau đó hai người nên duyên vợ chồng). Chúng tra tấn, đánh đập hai mẹ con Mai dã man để dụ Tnú ra. Chứng kiến cảnh đó, Tnú không chịu được nhảy xổ ra giữa vòng vây quân địch cứu vợ con nhưng anh bị giặc bắt và bị chúng tẩm nhựa xà nu vào 10 đầu ngón tay và thiêu cháy. Sau đó, Tnú được cụ Mết và dân làng nổi dậy cứu được nhưng không cứu được hai mẹ con Mai. Sau đó, Tnú tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến công nên chỉ huy cấp phép cho anh nghỉ một ngày.

Sáng hôm sau, Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít tiễn anh lên đường trở về đơn vị, họ chia tay nhau tại đồi xà nu bạt ngàn.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 23)

Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cách Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuôi giấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng.

Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 24)

Truyện kể về một làng ở Tây Nguyên - làng Xô Man - nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận những trận đại bác của đồn giặc.

Chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích. Đêm ấy, cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe trang sử đấu tranh đồng khởi của làng, gắn bó sâu sắc với cuộc đời Tnú.

Cha mẹ chết sớm, Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồi ấy, Mỹ - Diệm khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Tuy còn nhỏ tuổi, Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho anh Quyết, rồi được anh Quyết dạy chữ. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Hay tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc. Thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú, cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, bọn giặc bắt Mai với đứa con nhỏ chưa đầy tháng của hai người đánh đập dã man cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để khủng bố tinh thần dân làng. Thế nhưng, cũng ngay đêm ấy, khi Tnú bị Bắt, Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Làng Xô Man đồng khởi thắng lợi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 25)

Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ kí chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. Cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

Tóm tắt Rừng xà nu (mẫu 26)

Sau ba năm tham gia lực lượng Giải phóng quân, Tnú trở về thăm làng. Làng Xô Man, ở Tây Nguyên, nằm giữa cánh rừng Xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn giặc. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn, đã dẫn đường cho Tnú.

Đêm đó, cụ Mết tập trung dân làng lại và kể cho mọi người nghe trang sử đấu tranh của làng, trang sử đó gắn với cuộc đời Tnú.

Hồi ấy Mỹ Diệm kéo tới làng lùng sục, khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Giặc giết anh Xút, bà Nhan, Tnú và Mai đảm nhiệm việc tiếp tế và giao liên cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ.

Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt. Chúng thẳng tay tra tấn nhưng Tnú không khai và bị chúng bỏ tù. Sau ba năm. Anh vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết lãnh đạo buôn làng tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc, khi đứa con Tnú chưa đầy tháng, thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp quyết bắt kỳ được Tnú. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Bất lực, bọn giặc bắt Mai cùng với đứa con nhỏ đánh đập dã man.

Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị giặc hành hạ. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào bọn giặc và anh bị bắt. Mai và đứa con đã chết. Bọn giặc trói anh và tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng.

Tnú kiên cường chịu đựng quyết không kêu la. Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, thằng Dục và tiểu đội ác ôn đã bị giết trước lưỡi mác, lưỡi rựa, của cụ Mết và thanh niên. Làng Xô Man đã đồng khởi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Cụ Mết, Dít tiến anh lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Tóm tắt Những đứa con trong gia đình

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt Mùa lá rụng trong vườn

Tóm tắt Một người Hà Nội

1 1,768 20/12/2023
Tải về