- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hàng hóa (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Ly hôn (13)
- Thường trú (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Phụ cấp (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Đi nghĩa vụ công an có được thi đại học không? Đi nghĩa vụ công an được cộng bao nhiêu điểm đại học?
1. Đi nghĩa vụ công an có được thi đại học không?
Chiến sĩ nghĩa vụ Công an đang tại ngũ được dự tuyển trường đại học, nhưng chỉ được dự tuyển những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học.
Tại Khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, điều kiện dự tuyển trình độ đại học, cao đẳng:
Điều 5. Điều kiện dự tuyển
6. Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Theo quy định nêu trên chiến sĩ nghĩa vụ Công an đang tại ngũ vẫn được dự tuyển cả trường đại học và trung cấp, nhưng chỉ được dự tuyển những trường do Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học. Chẳng hạn như Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Phòng cháy Chữa cháy, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I…
2. Đi nghĩa vụ công an được cộng bao nhiêu điểm đại học?
Công dân đi nghĩa vụ công an thuộc nhóm ưu tiên 1 được cộng 2 điểm trong tuyển sinh.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh như sau:
a) Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm các đối tượng:
….
- Đối tượng 03:
…
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định…
Như vậy, công dân đi nghĩa vụ công an trong các trường hợp sau thuộc đối tượng ưu tiên nhóm 1, được cộng 2 điểm trong tuyển sinh:
- Chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
- Chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
- Chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.
3. Điều kiện đi nghĩa vụ công an theo quy định mới nhất
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, công dân có thể tham gia thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chí sau đây:
(1) Về đối tượng tuyển chọn:
- Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;
- Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
(2) Về tiêu chuẩn tuyển chọn
Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ công an khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có lý lịch rõ ràng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
4. Nghĩa vụ công an 2025 khi nào phải đi? Thời gian đi bao lâu?
Theo quy định hiện nay, thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ công an là tháng 02 hoặc tháng 03 năm 2025; thời gian thực hiện nghĩa vụ là 24 tháng và có thể kéo dài không quá 06 tháng trong một số trường hợp.
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời điểm gọi thực hiện nghĩa vụ công an và nghĩa vụ quân sự như sau:
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba...
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 về thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an như sau:
“…Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ”.
5. Đi nghĩa vụ công an làm những công việc gì?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 trên đây, có thể khái quát những công việc cần làm khi đi nghĩa vụ công an như sau:
- Huấn luyện và rèn luyện: Công dân sẽ tham gia vào các khóa huấn luyện về nghiệp vụ công an, kỹ năng chiến đấu, và các phương pháp bảo vệ an ninh trật tự, giúp họ nắm vững kiến thức về luật pháp, rèn luyện thể lực và kỹ năng thực tế cần thiết để đối phó với các tình huống thực tế.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh: Công dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn xã hội bằng cách ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Điều này bao gồm việc tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh tại các khu vực công cộng, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tội phạm.
- Sẵn sàng chiến đấu: Bao gồm việc tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố, giữ gìn trật tự trong các sự kiện lớn, hoặc ứng phó nhanh chóng với các tình huống bất ngờ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
- Tham gia cứu nạn, cứu hộ: Công dân sẽ tham gia vào các hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh. Họ có trách nhiệm hỗ trợ người dân trong việc sơ tán, cung cấp cứu trợ, và đảm bảo an toàn cho cộng đồng trong những tình huống khẩn cấp.
- Báo cáo, phối hợp: Công dân đi nghĩa vụ công an cần phối hợp làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác để báo cáo tình hình an ninh và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc này bao gồm việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động chuyên môn để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ an ninh.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Đi nghĩa vụ công an sẽ đi ở đâu?
Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện, các chiến sĩ mới sẽ được phân bổ về các đơn vị như Cảnh sát cơ động, Phòng cháy chữa cháy, Trại giam, Cảnh vệ và Công an địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định.
6.2. Đi nghĩa vụ công an có được sử dụng điện thoại không?
Theo quy định hiện nay, pháp luật không cấm sử dụng điện thoại khi tham gia nghĩa vụ công an nhân dân.
6.3. Năm 2025 đi nghĩa vụ công an có được về nhà không?
Căn cứ quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân, công dân đi nghĩa vụ công an được về nhà từ tháng thứ 13 trở đi theo chế độ nghỉ phép.
6.4. Nghĩa vụ công an được nghỉ bao nhiêu ngày?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về chế độ nghỉ phép, theo đó thời gian nghỉ phép hàng năm là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
6.5. Hết thời hạn đi nghĩa vụ công an có được làm công an không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một người hoàn thành hết thời hạn đi nghĩa vụ công an có quyền lựa chọn gia nhập ngành Công an nhân dân. Điều này được quy định trong Điều 9 của Nghị định 70/2019/NĐ-CP.