Sách bài tập Địa lí 7 Bài 4 (Kết nối tri thức): Liên minh châu Âu

Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 4: Liên minh châu Âu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 7 Bài 4.

1 2231 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Bài 4: Liên minh châu Âu - Kết nối tri thức

Giải SBT Địa lí 7 trang 16

Bài tập 1 trang 16 SBT Địa lí 7: Lựa chọn đáp án đúng.

Câu a) Năm 2020, Liên minh châu  u có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 25.

B. 26.

C. 27.

D. 28.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu b) Trụ sở Liên minh châu Âu ở

A. Brúc-xen (Bỉ).

B. Pa-ri (Pháp).

C. Am-xtéc-đam (Hà Lan).

D. Béc-lin (Đức).

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu c) EU có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)?

A. 3.

B.4.

C. 5.

D. 6.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu d) GDP của EU đứng thứ mấy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu e) Trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU chiếm khoảng bao nhiêu % trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới?

A. 21.

B.31.

C. 41.

D. 51.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 16 SBT Địa lí 7: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

b) EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.

c) EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.

d) Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.

e) Tất cả các nước thành viên EU đều sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô.

g) EU là trung tâm tài chính lớn trên thế giới.

h) EU là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trả lời:

- Những câu đúng là: a), c), d), g).

- Những câu sai là: b), e), h).

Giải SBT Địa lí 7 trang 17

Bài tập 3 trang 17 SBT Địa lí 7: Dựa vào biểu đồ GDP/người của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020 dưới đây, hãy so sánh và rút ra nhận xét về GDP/người của EU so với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 4: Liên minh châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Nhận xét: GDP/người của EU cao thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản, gấp hơn 3 lần Trung Quốc.

Bài tập 4 trang 17 SBT Địa lí 7: Dựa vào kiến thức đã học, hãy chứng minh EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Trả lời:

- EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới:

+ Tạo ra một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu, bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên.

+ Có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

+ Là trung tâm trao đổi hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm trên 31% giá trị xuất khẩu thế giới, năm 2020.

+ GDP của EU đứng thứ hai (sau Hoa Kỳ) và GDP/người đứng thứ ba trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản).

+ Là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.

+ Là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, uy tín ở EU Có tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ thế giới.

Bài tập 5 trang 17 SBT Địa lí 7: Hãy hoàn thiện bảng số liệu theo mẫu dưới đây.

 

EU

Hoa Kỳ

Nhật Bản

Trung Quốc

Thế giới

GDP (tỉ USD)

15 276

20 937

4 975

14 723

84 705,4

Tỉ lệ GDP so với thế giới (%)

 

 

 

 

100

Trả lời:

 

EU

Hoa Kỳ

Nhật Bản

Trung Quốc

Thế giới

GDP (tỉ USD)

15 276

20 937

4 975

14 723

84 705,4

Tỉ lệ GDP so với thế giới (%)

18,0

24,7

5,9

17,4

100

Bài tập 6 trang 17 SBT Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu ở câu 5, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP theo các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới và nêu nhận xét.

Trả lời:

- Vẽ sơ đồ:

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 4: Liên minh châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2020

- Nhận xét: GDP của EU cao thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, cao hơn Trung Quốc và gấp hơn 3 lần Nhật Bản.

Bài tập 7 trang 17 SBT Địa lí 7: Cho biết các thành viên của EU và năm gia nhập EU bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

Các quốc gia

Năm gia nhập EU

Pháp, Đức,...

1957

 

 

Trả lời:

Các quốc gia

Năm gia nhập EU

Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan

1957

Đan Mạch, Ireland, Anh

1973

Hy Lạp

1981

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

1986

Áo, Phần Lan, Thụy Điển

1995

Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp

2004

Romania, Bulgaria.

2007

Croatia

2013

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi

1 2231 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: