Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) (trang 132) Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) trang 132 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 316 23/09/2024


Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) trang 132

* Yêu cầu

• Giới thiệu khái quát về tác phẩm kịch (tên tác phẩm, tên tác giả, thể loại), nêu được nhận định chung về tác phẩm.

• Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm.

• Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm kịch (cốt truyện, nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại,...) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

• Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm kịch để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

• Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

* Phân tích bài viết tham khảo

Đọc văn bản: Phân tích vở bi kịch Yêu Ly của Lưu Quang Thuận (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Liệt kê một số kịch bản văn học em đã học hoặc đã đọc.

- Bài viết tham khảo phân tích một vở bi kịch.

Tuy nhiên, em có thể chọn một vở kịch hay trích đoạn kịch thuộc bất kì thể loại nào.

b. Tìm ý

Dựa vào những đặc trưng thể loại của vở kịch, hãy xác định những phương diện cần phân tích.

- Xác định nội dung chủ đề qua xung đột kịch: Hãy đọc tóm tắt nội dung vở kịch (nếu có); tìm kịch bản trọn vẹn để đọc kĩ các chi tiết; theo dõi nội dung các hồi, diễn biến các sự kiện; xác định nội dung xuyên suốt tác phẩm và vấn để mà tác phẩm đặt ra. Chủ đề vở kịch toát ra từ xung đột kịch được thể hiện trong kịch bản. Ví dụ, bài viết tham khảo đã chỉ ra ở vở Yêu Ly sự xung đột quyết liệt giữa những giá trị ngang bằng nhau: một bên là tình chồng vợ, cha con với một bên là khát vọng lập công của đấng nam nhi; một bên là thân thể cha sinh mẹ dưỡng, tình tri kỉ với một bên là ý chí phụng sự minh chủ.

- Xác định các phương diện đặc trưng của thể loại kịch: Xem lại tri thức ngữ văn trong các bài học về kịch ở lớp 8 và lớp 9 để nắm vững đặc trưng các thể loại kịch. Từ đó, phát hiện một số đặc điểm nổi bật của thể loại thể hiện qua kịch bản mà em chọn. Ví dụ, phân tích một vở bi kịch, bài viết tham khảo đã khai thác đặc trưng nhân vật bi kịch: “Có thể thấy nhân vật bi kịch sa vào tình trạng bất hạnh không phải vì sự xấu xa của nó. A-rít-xtốt cho rằng có ba loại người: thật tốt, thật xấu, và ở giữa tốt và xấu, nhân vật bi kịch là loại “ở giữa”, tốt nhưng có thể mắc sai lầm, mù quáng. Nhân vật Yêu Ly là người có ý chí, tài trí, kiên định theo đuổi sự nghiệp. Việc nhân vật lựa chọn hi sinh cá nhân, gia đình, tình nghĩa tri kỉ đồng nghĩa với việc ông ta chấp nhận sự trả giá đau đớn.”.

- Chọn một số phương diện nổi bật của văn bản kịch để đi sâu phân tích: Căn cứ vào kịch bản em chọn, xác định một hoặc một số phương diện nổi bật ở vở kịch (hành động, lời thoại, nhân vật,...). Tiến hành khai thác các chi tiết quan trọng, xâu chuỗi các chi tiết để có những đánh giá khái quát về tác phẩm. Bài viết tham khảo nhấn mạnh động cơ hành động, mâu thuẫn nội tâm, tính lô-gíc của hành động kịch - những yếu tố làm nỗi rõ xung đột bi kịch trong vở Yêu Ly.

- Xác định hiệu quả thẩm mĩ của văn bản kịch: Nếu là một vở hài kịch, hiệu quả thẩm mĩ của nó là tạo tiếng cười công phá những cái xấu để khẳng định cái đẹp, cái tốt, cái tiến bộ. Nếu là một vở bi kịch, hiệu quả thẩm mĩ của nó là sự thanh lọc tâm hồn, khiến con người qua nỗi khiếp sợ, xót thương mà tự nâng mình lên, hướng đến những giá trị nhân văn như tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, tình yêu nước, yêu lí tưởng, đạo nghĩa,...

c. Lập dàn ý

Em hãy sắp xếp các ý tìm được thành một dàn ý.

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận định chung về tác phẩm kịch.

- Thân bài:

+ Phân tích nội dung chủ để của tác phẩm, có lí lẽ và bằng chứng.

+ Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại,...) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lí lẽ và bằng chứng.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

2. Viết bài

Khi viết bài, em cần chú ý:

- Dựa vào dàn ý để triển khai bài viết. Trong khi viết cần kết hợp các thao tác trình bày khác nhau: phân tích, giải thích, nêu nhận định, đánh giá, so sánh,...

- Phân tích chi tiết cụ thể hoặc nêu một số chi tiết rồi đưa ra nhận định khái quát. Cần tránh kể lại nội dung tác phẩm kịch.

Có thể bố trí các luận điểm chính của bài lần lượt theo các đặc điểm của thể loại kịch hoặc đi sâu vào đặc điểm nổi bật nhất, từ đó liên hệ với các đặc điểm còn lại.

* Bài viết tham khảo:

Từ lâu, trong đời sống văn học nhân loại, mối tình Rô -mê-ô và Giu-li-ét trong vở bi kịch cùng tên của đại văn hào Sếch-xpia đã trở thành biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Mặc dù bi kịch kết thúc, cả hai đều chết, nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng, thù hận được xóa bỏ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận đã bắt đầu hé mở về một sức mạnh tình yêu vượt lên thù hận.

Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là một nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng, thời kì của chú nghĩa nhân văn, kết tinh khát vọng tự giải phóng cùa con người khỏi những xiềng xích phong kiến và chù nghĩa khổ hạnh của Giáo hội thời trung cố. Với một tài năng xuất chúng, Sếch-xpia đã để lại 37 vở kịch mà phần lớn đều trở thành kiệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. Từ những điển hình nghệ thuật sinh động, ông tái hiện trung thành hiện thực xã hội nước Anh đương thời; phơi bày tội ác phong kiến với những mối hận thù truyền kiếp, những quan niệm luân lí và lễ giáo khắc nghiệt. Đổng thời cũng chỉ ra bộ mặt xảo trá của chù nghĩa că nhân tư sản thời kì đầu. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và sức vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.

Rô-mê-ô vù Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của haị dòng họ Môn-ta-ghiu yà Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lẩn đầu tiên vào năm 1595. Từ bấy đến nay, vở kịch đã đựợc dịch, được chuyển thể và được công diễn ở hầu khắp các nước trên thế giới, vở bi kịch dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu dương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thụ địch với tình người, với chú nghĩa nhân văn.

Trong cuộc gặp gỡ kì duyên tại buổi dạ hội, tiếng sét ái tình đã đưa bước chân Rô-mê-ô quay trở lại, vượt tường vào vườn nhà Giu-li-ét. Vầng trăng huyền diệu, lãng mạn đã được nghe tiếng nói yêu thương cháy bỏng thốt ra từ hai con tim của hai người tuổi (rẻ. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn “Tình yêu và thù hận” chính là lời cùa tình yêu say đắm, lãng mạn đã đưa Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt lên trên hiện thực nghiệt nga của những toan tính, thù hận.

Rô-mê-ô và Giu-Ii-ét không đối thoại với nhau ngay từ đầu vì lúc này họ chưa nhìn thấy nhau, đúng hơn là chỉ có Rô-mê-ô nhìn thấy Giu-li-ét khuất trong tán lá của khu vườn nhìn lên ban công, thấy Giu-li-ét lộng lẫy ngời lên giữa trăng sao. Chàng độc thoại mà như là đối thoại bằng những lời yêu thương có cánh. Giu-li- ét không nhìn thấy Ró-mê-ô dưới tán lá khu vườn nhưng có một chàng Rô-mê-ô hiển hiện trong tâm trí nàng cùng với hận thù giữa hai dòng họ khiến trái tim nàng thổn thức mà như có ai đó bóp nghẹt. Nàng nói với mình mà như nói cùng Rô-mê-ô. Từ lời thoại thứ bảy trở đi, ngôn từ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét mới chuyên sang tình thế đối thoại. Sáu lời thoại đầu tiên thực chất là những lời độc thoại nội tâm nhưng được thốt lên thành tiếng, nói khe khẽ, nói một mình, chí để mình nghe.

