SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 11(Kết nối tri thức): Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Với giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDQP 10 Bài 11

1 535 lượt xem
Tải về


Giải Sách bài tập GDQP 10 Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu - Kết nối tri thức

Bài 1 trang 30 SBT GDQP 10:

a) Tại sao "Động tác đi khom cao” thường vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tôi, trời mưa, sương mù?

b) Tại sao khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mổ có), đầu không nhấp nhô?

c) Thực hiện động tác đi khom cao.

Trả lời:

Yêu cầu a) Vì động tác đi khom cao khi ở gần địch khó bảo đảm yếu tố bí mật nên chỉ vận dụng động tác trong các trường hợp: ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tôi, trời mưa, sương mù

Yêu cầu b) Vì đi khom, chân đi nhún nhảy (mổ có) sẽ tạo ra yếu tố để địch chủ ý sẽ không giữ được bí mật.

Yêu cầu c) Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Bài 2 trang 30 SBT GDQP 10:

a) Trường hợp vận dụng của động tác bò cao là gi?

A. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tầm ngực.

B. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi.

C. Nơi địa hình có vật che khuất che đỡ cao hơn tư thế nằm.

D. Nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ thấp hơn tư thế ngồi.

b) Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện động tác bò cao hai chân một tay.

c) Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện động tác bò cao hai chân hai tay.

Trả lời:

Yêu cầu a) Đáp án đúng là: B

Yêu cầu b)

- Trường hợp vận dụng động tác bò cao hai chân một tay: Vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc cần có một tay để ôm, mang vũ khí.

- Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Yêu cầu c)

- Trường hợp vận dụng động tác bò cao hai chân hai tay: Thường vận dụng trong trường hợp cần bỏ nhanh hơn bỏ hai chân một tay, khi hai tay không phải ôm vũ khí, khí tài.

- Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Bài 3 trang 31 SBT GDQP 10:

a) Trường hợp vận dụng của động tác lệ là gì?

A. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tư thế ngồi, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

B. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất thấp hơn tư thế ngồi, cân thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

C. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

D. Ở xa địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

b) Tại sao khi thực hiện động tác lề, tay trái đặt về phía trước để di chuyển thân người với khoảng cách không quá dài hoặc quá ngắn, mông và đùi trải là là mặt đất, mắt phải luôn quan sát mục tiêu?

c) Thực hiện động tác lê.

Trả lời:

Yêu cầu a) Đáp án đúng là: C

Yêu cầu b) Để bảo đảm khi vận động được nhịp nhàng, vững chắc không gây ra dấu hiệu bất thường địch dễ phát hiện, không rách quân phục khi vận động.

Yêu cầu c) Thực hiện động tác lê theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Bài 4 trang 31 SBT GDQP 10:

a) Trường hợp vận dụng của động tác trườn là gì?

A. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người, khi vận động qua khu vực địa hình cao hơn tu thê năm.

B. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người, khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hoả lực địch bắn thắng.

C. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người, khi vận động qua khu vực có nhiều cây cối rậm rạp.

D. Khi xa địch, cần hạ thấp thân người, khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hoả lực địch bắn thẳng.

b) Tại sao khi trườn phải khoá khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng hưởng tiến, di chuyển 2 đến 3 nhịp mới di chuyển súng.

c) Thực hiện động tác trườn.

Trả lời:

Yêu cầu a) Đáp án đúng là: B

Yêu cầu b) Để bảo đảm khi vận động được nhịp nhàng, vững chắc không gây ra dấu hiệu bất thường địch dễ phát hiện, không rách quân phục khi vận động.

Yêu cầu c) Thực hiện động tác trườn theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Bài 5 trang 32 SBT GDQP 10: Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện động tác vọt tiên khi đang ở tư thế quỳ, nằm (hình dưới).

Trả lời:

- Trường hợp vận dụng: Vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngừng hoả lực.

- Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.

Bài 6 trang 32 SBT GDQP 10: Luyện tập động tác bò thấp.

- Tư thế người: Nằm sấp, một chân có, một chân duỗi thẳng tự nhiên.

- Tư thế súng: Hai tay cầm súng ngang trước mặt, tay phải cầm cổ tròn bảng súng, tay trái câm ốp lót tay, mặt súng quay vào trong người, hai tay mở rộng bằng vai, hai khuỷu tay chống xuống đất.

- Khi tiến: Dùng sức của cánh tay này và cả trong của đầu gối chân kia nâng người lên đây về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, củ như vậy phối hợp tay nọ chân kia thay nhau để tiến.

Trả lời:

Tự nghiên cứu thực hiện động tác bò thấp theo hướng dẫn trong SGK.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Xem thêm tài liệu Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 4: Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu

Trắc nghiệm Bài 11: Các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

1 535 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: