Sách bài tập Tin học 9 Bài 6 (Kết nối tri thức): Khai thác phần mềm mô phỏng

Với giải sách bài tập Tin học 9 Bài 6: Khai thác phần mềm mô phỏng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 9 Bài 6.

1 66 21/10/2024


Giải SBT Tin học 9 Bài 6: Khai thác phần mềm mô phỏng

Câu 6.1 trang 16 SBT Tin học 9: Chọn nguồn năng lượng là người đạp xe, chọn thiết bị tạo ra điện năng là máy phát điện, chọn thiết bị tiêu thụ điện là bếp điện. Hãy cho biết quá trình chuyển hoá năng lượng được thực hiện theo trình tự nào.

A. Hoá năng → điện năng → nhiệt năng → cơ năng.

B. Hoá năng → cơ năng → điện năng → nhiệt năng.

C. Cơ năng → hoá năng → điện năng → nhiệt năng.

D. Hoá năng → cơ năng → nhiệt năng → điện năng.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6.2 trang 16 SBT Tin học 9: Chọn nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời, chọn thiết bị tạo ra điện năng là pin mặt trời, chọn thiết bị tiêu thụ điện là bóng đèn sợi đốt. Hãy cho biết quá trình chuyển hoá năng lượng được thực hiện theo trình tự nào.

A. Quang năng → điện năng → nhiệt năng → quang năng.

B. Quang năng → điện năng → quang năng → nhiệt năng.

C. Nhiệt năng → điện năng → quang năng → nhiệt năng.

D. Nhiệt năng → quang năng → điện năng → quang năng.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 6.3 trang 16 SBT Tin học 9: Nếu thay bóng đèn sợi đốt trong Câu 6.2 bằng bóng đèn compact thì một dạng năng lượng sẽ được giảm bớt trong quá trình tiêu thụ, giúp con người tiết kiệm được năng lượng. Đó là dạng năng lượng nào?

A. Hoá năng.

B. Quang năng.

C. Điện năng.

D. Nhiệt năng.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 6.4 trang 16 SBT Tin học 9: Thang đo pH có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y học, hoá học, sinh học và môi trường. Độ pH của nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và động vật, cũng như đến các quá trình sinh học và hoá học trong môi trường nước. Hãy truy cập trực tiếp phần mềm mô phỏng thang đo pH của một số chất bằng liên kết https://phet.colorado.edu/sims/html/ph-scale/latest/ph-scale_all.html?locale=vi. Em hãy cho biết những chất nào có độ pH thấp hơn độ pH của nước.

A. Cà phê, súp gà, máu, nước cam.

B. Cà phê, súp gà, soda, nước cam.

C. Soda, xà phòng (xà bông), máu, nước cam.

D. Soda, xà phòng (xà bông), súp gà, máu.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6.5 trang 17 SBT Tin học 9: Thực hành: Sử dụng liên kết

https://phet.colorado.edu/vi/simulations/circuit-construction-kit-ac để truy cập trực tiếp phần mềm mô phỏng lắp ráp mạch điện và thực hiện:

a) Lắp ráp mạch điện gồm: nguồn điện, công tắc, bóng đèn, ampe kế tương tự như Hình 6.1.

Thực hành: Sử dụng liên kết trang 17 sách bài tập Tin 9

b) Chọn bóng đèn hoặc pin và sử dụng thanh trượt để thay đổi trị số trên các thiết bị đó và điền giá trị đo được trên ampe kế vào các dòng tương ứng trong bảng sau:

Thực hành: Sử dụng liên kết trang 17 sách bài tập Tin 9

Thực hành: Sử dụng liên kết trang 17 sách bài tập Tin 9

c) Em có nhận xét gì về tương quan giữa các đại lượng của bảng trong phần a?

Lời giải:

a) Em thực hiện theo hướng dẫn trên trang web.

b) Khi pin được chọn, em có thể sử dụng thanh trượt (Hình 6.3) để thay đổi hiệu thế của nó theo các dữ liệu đã cho trong bảng. Quan sát trị số cường độ dòng điện và điền vào bảng đã cho.

Hình 6.3

c) Dựa trên số liệu được điền trong bảng, em có thể dễ dàng nhận thấy tỷ số trên ampe kế tỉ lệ thuận với hiệu thế của pin và tỉ lệ nghịch với điện trở của bóng đèn.

Câu 6.6 trang 18 SBT Tin học 9: Thực hành: Sử dụng một phần mềm mô phỏng hoạt động của các hình học như Geometer's Sketchpad hoặc GeoGebra và thực hiện:

a) Dựng tam giác ABC.

b) Dựng tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

c) Dựng trực tâm H của tam giác ABC.

d) Dựng trọng tâm G của tam giác ABC.

e) Dựng tâm E của đường tròn đi qua trung điểm của các cạnh của tam giác ABC.

f) Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa các điểm O, H, G, E trong phần b, c, d, e?

Lời giải:

a) Em thực hiện theo hướng dẫn trên trang web.

b) Để dựng tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, em có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Chọn cạnh BC. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + M để dựng trung điểm cạnh BC.

Bước 2. Chọn cạnh BC và trung điểm của nó vừa được dựng ở Bước 1. Chọn lệnh Construct/Perpendicular Line để dựng đường trung trực của BC.

Thực hành: Sử dụng một phần mềm mô phỏng hoạt động của các hình học như Geometer's Sketchpad

Bước 3. Thực hiện tương tự Bước 1, Bước 2 để dựng đường trung trực của AC.

Bước 4. Chọn hai đường trung trực vừa dựng ở trên. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + I để dựng giao điểm hai đường trung trực. Đó chính là tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác.

c) Tương tự như hướng dẫn trong phần b, em có thể dựng được trực tâm H của tam giác ABC bằng cách thực hiện các bước sau:

Bước 1. Chọn cạnh BC và đỉnh A của tam giác. Chọn lệnh Construct/Perpendicular Line để dựng đường vuông góc với BC kể từ A.

Bước 2. Thực hiện tương tự Bước 1 để dựng đường vuông góc với AC, kể từ B.

Bước 3. Chọn hai đường vuông góc vừa dựng ở Bước 1 và Bước 2, nhấn tổ hợp phím Ctrl + I để dựng giao điểm của chúng. Đó chính là trực tâm H của tam giác ABC.

d) Sau khi dựng trung điểm cạnh BC như trong phần c, em có thể dựng được đường trung tuyến từ A. Tương tự, em sẽ dựng được đường trung tuyến thứ hai. Giao hai đường trung tuyến là trọng tâm G cần dựng.

e) Gọi M, N, P là trung điểm của các cạnh tương ứng BC, CA và AB. Em có thể dựng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MNP tương tự như được hướng dẫn trong phần b (Hình 6.5). Đó cũng chính là tâm E của đường tròn đi qua M, N, P. Đường tròn này còn được gọi là đường tròn Euler hay đường tròn 9 điểm vì nó đi qua 9 điểm đặc biệt: 3 trung điểm của ba cạnh, 3 điểm cao của tam giác và 3 trung điểm của đoạn nối trực tâm H với đỉnh tam giác HA, HB, HC.

Thực hành: Sử dụng một phần mềm mô phỏng hoạt động của các hình học như Geometer's Sketchpad

1 66 21/10/2024