Soạn bài Vườn Quốc gia Cúc Phương (trang 59) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Vườn Quốc gia Cúc Phương trang 59 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 1,381 11/10/2024


Soạn bài Vườn Quốc gia Cúc Phương trang 59

*Chuẩn bị đọc

Chuẩn bị đọc trang 59 SGK Ngữ văn 9 Tập 1: Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? Theo em, để một khu rừng trở thành danh lam thằng cảnh thì cần có những yếu tố nào?

Trả lời:

- Danh lam thắng cảnh là một cụm từ Hán Việt có nghĩa từng từ là: danh là tiếng tăm, lam là chùa, thắng là đẹp, cảnh là phong cảnh. Vậy nên, danh lam thắng cảnh được hiểu là những cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh đẹp với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

- Để một khu rừng trở thành danh lam thắng cảnh thì khu rừng ấy cần có đa dạng về thực vật, sinh vật,… Có nhiều di tích lịch sử đặc biệt, hệ sinh thái đặc sắc…

*Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1 trang 59 SGK Ngữ văn 9: Mục đích của đoạn văn này là gì?

Câu hỏi 2 trang 62 SGK Ngữ văn 9: Tóm tắt nội dung của đoạn văn này

*Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Các đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh được thể hiện như thế nào trong văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương?

Trả lời:

- Đặc điểm kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh được thể hiện qua các yếu tố

Về cấu trúc

+ Có đầy đủ 3 phần.

Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về khu rừng Cúc Phương

Phần nội dung: Giới thiệu các nội dung liên quan đến khhu rừng về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, vẻ đẹp, cảnh quan,…

Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của khu rừng mang lại.

Về đặc điểm hình thức

+ Sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính như là Quần thể động, thực vật, cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá

+ Một số từ ngữ chuyên ngành: Quần thể, thực vật, khảo cổ, …

+ Hình ảnh minh hoạ

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu hỏi 2 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Văn bản đã trình bày (những) thông tin cơ bản nào? Nhan đề Vườn Quốc gia Cúc Phương đã làm nổi bật và khái quát được nội dung của toàn văn bản chưa? Vì sao?

Trả lời:

- Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản về:

+ Vị trí, ngày thành lập, giới thiệu khái quát về khu rừng

+ Quần thể động thực vật

+ Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá

- Nhan đề Vườn Quốc gia Cúc Phương đã làm nổi bật và khái quát được nội dung của toàn văn bản vì các thông tin trong bài đều làm cung cấp thông tin của khu di tích danh lam thắng cảnh này

Câu hỏi 3 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng… dệt nên tấm thảm hoa đủ màu hay tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo”.

Cách trình bày ấy có vai trò như thế nào đối với việc thực hiện mục đích của văn bản?

Trả lời:

- Cách trình bày thông tin trong đoạn trích: Trình bày theo cách phân loại từng đối tượng đi từ việc quần thể động, thực vật phong phú và đa dạng sau đó tác giả chia nhỏ từng mục về thực vật, về động vật.

Khái quát về các đối tượng cần phân loại và giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể. Cách trình bày ấy có vai trò làm bố cục trình bày một cách mạch lạc rõ ràng, đầy đủ thông tin.

Câu hỏi 4 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Tìm một số yếu tố miêu tả trong văn bản. Việc sử dụng yếu tố miêu tả có ảnh hưởng đến mục đích cung cấp thông tin chính xác về thắng cảnh không? Vì sao

Trả lời:

- Một số yếu tố miêu tả trong văn bản:

+ Trong cái nắng xen lẫn sắc đỏ của mùa khô, rừng cây vẫn thắm xanh, xoa dịu bao mệt mỏi bụi đường của du khách

+ Vẻ khoáng đạt, bao la của đại ngàn khiến con người nhưu lạc đến một miền đất kì diệu, bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường ồn ã.

+ Mùa bướm nở rừng già như trẻ lại, tưng bừng lấp lánh với những cánh bướm dập dìu. Bướm ở đây nhiều vô kể và rất nhiều chủng loại, dệt nên tấm thảm hoa đủ màu hay tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo.

- Việc sử dụng yếu tố miêu tả không ảnh hưởng đến cung cấp thông tin chính xác về thẳng cảnh vì khi tác giả đưa yếu tố miêu tả chỉ nhằm mục đích làm nổi bật các sự vật được nhắc đến trong câu và làm rõ, chi tiết hoá thông tin, một mặt giúp người đọc có thể hình dung cụ thể về đối tượng và làm tăng sức hấp dẫn của văn bản.

Câu hỏi 5 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Khi giới thiệu về quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, các tác giả đề cập đến chi tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn. Nhận xét về vai trò của chi tiết ấy trong toàn văn bản

Trả lời:

- Tác giả nhấn mạnh loại voọc mông trắng chính là báu vật vủ tạo hoá, không một nơi nào có, chỉ duy nhất tại rừng Cúc Phương làm cho khu rừng thêm đặc biệt, thu hút khách đến tham quan. Làm nổi bật hệ động vật quý hiếm, phong phú, đặc biệt của khu rừng

Câu hỏi 6 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Thiết kế một poster hoặc inforgraphic để giới thiệu về vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trả lời:

Soạn bài Vườn Quốc gia Cúc Phương (trang 59) Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

(Nguồn: internet)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Ngọ môn

Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận

Thực hành tiếng Việt trang 71

Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

1 1,381 11/10/2024