Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng (trang 57) Kết nối tri thức

Với soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng trang 57 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 180 27/09/2024


Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng trang 57

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Cách trình bày luận đề độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”.

Soạn bài Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng | Hay nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Căn cứ vào nhan đề bài viết, hãy xác định luận đề của bài nghị luận.

Trả lời:

Luận đề: Cách trình bày luận đề độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bài nghị luận, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Nêu mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Trả lời:

- Các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Kế thừa tư tưởng đã có trong văn học.

+ Luận điểm 2: Sự cá biệt hóa của tác giả

- Nhận xét: Các luận điểm liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để làm sáng tỏ ý nghĩa của bài phê bình bài thơ “Vội vàng”.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm được trình bày trong phần (4).

Trả lời:

Lí lẽ, bằng chứng được sử dụng:

+ ý thức cái tôi cá nhân trong văn học phương Tây và quan niệm cổ điển phương Đông: dẫn thơ Lý Bạch, Tô Thức, Nguyễn Trãi.

+ hình tượng hóa luận đề; những hình ảnh của cuộc đời, sự chuyển điệu cảm xúc, khẳng định bản ngã, thủ pháp liệt kê thể hiện nỗi say sưa, chuếnh chóag,...

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bài nghị luận, tác giả có nêu ý kiến nhận xét trái chiều. Đó là ý kiến nào? Việc nêu ý kiến đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tác giả không tán thành với ý kiến đánh đồng giá trị thẩm mĩ cá biệt, đích thực của bài thơ và giá trị luận đề được nó chứng minh.

- Tác dụng: Đưa ra ý kiến trái chiều để nhấn mạnh điều tác giả muốn khẳng định đó là phần cá biệt hóa của Xuân Diệu.

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thông qua bài nghị luận trên, em thấy tác giả có ý kiến như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu? Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả có ý kiến về quan niệm sống: đồng cảm, đánh giá cao quan niệm sống của Xuân Diệu, phải tận hưởng gấp gấp những lạc thú cuộc đời, bởi đời người hữu hạn, tuổi trẻ có kì mà thời gian trôi như nước xiết.

- Em đồng ý với ý kiến đó vì thời gian trôi qua rất nhanh, chúng ta cần cố gắng tận hưởng những lạc thú của cuộc đời. Nếu không sau này chúng ta sẽ phải hối hận.

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo cảm nhận của tác giả bài nghị luận, trong “muôn điệu” của “tâm hồn” thơ, bài thơ Vội vàng có đặc điểm riêng nào?

Trả lời:

Đặc điểm riêng: Xuân Diệu đã biến luận đề chung thành của riêng mình, thành sự chiêm nghiệm, thành điều tâm huyết của một cá thể, một cá nhân say mê sự sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tập làm một bài thơ tám chữ

Viết đoạn văn nghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

Củng cố, mở rộng trang 64

Miền quê

1 180 27/09/2024