Trong toàn bộ đoạn trích, Rô-mê-ô có tất cả 8 lời thoại nhưng quan trọng hơn cả là lời thoại đầu tiên cũng là lời thoại dài nhất. Tuy đây chỉ là lời độc thoại nội tâm nhưng dưới ngòi bút nghệ thuật của Sếch-xpia, trong độc thoại dường nhơ vẫn có đối thoại, đảm bảo tính sinh động của kịch. Rô-mê-ô lúc thì như nói với Giu-li-ét vừa xuất hiện ở cửa sổ (Vầng dương đẹp tươi ơi…), lúc thì như đang đối thoại với chính mình (nàng; đang nói kìa…). Đầu tiên, khi thấy Giu-li-ét xuất hiện, Rô-mê-ô choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Lúc này đang là đêm khuya, một đêm trăng sáng (dạ hội vừa kết thúc, Rô-mê-ô cùng bạn bè ra về nhưng chàng quay lại ngay, trèo tường vào vườn). Trong khung cảng ấy, Rô-mê-ô dễ so sánh người đẹp với chị Hằng; nhưng dưới con mắt của chàng, vầng trán bì sao được với Giu-li-ét. nhà văn đã để cho chàng so sánh người đẹp với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến mặt trăng thành héo hon. nhợt nhạt. Lời chỉ dẫn cho biết Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Thế nhưng Ró-mê-ô vẫn nói: Vầng dương đẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi…. Cũng như vào lúc bình minh, vầng thái dương từ từ mọc lên ở chân trời sau những tia sáng báo hiệu đầu tiên, Giu-li-ét thoáng xuất hiện ở cửa sổ rồi, nhưng nàng sẽ hiên ra rực rỡ hơn.

Từ hình ảnh bao quát của Giu-li-ét, Sếch-xpia để cho mạch suy nghĩ của Rô- mê-ô tâp trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo bằng cách chuyển dấn: Nàng nhìn kìa, miệng nàng có nói gì dâu… Đôi mắt nàng lên tiếng, ánh mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy! Hợp lí lắm. Trong khung cảnh đêm trăng. Rô-mê-ô so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Nhưng đôi mắt nàng chỉ đẹp như hai ngôi sao thôi ư, dù đó là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời? Qua tâm hồn say đắm của chàng, chẳng ngôi sao nàọ có thể bì được với đổi mắt đẹp kia! Sếch-xpia để cho nhân vật của ông đặt ra mấy giả định: Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?… Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?… Một cách hết sức tự nhiên, giả định thứ nhất hướng mạch suy nghĩ cùa Rô-mi-ô chuyển sang ca ngơi đôi gò má rực rỡ cùa nàng tưởng như lúc nào khổng biết, dẫn đến ý cuối cùng: Kìa, nàng tì má lên bàn tay /…

Lời thoại đầu tiên đã thể hiện tầm say đắm của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp. Mạch suy nghĩ của chàng diễn ra theo trình tự hợp lí và mối liên tưởng, so sánh của chàng phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ. Tâm trạng Rô-mê-ô khá đơn giản. Ta chỉ bắt gặp ở chàng tình yêu say đắm không chút đắn đo. Lời thoại thứ năm (nói riêng – Mình cứ im lặng hay là lên tiếng nhỉ. Chẳng phải là dấu hiệu băn khoăn của chàng khi biết được nỗi lòng Giu-li-ét (lời thoại 4). Chàng có thể trả lời ngay, trả lời dứt khoát. Tâm trạng Giu-li-ét diễn biến phức tạp hơn. Vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, bây giờ về phòng, đứng bên cửa số nhìn ra vườn trong đêm thanh vắng, tướng không có ai, nàng đã thốt lên thành tiếng nỗi niềm riêng. Những lời trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng (các lời thoại 4, 6). Qua mấy lời thoại ấy, kể cả hai tiếng ôi- chao (lời thoại 2), ta thấy Giu-li-ét tuy chưa đầy 15 tuổi mà rất chín chắn, cảm nhận được mối tình của mình có thể sẽ vấp phải trở ngại là thù hận giữa hai dòng họ. Thông thường, người con gái không chủ động thổ lộ tình yêu với người mình yêu. Do vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện đó. Khi biết có kẻ đã nghe được nỗi lòng của mình, mới đầu có thể nàng nghi người đứng khuất trong bóng tối kia là kẻ xa lạ (lời thoại 8), rồi nàng rõ đó chính là Rô-mê-ô (lời thoại 10). Trong lời thoại 10, chẳng phải ngẫu nhiên Giu-li-ét lại nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô, mối thù hận của hai dòng họ vẫn ám ảnh nàng. Các lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 7, 9, I I) với các từ ngữ người yêu, nàng tiên yên quý, với quyết tâm dứt khoát dứt bỏ dòng họ Môn-ta-ghiu chưa bảo đảm tình yêu thật sự của Rô-mê-ô đối với nàng. Vì vậy Giu-li-ét mới hỏi một câu tưởng như thừa: Anh làm thế nào mà tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế? Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 13) với từ tình yêu lần đầu được nói đến và nhắc đi, nhắc lại tới bốn lần dù làm cho Giu-li-ét tin rằng Rô-mê-ô yêu mình. Nàng tin vào tình yêu nhưng nàng vẫn chưa thê tin tưởng tuyệt đối về sức mạnh của tình yêu. Chàng đã vượt được mấy bức tường đá vào đây, nhưng liệu có việc được mối hận thù giữa hai dòng họ hay không? Lời đáp của Rô-mê-ô (lời thoại 15) đã giải tỏa mối băn khoăn của Giu-li-ét và câu: Em chẳng đời nào muốn họ bắt anh nơi đây là lời nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, khác hẳn với những lời lẽ quá bạo dạn lúc đầu khi nàng tưởng không có ai nghe thấy.

Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện rõ nàng yêu Rô-mê-ô nhưng không biết Rô-mê-ô có yêu mình không, nàng sẵn sàng vượt qua thù hận giữa hai dòng họ nhưng không biết Rô-mê-ô có sẵn sàng vượt qua như thế không. Qua 16 lời thoại, vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết. Xung đột được coi là đặc trưng cơ bản của kịch. Xung đột trong kịch là sự, va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, giữa hai hoặc nhiều nhân vật, nhiều quan điểm, thái độ khác nhau trước cùng một tình huống, hoặc giữa cá nhân với hoàn cảnh; xung đột cụng có thể xảy ra ngay trong lòng người. Xung đột kịch chi phối hành động của các nhân vật và từng bước đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy hành động kịch. Thông thường, xung đột là cơ sở của hành động kịch. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành động kịch nào cũng được xây dựng trên cơ sở các xung đột. Trong đoạn trích “Tình yên và thù hận”, ta dễ nghĩ rằng có xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối thù hận giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu. Đúng là mối hận thù giữa hai dòng họ có thể cản trở mối tình của đôi trẻ. Nhưng với tất cả những diễn biến tâm lí của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra qua 16 lời thoại, ta không thấy có sự xung đột nào cả, không có một lực lượng nào xuất hiện cản trở tình yêu của họ. Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và yêu nàng không một chút băn khoăn, đắn đo, không có sự giằng xé nội tâm. Trước sau, vì tình yêu, Rô-mê-ô sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình, chàng cũng đã khẳng định điều đó nhiều lần với Giu-li ét. Giu-li-ét có nhiều băn khoăn, nhưng là băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được mối hận thù kia không, băn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không phải về bản thân nàng. Có thể nói, ở đây không có xung đột giữa giữa tình yêu và thù hận mà chỉ có tình yêu trong sáng, mãnh liệt vượt lên trên hận thù.

Khát vọng tình yêu luôn luôn cháy trong trái tim con người nhưng không phải ai cũng đủ dũng khí và sức mạnh để đưa tình yêu vượt lên mọi rào cản. Sức mạnh phải được tạo nên bởi sự cộng hưởng của hai trái tim yêu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét chỉ bằng 16 lời thoại đã cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của sự cộng hưởng ấy. Họ không chỉ đưa tình yêu vượt qua rào cản mà còn khiến tình yêu thăng hoa để trở thành bất tử. Thiên tài nghệ thuật của Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn của thời đại ông đã cộng hưởng để làm nên điều kì diệu đó.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đối chiếu bài viết của em với yêu cầu của kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch và dàn ý đã lập để chỉnh sửa. Nên lưu ý một số điểm như sau:

- Nêu đầy đủ thông tin về tác phẩm, tác giả.

- Nếu bài viết chưa làm rõ được những phương diện chính của kịch bản thì cần làm rõ.

- Những ý kiến đánh giá, nhận xét về hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm cần phù hợp với vở kịch được phân tích.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bí ẩn của làn nước

Thực hành tiếng Việt trang 131

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

Củng cố, mở rộng trang 139

Thực hành đọc: Âm mưu và tình yêu

1 316 23/09/2024