Biển báo vị trí người đi bộ sang ngang mới nhất 2025 (ảnh 1)
Biển báo vị trí người đi bộ sang ngang mới nhất

1. Biển báo vị trí người đi bộ sang ngang mới nhất 2025

Biển số I.423(a,b): Vị trí người đi bộ sang ngang:

  • Để chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang, đặt biển số I.423 (a,b) "Vị trí người đi bộ sang ngang".
  • Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Gặp biển này người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang. Chiều người đi bộ trên biển phải hướng vào đường.
  • Khi đã có vạch sơn kẻ đường cho người đi bộ hoặc trước vị trí người đi bộ sang đường đã đặt biển số W.224 hoặc biển số R.305 thì có thể không đặt biển số I.423(a,b).
Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình E.23a - Biển số I.423

    • Biển số I.423a: Vị trí người đi bộ sang ngang

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)

    • Biển số I.423b: Vị trí người đi bộ sang ngang

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)

2. Một số loại biển báo dành cho người đi bộ mới nhất 2025

2.1. Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025

Gặp biển số W.224 người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ.

Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo QCVN 41:2024/BGTVT theo Thông tư số 51/2024/TT-BGTVT quy định về biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang:

  • Để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường, đặt biển số W.224 "Đường người đi bộ cắt ngang". Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
  • Phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang tại nơi đường giao nhau, trong nội thành, nội thị nơi người qua lại nhiều phải được sơn kẻ vạch đường dành cho người đi bộ.
  • Không cần phải đặt biển này tại các đoạn đường qua khu đông dân cư nếu người tham gia giao thông dễ thấy được phần đường sang ngang của người đi bộ, khi tốc độ hạn chế tối đa dưới 50 km/h hoặc tại vị trí này có hệ thống đèn điều khiển giao thông.
Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình C.26 - Biển số W.224

2.2. Biển báo cấm người đi bộ mới nhất 2025

Để báo đường cấm người đi bộ qua lại, đặt biển số P.112 "Cấm người đi bộ".

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình B.12 - Biển số P.112

2.3. Biển báo đường dành cho người đi bộ mới nhất 2025

Biển số R.305: Đường dành cho người đi bộ:

  • Để báo đường dành cho người đi bộ, đặt biển số R.305 "Đường dành cho người đi bộ".
  • Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người khuyết tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình D.7 - Biển số R.305

2.4. Biển báo điểm bắt đầu đường đi bộ mới nhất 2025

Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ: Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ, đặt biển số I.423c "Điểm bắt đầu đường đi bộ". Biển này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình E.23b - Biển số I.423c

2.5. Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ mới nhất 2025

Biển số I.424(a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ:

  • Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường, đặt biển số I.424(a,b) "Cầu vượt qua đường cho người đi bộ". Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số I.424a hoặc biển số I.424b cho phù hợp.
  • Khi người đi bộ dễ dàng nhận biết cầu vượt qua đường cho người đi bộ thì có thể không cần sử dụng biển số I.424(a,b).
Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình E.24 - Biển số I.424

    • Biển số I.424a: Cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)

    • Biển số I.424b: Cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)

2.6. Biển chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường mới nhất 2025

Biển số I.424(c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ: Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường, đặt biển số I.424 (c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ". Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển số I.424c hoặc I.424d cho phù hợp.

Biển báo nhường đường cho người đi bộ mới nhất 2025 (ảnh 1)
Hình E.25- Biển số I.424

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Xe ô tô chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

"1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;

g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

[...]"

Theo đó, người điều khiển xe ô tô chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

3.2. Xe mô tô chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

[...]"

Theo đó, người điều khiển xe mô tô chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

3.3. Biển báo hình tam giác có ý nghĩa gì?

Biển báo hình giao thông hình tam giác thường được dùng cho nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Biển nguy hiểm và cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.

3.4. Biển báo hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên nền xanh lam là loại biển gì?

Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng.

3.5. Biển báo viết chữ trong giao thông đường bộ được quy định ra sao?

  • Biển viết bằng chữ thường dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định hoặc trong trường hợp cần thiết khác.
  • Biển viết bằng chữ có hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển dùng để cảnh báo có nền vàng chữ đen, biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng.
  • Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn, cảnh báo, cấm hoặc hiệu lệnh nhưng phải ngắn gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ “Cấm”.
  • Có thể sử dụng biển ghép hình chữ nhật để thể hiện các thông tin trong trường hợp có nhiều thông tin cần thể hiện và việc bố trí các biển đơn là phức tạp.

3.6. Biển báo hình tròn viền đỏ là biển gì?

Biển báo hình tròn viền đỏ là biển báo cấm. Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).

3.7. Biển báo hình tròn nền xanh lam là biển gì?

Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho biển báo hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

3.8. Biển báo hình tam giác viền đỏ nền trắng là biển gì?

Biển báo giao thông hình tam giác viền đỏ nền trắng là các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, được lắp đặt trên đường để báo cho người tham gia giao thông biết trước sự nguy hiểm hoặc các điều cần phòng tránh trên tuyến đường.

3.9. Biển báo hình thoi là biển gì?

Biển báo giao thông hình thoi chỉ sử dụng cho 02 loại biển là biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” và biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu tiên”. Đây là biển báo thuộc nhóm biển chỉ dẫn.

3.10. Biển báo hình tam giác nền vàng viền đỏ là biển gì?

Biển báo giao thông hình tam giác chủ yếu có viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Biển báo giao thông hình tam giác còn dùng để cảnh báo đường trơn, địa hình nguy hiểm, đoạn đường có thú rừng hoang dã vượt qua,...