- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Xe máy có bắt buộc đủ 2 gương chiếu hậu?
1. Gương chiếu hậu là gì?
Gương chiếu hậu, hay còn được gọi là gương chắn bùn, gương cửa, gương chiếu hậu bên ngoài hoặc gương nhìn bên, là một gương được tìm thấy ở bên ngoài xe cơ giới với mục đích giúp người lái nhìn thấy các khu vực phía sau và hai bên nằm bên ngoài tầm nhìn ngoại vi của người lái xe (điểm mù).
2. Tiêu chuẩn của gương chiếu hậu
Theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
- Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
+ Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.
+ Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm.
+ Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.
+ Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trên.
- Quy định về kích thước
+ Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
+ Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
+ Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
- Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ
+ Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục A của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 40%.
+ Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.
+ Giá trị “r” được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục B của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1000 mm và không lớn hơn 1500 mm.
+ Sự khác nhau giữa ri hoặc ri ’ và rpi tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15 r. Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rp1, r p2 và r p3) và r không được vượt quá 0,15 r.
Theo quy định trên thì gương chiếu hậu phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên, trường hợp không đạt chuẩn theo những quy định trên thì sẽ vi phạm quy định về gương chiếu hậu khi tham gia giao thông bằng xe máy.
3. Xe máy có bắt buộc phải có 2 gương chiếu hậu không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ và điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe máy là phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
Khi tham gia giao thông bằng xe máy mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định xử phạt việc người điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển xe máy hoặc có nhưng không có tác dụng chứ không có quy định nào về việc xử phạt với trường hợp không có gương chiếu hậu bên phải.
Bài viết là những nội dung pháp lý liên quan đến Xe máy có bắt buộc đủ 2 gương chiếu hậu? Hi vọng bài viết này đem lại cho bạn đọc những kiến thức pháp lý hữu ích liên quan đến gương chiếu hậu của xe máy.