- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (181)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Tiền lương (130)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (72)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Biển báo giao thông (49)
- Mức lương theo nghề nghiệp (47)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Phương tiện giao thông (35)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (29)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
Vị trí đặt biển báo chú ý chướng ngại vật ở đâu?
1. Vị trí đặt biển báo chú ý chướng ngại vật ở đâu?
Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể vị trí đặt biển báo số W.246 tại Điều 30 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:
“Điều 30. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
30.1. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.
30.2. Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.
30.3. Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển phụ số S.502.
30.4. Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường. Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm bên dưới các biển số W.202(a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ số S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.
30.5. Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
30.6. Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:
30.6.1. Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm đã có biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b));
30.6.2. Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng, nếu đã đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221(a,b) và biển số W222a);
30.6.3. Đường trong khu đông dân cư, tốc độ xe đi chậm, liên tục có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì không nhất thiết đặt biển số W.205(a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”.
30.7. Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch sơn kiểu mắt võng khi xử lý vị trí là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, điểm đen tai nạn giao thông.”
Như vậy, biển W.246 được đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật. Điều này giúp lái xe nhận biết kịp thời và có thể điều chỉnh tốc độ cũng như hướng đi một cách an toàn.
2. Biển báo chú ý chướng ngại vật W.246 mới nhất
Tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định như sau:
“C.46 Biển số W.246 (a,b,c) "Chú ý chướng ngại vật"
Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo, đặt biển số W.246a "Chú ý chướng ngại vật - Vòng tránh ra hai bên", biển số W.246b "Chú ý chướng ngại vật - Vòng tránh sang bên trái” và biển số W.246c "Chú ý chướng ngại vật - Vòng tránh sang bên phải”. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.
3. Kích thước, hình dạng, màu sắc của biển số W.246
Kích thước, hình dạng, màu sắc của biển số W.246 được quy định tại Điều 29 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về báo hiệu đường bộ như sau:
“Điều 29. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
29.1. Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới .
29.2. Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Điều 12, Điều 13 và Phụ lục C của Quy chuẩn này.”
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Biển số W.246 là loại biển báo gì?
Căn cứ theo Điều 28.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về báo hiệu đường bộ, biển số W.246 thuộc loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Cụ thể như sau:
“Điều 28. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
28.1. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W với tên các biển như sau:
…
- Biển số W.246(a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;”
4.2. Mức phạt với lỗi không tuân thủ biển báo chú ý chướng ngại vật là như thế nào?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện không tuân thủ biển báo chú ý chướng ngại vật sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với ô tô, và tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu vi phạm gây tai nạn.
- Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với xe máy, và tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu vi phạm gây tai nạn.
- Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với xe đạp.
4.3. Chi tiết các loại biển báo chú ý chướng ngại vật và ý nghĩa như thế nào?
Biển báo có chướng ngại vật phía trước được quy định mã biển số W.246 (a,b,c): “Chú ý chướng ngại vật” theo quy định tại Phụ lục C được ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về biển báo hiệu đường bộ.
Cụ thể các loại biển báo có chướng ngại vật phía trước được chia thành 3 loại, bao gồm: W.246a, W246b và W.246c. Chi tiết các loại có ý nghĩa như sau:
- W.246a: Chú ý chướng ngại vật phía trước – Vòng tránh ra 2 bên
Biển báo W246a chỉ dẫn người tham gia giao thông có thể đi sang 2 bên để tránh chướng ngại vật. Khi gặp biển báo này, người lái xe cần giảm tốc độ và đi theo hướng chỉ dẫn vòng sang 2 bên trái hoặc phải để tránh chướng ngại vật.
- W.246b: Chú ý chướng ngại vật phía trước – Vòng tránh sang bên trái
Biển báo số 246b được dùng để cảnh báo trước cho người điều khiển phương tiện biết phía trước có chướng ngại vật và cần giảm tốc độ, đồng thời đi theo chỉ dẫn trên biển báo, đi vòng sang bên trái của của chướng ngại vật.
- W.246c: Chú ý chướng ngại vật phía trước – Vòng tránh sang bên phải
Biển báo số W.246c được dùng để cảnh báo trước cho người điều khiển phương tiện biết phía trước có chướng ngại vật và cần giảm tốc độ, đồng thời đi theo chỉ dẫn trên biển báo, đi vòng sang bên phải của của chướng ngại vật.