Mẫu hợp đồng lao động thời vụ không đóng bảo hiểm mới nhất 2025?
Mẫu hợp đồng lao động thời vụ không đóng bảo hiểm mới nhất 2025?

1. Mẫu hợp đồng lao động thời vụ không đóng bảo hiểm mới nhất 2025?

Dưới đây là Mẫu hợp đồng lao động thời vụ không đóng bảo hiểm mới nhất 2025:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----***-----

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỜI VỤ

Số: …………

Hôm nay, ngày …. tháng ….năm…., tại …………………………………………….

Chúng tôi gồm:

BÊN A (Người sử dụng lao động):............................................................................

Đại diện: ………………………….………… Chức vụ: ………..…………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Điện thoại: ...........................................................................…………………………

Mã số thuế: ..................................................................................................................

Số tài khoản:…………………………. Tại Ngân hàng:…….………………...……..

BÊN B (Người lao động):………………….………………………………………..

Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………...

Địa chỉ thường trú: ..................................................................................................…

Số CMND:.........................Nơi cấp:...................... Ngày cấp:…………….................

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………...

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động thời vụ với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động thời vụ ……. tháng (1).

- Từ ngày …… tháng …… năm ……. đến ngày ….… tháng … năm .…

- Địa điểm làm việc (2): Tại…………………………………………………………...

- Chức danh chuyên môn:.……………….…….…………………………….............

- Chức vụ (nếu có): ……………………………………………..……………………

- Công việc phải làm (3): ………………….….………………..……………………..

Điều 2: Chế độ làm việc

- Thời giờ làm việc (4): ………………..……………………………………………...

- Dụng cụ làm việc được cấp phát: Căn cứ theo công việc thực tế.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Quyền lợi

- Phương tiện đi lại làm việc (5): ……………………………………………………..

- Mức lương chính hoặc tiền công (6): …………………. đồng/tháng

Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………..

ã bao gồm tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp)

- Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Phụ cấp (nếu có): …………………………………………………………………..

- Thời hạn trả lương (7):…….………………………………………………..……….

- Tiền thưởng (8): ……………………...……………………………………………...

- Chế độ nâng lương (9): ……………………………………………………………...

- Chế độ nghỉ ngơi (10):…………………………………………..……………….......

- Những thoả thuận khác: ……………………………………...…………………….

2. Nghĩa vụ

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.

- Chấp hành nội quy, quy chế kỷ luật lao động, an toàn lao động của công ty.

- Bồi thường vi phạm và vật chất (11):…………….…………………………………..

Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

1. Quyền hạn

- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng.

- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy của doanh nghiệp.

2. Nghĩa vụ

- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết theo hợp đồng này.

- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn lương và các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể (nếu có).

Điều 5. Điều khoản chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong trường hợp:

- Hết hạn hợp đồng lao động;

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

- Một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Điều 6. Điều khoản thi hành

- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thoả ước lao động tập thể, trường hợp chưa có hoặc không có thoả ước lao động tập thể thì áp dụng theo quy định của pháp luật lao động.

- Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung khác của bản hợp đồng này.

- Hợp đồng được làm thành …….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……. bản và có hiệu lực từ ngày…….. tháng……. năm…….

Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Người lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng lao động thời vụ

(1) Lưu ý thời hạn của công việc mang tính chất thời vụ không được quá 12 tháng.

(2) Ghi rõ bộ phận, địa chỉ nơi người lao động làm việc.

(3) Ghi chi tiết công việc người lao động phải thực hiện theo hợp đồng này. Càng chi tiết bao nhiêu càng tránh được tranh chấp có thể xảy ra.

(4) Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019:

- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần;

- Thời giờ làm việc không quá 06 giờ/ngày đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(5) Tùy theo chính sách của người sử dụng lao động, phương tiện đi lại có thể do người lao động tự túc hoặc do doanh nghiệp đưa đón.

(6) Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019:

- Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

- Tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

(7) (8) (9) Căn cứ theo quy chế tiền lương, tiền thưởng áp dụng trong doanh nghiệp.

(10) Theo quy định tại Điều 109, Điều 111 Bộ luật Lao động 2019:

- Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 01 ngày và 04 ngày/tháng.

(11) Trách nhiệm bồi thường vi phạm và trách nhiệm vật chất căn cứ vào nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động thời vụ tối đa 02 lần liên tiếp. Sau khi ký hợp đồng lao động thời vụ 02 lần liên tiếp mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

2. Lao động thời vụ có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không?

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, hiện nay có 02 loại hợp đồng là hợp đồng lao động xác định thời hạn và không xác định thời hạn.

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc thông qua hình thức hợp đồng điện tử.

Như vậy, lao động thời vụ có thể được ký kết hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

  • Làm công việc có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
  • Làm công việc dưới 01 tháng nhưng thuộc các trường hợp sau:
    • Nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định.
    • Lao động chưa đủ 15 tuổi.
    • Người lao động là người giúp việc gia đình.

3. Nội dung chủ yếu trong hợp đồng thời vụ bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động thời vụ nói riêng và hợp đồng lao động nói chung phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

4. Lợi ích cơ bản của việc tham gia BHXH bắt buộc

Những lợi ích người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng theo Luật BHXH bao gồm chế độ ốm đau và thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, và chế độ tử tuất. Các quyền lợi này bao gồm trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, lương hưu hàng tháng, và trợ cấp tử tuất cho thân nhân.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận các quyền lợi sau:

  • Chế độ ốm đau và thai sản:
    • Hưởng chế độ ốm đau khi ốm đau hoặc con dưới 07 tuổi ốm đau.
    • Hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp liên quan đến thai kỳ.
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
    • Nhận trợ cấp một lần hoặc hằng tháng khi bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
    • Được hỗ trợ về phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, cũng như trợ cấp phục vụ, chuyển nghề khi trở lại làm việc.
  • Chế độ hưu trí:
    • Hưởng lương hưu hằng tháng khi đủ tuổi và số năm đóng bảo hiểm tối thiểu.
    • Có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi đủ điều kiện thay vì nhận lương hưu.
  • Chế độ tử tuất:
    • Thân nhân của người đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận chế độ tử tuất nếu người đóng bảo hiểm chết, bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần hoặc hàng tháng.

5. 05 điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất năm 2025

5.1. Mở rộng đối tượng được tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mở rộng đối tượng được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bằng việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với:

  • Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
  • Người lao động làm việc không trọn thời gian;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

5.2. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định về trường hợp khi nào tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 37. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động được truy lĩnh đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bù cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, từ 1/7/2025, người lao động được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc trong 03 trường hợp sau:

  • Người lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì do người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
  • Người lao động bị tạm giam.
  • Người lao động bị tạm đình chỉ công việc.

5.3. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp nào?

Các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

2. Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau đây:

a) Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo đó người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình
  • Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thuộc danh mục quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Thời gian trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5.4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng tối đa:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ đủ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ đủ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.

Đối với lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.

Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? 05 điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất năm 2025
Mẫu hợp đồng lao động thời vụ không đóng bảo hiểm mới nhất 2025?

5.5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:

Điều 71. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64, Điều 65 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 70 của Luật này hoặc chưa hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy có thể được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp sau:

6. Các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/07/2025 mới nhất

Luật bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại khoản 1 Điều 2 như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

e) Dân quân thường trực;

g) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

h) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;

k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;

m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

n) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Bên cạnh đó tại khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.

Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Lao động là người giúp việc gia đình;

c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.

7. Những trường hợp nào người lao động là công dân Việt Nam không phải đóng BHXH bắt buộc?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

7. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.

Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Lao động là người giúp việc gia đình;

c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.

Như vậy, những trường hợp không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

Theo đó, Chính phủ sẽ quy định đối tượng hưởng trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

8. Các câu hỏi thường gặp

8.1. Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không mới nhất 2025?

Khi một người đóng bảo hiểm xã hội qua đời, thân nhân của họ sẽ không thể rút tiền đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng sẽ được hưởng các chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật tại mục 4 chương V đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và mục 3 chương VI của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

8.2. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa 2025 là bao nhiêu?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.

Lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.

8.3. Người già 75 tuổi không có lương hưu được hưởng chế độ gì?

Đối tượng này sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí. Theo đó, người dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi từ đủ 75 tuổi trở lên và không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.