TOP 10 mẫu Tóm tắt Bác ơi! (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Bác ơi! môn Ngữ văn lớp 12 gồm 10 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Bác ơi! từ đó học tốt môn Văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 1567 lượt xem
Tải về


Tóm tắt Bác ơi! - Ngữ văn 12

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 1)

Bác ơi! là tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 2)

Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt Bác ơi! hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 3)

Bài thơ gồm bốn khổ đầu là nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. Sáu khổ tiếp là hình tượng Bác Hồ. Ba khổ cuối là cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi. Bài thơ là thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam.            

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 4)

Bốn khổ đầu bài thơ miêu tả nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. Tác giả chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác, rồi bàng hoàng không tin vào sự thật. Cảnh vật xung quanh hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác: phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng, không còn bóng dáng Người. Tiếp theo, sáu khổ tiếp, hình tượng Bác Hồ là người giàu tình yêu thương đối với mọi người. Giàu đức hy sinh với lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Ba khổ cuối là cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi. Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ. Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi.

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 5)

Bốn khổ đầu bài thơ miêu tả nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. Lòng người cảm thấy  xót xa, đau đớn. Tác giả chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác, rồi bàng hoàng không tin vào sự thật. Cảnh vật xung quanh cũng như nói hộ lòng người, hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác: phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng, không còn bóng dáng Người. Tiếp theo, sáu khổ tiếp, hình tượng Bác Hồ được tái hiện là người giàu tình yêu thương đối với mọi người. Giàu đức hy sinh với lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi. Ba khổ cuối là cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi. Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ. Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu, quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng. Đó là lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 6)

Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một điếu văn bi hùng được viết bằng thơ, thông qua tiếng khóc ấy bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ. Người là một người sống có lý tưởng cao cả, giàu tình nhân ái và sống khiêm tốn, giản dị đến quên mình. Đồng thời bài thơ cũng là sự bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 7)

Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Đồng thời bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 8)

Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ. Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm người đọc xúc động, ứa nước mắt. Xúc động nhưng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thương, nhớ tiếc thành hành động cách mạng. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Đồng thời, bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. 

Tóm tắt Bác ơi! (mẫu 9)

Bốn khổ đầu bài thơ là nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. Sáu khổ tiếp là hình tượng Bác Hồ. Ba khổ cuối là cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi. Toàn bài thơ là thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam.  

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Tự do

Tóm tắt Người lái đò sông Đà

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tóm tắt Những ngày đầu của nước Việt Nam mới

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập

1 1567 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: