Sách bài tập Tin học 9 Bài 1 (Cánh diều): Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số số

Với giải sách bài tập Tin học 9 Bài 1: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 9.

1 163 24/10/2024


Giải SBT Tin học 9 Bài 1: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số

Câu D1 trang 13 SBT Tin học 9: Ngoài những mặt tích cực, công nghệ kĩ thuật số cũng gây ra những tác động tiêu cực lớn tới con người, nhất là lứa tuổi học sinh. Những câu nào trong các câu sau minh họa cho ý trên?

1. Máy tìm kiếm Google giúp người dùng tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ nhưng có thể gây mất tập trung và tốn nhiều thời gian tìm kiếm thông tin cần thiết.

2. Qua các nền tảng ứng dụng gọi xe trực tuyến, người dùng dễ dàng tìm kiếm và làm quen với người lạ, từ đó tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về an toàn.

3. Internet và mạng xã hội trở thành nơi truyền tải tin tức giả và những thông tin không chính xác, gây hoang mang cho người tiếp nhận và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.

4. Năm 2020, virus Corona lây lan trên toàn thế giới đã khiến cho hàng triệu người phải làm việc tại nhà, ảnh hưởng đến giáo dục, sức khỏe, và lối sống của họ.

5. Một số nền tảng mạng xã hội khuyến khích việc so sánh bản thân với người khác, làm suy giảm sự tự tin và gia tăng áp lực trong cuộc sống.

Lời giải:

Đáp án: 2, 3, 5

Câu D2 trang 13 SBT Tin học 9: Sự phát triển của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, đã đưa đến những thách thức đối với những người sử dụng, đặc biệt là thanh thiếu niên, trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Những điều nào trong các câu sau minh họa cho ý trên?

1. Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể gây ra sự cô lập, giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm.

2. Internet mở ra cánh cửa đến với thế giới kiến thức vô tận, nhưng cũng làm gia tăng sự phụ thuộc và khiến người dùng dễ dàng tiếp cận với thông tin sai lệch.

3. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng tiếp xúc với các nội dung không phù hợp trên mạng, dẫn đến sự phát triển lệch lạc về nhận thức và hành vi.

4. Việc so sánh bản thân với hình ảnh “hoàn hảo” trên mạng xã hội có thể gây ra cảm giác tự ti và ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng.

Lời giải:

Đáp án: 1, 3

Câu D3 trang 14 SBT Tin học 9: Đôi khi người sử dụng quá coi trọng cuộc sống ảo mà sao nhãng những giá trị thật. Những câu nào trong các câu sau minh họa cho ý trên?

1. Liên tục nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại thông minh trong thời gian dài thường gây hại cho mắt và suy giảm thị lực.

2. Ngoài thời gian ở trường, về nhà lại học sinh B lại lên mạng. Học sinh B không tập thể thao, không giao lưu bạn bè, khiến sức khỏe giảm sút.

3. Video có nội dung độc hại và các nội dung tiêu cực được thiếu niên và thanh niên xem và xuất hiện trên mạng xã hội đã có cơ quan chuyên trách đã nhiều lần can thiệp.

4. Nhiều người thường nhìn vào cuộc sống hào nhoáng của người khác hiện trên mạng xã hội và các kênh truyền thông, từ đó có những cách nhìn phiến diện, không biết trân trọng những giá trị mình đang có.

Lời giải:

2. Ngoài thời gian ở trường, về nhà lại học sinh B lại lên mạng. Học sinh B không tập thể thao, không giao lưu bạn bè, khiến sức khỏe giảm sút.

4. Nhiều người thường nhìn vào cuộc sống hào nhoáng của người khác hiện trên mạng xã hội và các kênh truyền thông, từ đó có những cách nhìn phiến diện, không biết trân trọng những giá trị mình đang có.

Câu D4 trang 14 SBT Tin học 9: Trong các câu sau, những câu nào là ví dụ cho tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội?

1. Ở một số gia đình, từ khi có Internet, bố mẹ thường sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh mà không dành thời gian cho con cái.

2. Trong giáo dục, tình trạng gian lận bằng thiết bị công nghệ cao đã xảy ra trong các kì thi.

3. Các mạng xã hội giúp con người dễ dàng làm quen và trao đổi với nhau hơn.

4. Việc dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng đã làm nhiều người lười suy luận và ghi nhớ.

Lời giải:

1. Ở một số gia đình, từ khi có Internet, bố mẹ thường sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh mà không dành thời gian cho con cái.

2. Trong giáo dục, tình trạng gian lận bằng thiết bị công nghệ cao đã xảy ra trong các kì thi.

3. Việc dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng đã làm nhiều người lười suy luận và ghi nhớ.

Câu D5 trang 15 SBT Tin học 9: Trong các câu sau câu nào là nội dung của quy tắc 20-20-20?

A. Sau khi nhìn màn hình 20 phút thì nên nghỉ ngơi để mắt ra xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét).

B. Sau khi nhìn màn hình 20 phút nên nghỉ 20 giây để nhìn ra xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét).

C. Cần làm việc liên tục trong 20 phút hoặc lâu hơn.

D. Sau khi nhìn màn hình, hãy nhìn điện thoại thông minh quá gần sẽ gây hại cho mắt.

Lời giải:

B. Sau khi nhìn màn hình 20 phút nên nghỉ 20 giây để nhìn ra xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét).

1 163 24/10/2024