- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội cướp giật tài sản Điều 171, được quy định tại chương XVI Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đều là hành vi cố ý trực tiếp nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Vậy làm sao để phân biệt được trường hợp nào thì phạm Tội cướp tài sản, trường hợp nào phạm Tội cướp giật tài sản? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự khác nhau của hai tội danh này nhé.
1. Tội cướp tài sản là gì?
Căn cứ vào Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội cướp tài sản được quy định tại là cá nhân có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Tội cướp giật tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội cướp giật tài sản có thể được hiểu là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác và nhanh chóng tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản.
3. Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
Bên cạnh những điểm giống nhau, hai tội danh tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản có những điểm khác nhau cơ bản trong cấu thành tội phạm được quy định cụ thể theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Tiêu chí |
Tội cướp tài sản Điều 168 |
Tội cướp giật tài sản Điều 171 |
Hành vi |
- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là việc người phạm tội dùng các hành động như đấm, đá, trói, đâm, chém… hoặc dùng lời đe dọa nhằm trấn áp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân, ngăn càn hành vi phản kháng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hậu quả của hành vi dùng vũ lực này có thể khiến cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc bị chết ngoài ý muốn của người phạm tội. - Có hành vi khác làm cho người nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi khác là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ... làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự. Ví dụ: Đối tượng dùng dao kề vào cổ, đe dọa nếu không đưa tiền, tài sản sẽ dùng dao đâm ngay lập tức. |
Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát. Ví dụ: Lợi dụng người đi đường đang nghe điện thoại, đối tượng giật và bỏ chạy. |
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội danh này là ở hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lự hoặc hành vi khác làm cho nạn nhân không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Trong tội Cướp giật tài sản, người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực và cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự. |
||
Khách thể |
- Quyền sở hữu tài sản; - Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe. |
- Quyền sở hữu tài sản. - Có thể xâm phạm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe hoặc không. |
Như vậy, về khách thể của hai tội này có sự khác nhau về quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe. Theo đó, tội cướp tài sản có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nên vấn đề tính mạng, sức khỏe của nạn nhận là yếu tố bắt buộc. Đối với tội Cướp giật tài sản, vấn đề tính mạng, sức khỏe không phải là yếu tố bắt buộc. |
||
Hình phạt |
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. - Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Không có quy định xử lý hình sự với người chuẩn bị phạm tội. - Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. |
Mặc dù mức hình phạt cao nhất của hai tội danh là giống nhau nhưng xét về tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội nên mức hành phạt tại các khung của điều luật trong Tội cướp tài sản là nặng hơn so với Tội cướp giật tài sản. Bên cạnh đó, Tội cướp tài sản có hình phạt đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội, trong khi đó, Tội cướp giật tài sản thì không. |