Tản Viên từ Phán sự lục– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 8899 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục - Ngữ văn 10

I. Tác giả văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

- Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện Hải Dương.

- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tản Viên từ Phán sự lục– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục

1. Thể loại: Tản Viên từ Phán sự lục thuộc thể loại Truyền kỳ

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tản Viên từ Phán sự lục– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Truyền kỳ mạn lục sáng tác vào thế kỉ 16.

- Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán

3. Phương thức biểu đạt: Văn bản Tản Viên từ Phán sự lục có phương thức biểu đạt là Tự sự, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

 Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, chàng châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Sau đó, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

5. Bố cục văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

Tản Viên từ Phán sự lục có bố cục gồm 4 phần:

- Phần 1 từ đầu …không cần gì cả: việc Tử Văn đốt đền.

 - Phần 2 tiếp theo khó lòng thoát nạn:  kể về Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

 - Phần 3 tiếp theo sai lính đưa Tử Văn về:  vụ Tử Văn thắng kiện.

 - Phần 4 còn lại: Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

6. Giá trị nội dung văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

-  Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, của Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ chính trực của Đất Việt; từ đó , thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

- Truyện chưa yếu tố kì ảo

- Kết hợp chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

1. Nhân vật Tử Văn

- Giới thiệu về nhân vật Tử Văn

+ Chàng tên  là Soạn, quê ở Lạng Giang

+ Tính tình khảng khái, nóng nảy

+ Không chịu được cái ác

+ Dám đứng lên trừ hại cho dân

 - Chàng châm lửa, đốt đền tiêu diệt yêu quái

+ Khi đốt đền xong chàng đi đứng lảo đảo, sốt nặng

+ Sau đó, chàng bị viên tướng Bắc Triều bại trận đến bắt tội

- Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm

+ Tử Văn bệnh nặng thêm bị 2 tên quỷ sai bắt đi

+ Khi bị phán tội Tử Văn rất cương trực, và thông minh

+ Kẻ sĩ trần gian, ngay thẳng, không làm việc gì sai nhưng bị bắt oan

+ Cuộc tranh cãi giữa Tử Văn và Diêm Vương rất căng thẳng

+ Nhờ vào câu nói : Nếu nhà vua không tin lời tôi xin tư giấy đến đền Tản Viên mà hỏi, không đúng như thế tôi xin chịu cái tội nói càn

+ Tình thế được xoay chuyển

+ Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên điều tra

+ Khi biết được sự thật kẻ kia bị trị tội thích đáng

- Tử Văn đã thắng kiện, được rửa tội và thích đãi món ngon đưa về trần gian

- Tử Văn được Thổ Công tiến cử ở vị trí Phán Sự đền Tản Viên

+ Từ đó Tử Văn giữ chức Phán Sự đền Tản Viên

2. Ý nghĩa bài học

- Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của một kẻ sĩ Ngô Tử Văn

- Thể hiện niềm tin  của nhân dân vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

-  Khẳng định về chân lý chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà

- Người tốt sẽ luôn nhận đền đáp xứng đáng

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm Chữ người tử tù

Tác giả tác phẩm Tê- dê

Tác giả tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Tác giả tác phẩm Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

Tác giả tác phẩm Mùa xuân chín

1 8899 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: