Sách bài tập Tin học 9 Bài 3 (Kết nối tri thức): Thực hành: Đánh giá chất lượng thông tin

Với giải sách bài tập Tin học 9 Bài 3: Thực hành: Đánh giá chất lượng thông tin sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 9 Bài 3.

1 195 22/10/2024


Câu 3.1 trang 8 SBT Tin học 9: Với câu hỏi: “Có bao nhiêu môn học ở trường THPT? Môn nào bắt buộc và môn nào tự chọn?”, em tìm được một số đầu mục tin. Mục tin nào sau đây trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi đó?

Với câu hỏi: Có bao nhiêu môn học ở trường THPT? Môn nào bắt buộc và môn nào tự chọn

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 3.2 trang 9 SBT Tin học 9: Trong những mục tin tìm được theo câu hỏi: “Chọn môn học ở trường THPT như thế nào?”, mục tin nào sau đây có tính mới cao nhất?

Trong những mục tin tìm được theo câu hỏi: Chọn môn học ở trường THPT như thế nào

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3.3 trang 9 SBT Tin học 9: Về cách lựa chọn các môn học khi bước vào trường THPT, mục tin nào sau đây có độ tin cậy thấp nhất?

Về cách lựa chọn các môn học khi bước vào trường THPT, mục tin nào sau đây

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3.4 trang 10 SBT Tin học 9: Trước khi quyết định lựa chọn môn học khi bước vào trường THPT, em cần phát triển hệ thống câu hỏi để đảm bảo tính đầy đủ của thông tin hỗ trợ. Em hãy nêu một số câu hỏi nhằm nhận được thông tin bao quát mọi khía cạnh của vấn đề.

Lời giải:

Sau đây là một số gợi ý để em phát triển hệ thống câu hỏi:

Có bao nhiêu môn học ở trường THPT? Môn nào bắt buộc và môn nào tự chọn?

Các môn tự chọn được nhóm lại thành các tổ hợp như thế nào? Tôi cần chọn mấy môn tự mới tổ hợp? Còn ràng buộc nào khác không?

Những môn học tôi yêu thích và những môn học tôi có thế mạnh có đồng nhất không? Nếu không đồng nhất, tôi sẽ ưu tiên chọn môn học nào?

Sau này, tôi muốn làm công việc gì? Làm sao để biết môn học có phù hợp với định hướng nghề nghiệp của tôi hay không?

Sau khi đã lựa chọn, tôi có thể thay đổi các môn đã chọn không? Việc thay đổi được thực hiện thế nào?

Làm sao để biết môn học nào là thế mạnh của trường THPT nào?

Câu 3.5 trang 10 SBT Tin học 9: Em hãy cho biết những nguồn thông tin nào cần được tham khảo, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn môn học khi bước vào trường THPT. Việc mở rộng nguồn thông tin có ý nghĩa gì đối với việc giải quyết vấn đề được đặt ra?

Lời giải:

Việc mở rộng nguồn thông tin nhằm mục đích đối chiếu, kiểm chứng thông tin tìm kiếm được, giúp người sử dụng có được thông tin đáng tin cậy và có độ chính xác cao.

Việc mở rộng nguồn thông tin còn nhằm phát hiện những thông tin chưa được dự đoán nhằm mục đích đảm bảo tính đầy đủ của thông tin.

Mặt trái của việc mở rộng nguồn thông tin là thông tin kém chất lượng cũng tăng lên. Vì vậy, thông tin càng cần phải được đánh giá trước khi sử dụng.

Câu 3.6 trang 10 SBT Tin học 9: Trong bối cảnh lớp đang chuẩn bị tư liệu cho Triển lãm tin học, với từ khoá “Lịch sử máy tính”, em tìm được nhiều bài viết của những tác giả khác nhau, thuộc những trang web khác nhau nhưng có nội dung giống nhau. Em có thể đưa ra nhận xét gì về chất lượng thông tin của những trang web đó? Em sẽ làm gì để có được thông tin đảm bảo chất lượng?

Lời giải:

Với từ khoá "Lịch sử máy tính", em tìm được nhiều bài viết của những tác giả khác nhau, thuộc những trang web khác nhau nhưng có nội dung giống nhau.

Chúng giống nhau không chỉ ở các sự kiện được liệt kê mà còn giống nhau cả về nội dung chi tiết của các sự kiện đó.

Sự giống nhau đó dẫn tới nhận xét về khả năng có thể có sự sao chép thông tin giữa các tác giả. Thông tin sao chép không ghi rõ nguồn hoặc ghi nguồn không thống nhất, khó kiểm chứng cho biết độ tin cậy thấp của thông tin. Điều đó có thể dẫn đến đánh giá của em về website.

Trong trường hợp đó, em cần kiểm chứng thông tin từ những nguồn khác. Tuy nhiên, nội dung những trang web trùng nhau cũng có thể gợi ý cho em những vấn đề mới, giúp em mở rộng vấn đề cần tìm hiểu, tìm kiếm thông tin tin cậy nhằm chứng thực hoặc bác bỏ nội dung có thể còn gây tranh cãi.

Câu 3.7 trang 10 SBT Tin học 9: Bạo lực học đường là một trong những vấn nạn bị xã hội lên án. Mỗi sự việc xảy ra đều có nguyên nhân và bối cảnh riêng cần nhìn nhận một cách có trách nhiệm để có thể đưa ra những nhận xét xác đáng. Trên mạng xã hội lan truyền một sự kiện về bạo lực học đường. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu học sinh trong lớp chuẩn bị và trình bày ý kiến về sự kiện đó trong một buổi thảo luận.

Em và các bạn trong nhóm của mình đã tìm thông tin về sự kiện đó và thảo luận để thống nhất ý kiến trình bày trước lớp. Hãy thực hiện những nhiệm vụ sau:

a) Mô tả nhiệm vụ của nhóm em dưới dạng một vấn đề cần được giải quyết.

b) Tìm trên Internet một sự kiện liên quan đến bạo lực học đường, xảy ra trong thời gian gần đây và mô tả lại sự kiện đó như tình huống được thầy cô giáo yêu cầu thảo luận.

c) Tìm kiếm và đánh giá chất lượng thông tin tìm được nhằm giải quyết vấn đề đã nêu và lựa chọn thông tin tin hữu ích giúp nhóm của em giải quyết vấn đề.

d) Trình bày ý kiến của nhóm dựa trên thông tin đảm bảo chất lượng và lập luận hợp logic.

Lời giải:

a) Nhiệm vụ của nhóm cần được mô tả bằng đầu vào và đầu ra.

Đầu vào: Thông tin lan truyền về một sự kiện cụ thể liên quan đến bạo lực học đường.

Đầu ra: Ý kiến của nhóm, bao gồm cả dữ liệu của sự kiện, quan điểm về đạo đức, pháp luật và thậm chí có thể gợi ý cách giải quyết sau sự kiện đó.

b) Trong khi hầu hết học sinh được giáo dục và thực hành văn hóa ứng xử văn minh trong trường học, trong gia đình và ngoài xã hội, việc xảy ra những tình huống dẫn đến bạo lực học đường là chuyện có thể xảy ra, cần được quan tâm, tìm hiểu rõ ràng nhằm mục đích hạn chế tiêu cực trong cách ứng xử trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Em có thể tìm thấy một sự kiện như vậy được nhiều người quan tâm bằng từ khóa phù hợp hoặc trên những kênh thông tin phù hợp.

c) Em cần thực hiện các bước sau:

Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn.

Đánh giá thông tin tìm kiếm được.

Sử dụng thông tin để chia sẻ trong nhóm.

Thống nhất ý kiến dựa trên lập luận và chứng cứ.

d) Ý kiến của nhóm có thể được trình bày theo các bước sau:

Bước 1. Giới thiệu nhóm và người trình bày trước lớp.

Bước 2. Tóm tắt sự kiện và giải thích tại sao sự kiện đó lại trở thành vấn đề cần được thảo luận.

Bước 3. Trình bày chứng cứ để chứng minh cho các chi tiết của sự kiện như đã nêu.

Bước 4. Lập luận để xác định khả năng lựa chọn hành động của mỗi đối tượng trong sự kiện.

Bước 5. Kết luận chung về sự kiện, thái độ của nhóm và nêu cách giải quyết.

1 195 22/10/2024