Soạn bài Củng cố, mở rộng Tập 2 (trang 85) Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng Tập 2 trang 85 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 105 26/09/2024


Soạn bài Củng cố, mở rộng Tập 2 trang 85

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kẻ bảng vào vở để hệ thống hoá kiến thức về hai văn bản nghị luận Đấu tranh cho một thế giới hoà bìnhBiến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta, trong bằng có các cột để ghi các thông tin: vấn đề được bàn luận, các luận điểm chính, lí lẽ, bằng chứng.

Trả lời:

Vấn đề

Đấu tranh cho một

thế giới hoà bình

Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta

Vấn đề được bàn luận

Luận đề: Chống chiến tranh hạt nhân và lời kêu gọi chống hiểm họa.

- Luận đề: Biến đổi khí hậu diễn ra hết sức nghiêm trọng, đe dọa sự tồn vong của chúng ta.

Các luận điểm chính

- Luận điểm 1: Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại

- Luận điểm 2: Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

- Luận điểm 3: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

- Luận điểm 1: Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu và hậu quả của nó.

- Luận điểm 2: Cần có giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

- Luận điểm 3: Trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu.

- Luận điểm 4: Tất cả phải hành động, không thể chậm trễ.

Lí lẽ, bằng chứng

- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất.

- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.

- Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.

- Vì vậy, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong.

- Vấn đề này đã được nói rất nhiều lần nhưng về phía lãnh đạo lại từ chối lắng nghe.

- Những hậu quả của việc biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

- Chúng ta cần thay thế bằng năng lượng sạch.

- Đã đến lúc các nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm.

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trình bày ý kiến của em về đề tài: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”. Hãy lập dàn ý, viết phần Mở bài và đoạn đầu của Thân bài.

Trả lời:

* Lập dàn ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nó đến Trái Đất.

- Nêu quan điểm: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”.

II. Thân bài:

1. Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu:

- Hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.

- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khí thải nhà kính.

- Phá rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

2. Con người có khả năng cứu lấy Trái Đất:

- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

- Sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng.

- Trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

- Phát triển khoa học kỹ thuật, tìm kiếm giải pháp.

- Có kế hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên phù hợp.

- Ký kết các hiệp định quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm.

- Kêu gọi hành động chung để bảo vệ Trái Đất.

* Viết phần Mở bài:

Hiện nay ta như có thể cảm nhận và thấy được khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, thì chính những hoạt động của con người tác động đến môi trường tự nhiên xung quanh, tác động đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ta có thể khẳng định rằng biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối với loại người. Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất. Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, nhưng cũng chính con người có khả năng và trách nhiệm để giải quyết vấn đề này.

* Đoạn đầu Thân bài:

Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khí thải nhà kính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phá rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng góp phần làm cho biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dựa vào dàn ý của bài viết ở câu 2 để lập dàn ý cho bài thuyết trình; dựa vào dàn ý đó để tập trình bày bài nói.

Trả lời:

* Dàn ý cho bài nói:

I. Mở đầu:

- Chào hỏi: Xin chào các thầy cô giáo và các bạn học sinh.

- Giới thiệu bản thân: Tôi tên là...

- Giới thiệu chủ đề: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”

II. Thân bài:

* Nêu thực trạng: Biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến toàn cầu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao, dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan,...

⇒ Nêu quan điểm: Chỉ có con người mới có khả năng và trách nhiệm để giải quyết vấn đề này.

* Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu:

- Giải thích nguyên nhân:

- Hoạt động công nghiệp: Xây dựng nhà máy, khai thác khoáng sản,...

- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Xăng, dầu, than đá,...

- Khí thải nhà kính: CO2, CH4,...

- Phá rừng: Làm mất đi lá phổi xanh của Trái Đất.

- Đưa ra dẫn chứng: thống kê của Liên Hợp Quốc, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy,…

* Con người có khả năng cứu lấy Trái Đất:

- Nâng cao nhận thức: Tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu.

- Sử dụng năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

- Tiết kiệm năng lượng: Tắt đèn khi không sử dụng,...

- Trồng cây xanh: Góp phần bảo vệ môi trường.

- Phát triển khoa học kỹ thuật: Tìm kiếm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Ký kết các hiệp định quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm: Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất.

- Gửi lời cảm ơn: Cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe.

* Bài nói tham khảo:

Chào cô và các bạn, em tên là Nguyễn Văn C. Hôm nay em sẽ trao đỏi về nội dung “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”.

Hiện nay ta như có thể cảm nhận và thấy được khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, thì chính những hoạt động của con người tác động đến môi trường tự nhiên xung quanh, tác động đến khí hậu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ta có thể khẳng định rằng biến đổi khí hậu là vấn đề của cả thế giới, và đó là thách thức lớn đối với loại người. Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất. Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, nhưng cũng chính con người có khả năng và trách nhiệm để giải quyết vấn đề này.

Con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khí thải nhà kính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phá rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng góp phần làm cho biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngày nay, khi mà con người với những phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại, và cũng đã có rất nhiều những cống hiến cho nhân loại nhưng chính những điều đó đã ảnh hưởng hưởng nhỏ đến ngay chính môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn…Có lẽ rằng chính con người đang lặng lẽ thay đổi khí hậu mà không hề hay biết.

Ta như có thể thấy được rằng hằng năm ở mỗi quốc gia có rất nhiều cảnh báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những dấu hiệu đến sự biến đổi khí hậu như tỉ lệ gia tăng dân số một cách khủng khiếp. Đó chính là những dịch bệnh tràn lan, môi trường bị suy thoái trầm trọng. Tất cả dường như đều nằm ở ý thức của con người. Họ ngày, hàng giờ như đang phá hủy chính cuộc sống mà họ tốn công xây dựng một cách “giấu mặt” như vậy. Chính những thực trạng này thật đáng buồn nhưng mà chưa thể có phương án giải quyết cụ thể nào được đặt ra cả.

Biến đổi khí hậu đã có một sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Trong những năm trở lại đây, ta như thấy được trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi lửa,…như đang xảy ra một cách dày đặc. những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát cho con người. Hơn hết, ta như thấy được có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Và đó phần lớn cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh.

Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.

Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.

Câu 4 (trang 86 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm đọc hai văn bản nghị luận xã hội, ghi vắn tắt vào vở các thông tin: luận đề, các luận điểm chính, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với đời sống.

Trả lời:

Văn bản

Bài toán dân số

Thông tin ngày Trái đất năm 2000

Vấn đề được bàn luận

Dân số thế giới gia tăng.

Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.

Các luận điểm chính, lí lẽ, bằng chứng

- Vấn đề hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.

+ Đưa giả thuyết bài toán dân số.

- Tốc độ gia tăng dân số.

+ Xuất phát từ bài toán cổ.

+ Khả năng sinh con của người phụ nữ, tỉ lệ sinh ở châu Á, châu Phi rất lớn.

- Lời kêu gọi hạn chế tốc độ gia tăng dân số.

* Thông báo về sự ra đời của Ngày Trái Đất năm 2000

- Ngày 22- 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất

- Có 141 nước tham gia

- Năm 2000 Việt Nam tham gia

* Tác hại của bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông

- Những tác hại của bao bì ni lông

+ Gây hại cho môi trường

+ Lẫn vào đất dẫn đến cản trở quá trình sinh trưởng

+ Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...

+ Khí độc thải ra gây ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...

- Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông

+ Khẳng định các biện pháp như: chôn lấp, đốt, tái chế đều không triệt để

+ Thay đổi thói quen sử dựng, giặt bao bì ni lông để dùng lại

+ Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết

* Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường

- Mọi người hãy quan tâm đến trái đất hơn

- Hãy bảo vệ trái đât trước nguy cơ ô nhiễm môi trường

- Hãy cùng nhau hành động một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

1 105 26/09/2024