Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 3657 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) - Ngữ văn 10

I. Tác giả văn bản Thu hứng

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đỗ Phủ ( 712 – 770) là Nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường

II. Tác phẩm văn bản Thu hứng

1. Thể loại: Văn bản Thu hứng thuộc thể loại Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác văn bản Thu hứng

- Văn bản Thu hứng ra đời vào mùa thu năm 766, tác giả đang sống phiêu bạc, đau ốm, khốn khó tại Quì Châu

3. Phương thức biểu đạt: văn bản Thu hứng có phương thức biểu đạt là miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Thu hứng

- Trong bài thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên với không khí ảm đạm, hiu gắt của mùa thu. Để rồi từ đó tác giả thể hiện cái tình , cái nước nhớ thương dân

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 5. Bố cục văn bản Thu hứng

+ Phần 1 4 câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu

+ Phần 2 4 câu thơ cuối: Bộc lộ cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

6. Giá trị nội dung văn bản Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

- Bức tranh phong cảnh mùa thu, cùng với lòng nước, thương dân của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

- Giọng thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

- Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

- Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Thu hứng

1. 4 câu thơ đầu

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu  được nhìn bao quát rộng và xa:

+ Sương trắng rừng phong

+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt

+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời

+ Mây sà xuống đất

+  Các địa danh: Núi Vu, kẽm Vu 

+ Đây là vùng núi hùng vĩ, hiu hắt, hiểm trở.

+ Lòng sông: sóng dữ dội.

+ Cửa ải: mây âm u sà giáp mặt đất.

+ Các hình ảnh vận động đối lập, cường điệu.

- Dưới ngòi bút chấm phá, tả cảnh ngụ tình, bằng những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh.

2. 4 câu thơ cuối

- Ở 4 câu cuối, góc nhìn bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương

+ Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp

+ Khai tha nhật lệ: nở ra nước mắt.

+ Hệ cố viên tâm: buộc vào trái tim.

- Số từ:

+ Lưỡng: hai, số nhiều.

+ Nhất: một, duy nhất, mãi mãi.

- Tầm nhìn thay đổi từ xa đến gần, tâm trạng cô đơn lẻ loi buồn nhớ của tác giả.

- Hai câu cuối: đột ngột, dồn dập âm thanh của tiếng dao, thước, tiếng chày. → nỗi buồn nhớ quê, nhớ người khiến lòng thêm ảo não, lo âu cho đất nước.

- Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm Mùa xuân chín

Tác giả tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

Tác giả tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tác giả tác phẩm Yêu và đồng cảm

Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1 3657 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: