Sách bài tập Địa lí 11 Bài 24 (Kết nối tri thức): Kinh tế Nhật Bản

Với giải sách bài tập Địa lí 11 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 11 Bài 24.

1 563 29/10/2023


Giải SBT Địa lí 11 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Câu 1 trang 73 SBT Địa Lí 11: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1 trang 73 SBT Địa Lí 11: Những năm 1973 - 1992 nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới, sức mua giảm sút.

B. Khủng hoảng năng lượng và "thời kì bong bóng kinh tế".

C. Dân số già, hậu quả của thiên tai và dịch bệnh kéo dài.

D. Mức nợ công cao và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là:B

1.2 trang 73 SBT Địa Lí 11: Ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản là

A. công nghiệp.

B. trồng trọt và chăn nuôi.

C. dịch vụ.

D. thuỷ sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1.3 trang 73 SBT Địa Lí 11: Nền nông nghiệp Nhật Bản

A. sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ tiên tiến.

B. có quy mô lớn, năng suất cao.

C. có ngành chăn nuôi phát triển hơn ngành trồng trọt.

D. chủ yếu sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu.

Lời giải:

Đáp án đúng là:A

1.4 trang 73 SBT Địa Lí 11: Khó khăn chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản là

A. diện tích đất nông nghiệp ít.

B. thiếu nước tưới nghiêm trọng.

C. lực lượng lao động thiếu hụt.

D. thị trường có nhiều biến động.

Lời giải:

Đáp án đúng là:A

1.5 trang 73 SBT Địa Lí 11: Các sản phẩm nông nghiệp chính ở Nhật Bản là

A. lúa gạo, lúa mì, cây ăn quả.

B. lúa mì, ca cao, cà phê.

C. ngô, chè, hoa quả, dâu tằm.

D. cao su, hồ tiêu, điều.

Lời giải:

Đáp án đúng là:A

1.6 trang 73 SBT Địa Lí 11: Nguyên nhân nào sau đây khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển?

A. Tận dụng tối đa lực lượng lao động.

B. Thuận lợi xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá.

C. Khai thác tốt tài nguyên khoáng sản biển.

D. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

Lời giải:

Đáp án đúng là:B

1.7 trang 73 SBT Địa Lí 11: Các đối tác thương mại chính của Nhật Bản là

A. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU.

B. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga.

C. Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Liên bang Nga.

D. Trung Quốc, Hàn Quốc, EU.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1.8 trang 73 SBT Địa Lí 11: Ngành giao thông vận tải nào sau đây có vị trí đặc biệt quan trọng ở Nhật Bản

A. Đường bộ.

B. Đường sắt.

C. Đường sông.

D. Đường biển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

1.9 trang 73 SBT Địa Lí 11: Những hải cảng quan trọng của Nhật Bản chủ yếu nằm trên đảo nào sau đây

A. Hộ-cai-đô.

B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.

D. Kiu-xiu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 75 SBT Địa lí 11: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về ngành công nghiệp của Nhật Bản? Hãy sửa câu sai

a) Đóng tàu và sản xuất ô tô phát triển mạnh, chiếm khoảng 90% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

b) Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về công ra về công nghiệp điện tử - tin học với các sản phẩm điện tử tiêu dùng, chất bán dẫn, rô-bốt,…

c) Hiện nay, Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo, công nghiệp àng không - vũ trụ, công nghệ sinh học và dược phẩm,...

Lời giải:

Câu a sai.

a) Đóng tàu và sản xuất ô tô phát triển mạnh, chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

Câu 3 trang 75 SBT Địa lí 11: Lựa chọn cụm từ thích hợp trong ô cho trước để hoàn thành thông tin về công nghiệp của Nhật Bản

đứng đầu khối lượng hàng hoá xuất khẩu công nghệ

trung tâm công nghiệp nhập khẩu

Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% GDP và thu hút khoảng 27% lao động (năm 2020), tạo ra (1).......... xuất khẩu lớn nhất cho đất nước. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có nhiều ngành (2)........... thế giới về kĩ thuật, (3)............ tiên tiến như đóng tàu, sản xuất ô tô, điện tử - tin học,... Các (4)............... lớn nhất của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn nhằm thuận lợi cho (5)........ nguyên liệu và (6)........... sản phẩm.

Lời giải:

Chọn: (1) — khối lượng hàng hoá (2) - đứng đầu

(3) - công nghệ (4) - trung tâm công nghiệp

(5) - nhập khẩu (6) - xuất khẩu

Câu 4 trang 76 SBT Địa lí 11: Hoàn thành bảng sau:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG VÀ SỰ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ Ở NHẬT BẢN

Công nghiệp

Dịch vụ

Tình hình phát triển chung

Phân bố một số ngành cụ thể

Đáp án

Lời giải:

Công nghiệp

Dịch vụ

Tình hình phát triển chung

- Giai đoạn 1955-1972: Phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng GDP cao.

- Giai đoạn 1973-1992: Trì trệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và "thời kỳ bong bóng kinh tế."

- Giai đoạn 1992 đến nay: Cuộc khủng hoảng tài chính và thiên tai làm tốc độ tăng GDP giảm.

- Dịch vụ là ngành có tỉ trọng cao nhất (gần 70% GDP).

- Các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ.

Phân bố một số ngành cụ thể

- Ngành công nghiệp đóng tàu: Chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

- Sản xuất ô tô: Chiếm 10% sản lượng thế giới, phát triển ở Hôn-su và Xi-cô cư.

- Công nghiệp điện tử - tin học: Đứng đầu thế giới với sản phẩm điện tử tiêu dùng, máy tính, chất bán dẫn, và rô-bốt.

- Du lịch: Đóng góp 7% vào GDP, thu hút hơn 31 triệu khách du lịch quốc tế năm 2019.

- Tài chính ngân hàng: Nhật Bản là một trung tâm tài chính quan trọng của thế giới, với Tô-ky-ô là trung tâm lớn nhất.

Câu 5 trang 76 SBT Địa lí 11 : Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải sao cho phù hợp về các vùng kinh tế của Nhật Bản

CÁC VÙNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN

Tên vùng đảo

Đặc điểm nổi bật

Trung tâm kinh tế

1. Hộ-cai-đô

a) Diện tích lớn nhất, số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất.

A. Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki

2. Hôn-su

b) Công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế; thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.

B. Xáp-pô-rô, Cu-si-rô

3. Xi-cô-cư

c) Phát triển mạnh công nghiệp điện tử - tin học, công nghệ sinh học, công nghệ nano,...

C. Tô-ky-ô, Ô-xa-ca, Cô-bê

4. Kiu-xiu

d) Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản.

D. Cô-chi, Mát-xu-ya-ma

Lời giải:

Ghép: 1-d-B 3-c-D 2-a-C 4-b-A

Câu 6 trang 77 SBT Địa lí 11: Cho bảng số liệu:

QUY MÔ GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1961 - 2020

Chỉ tiêu/Năm

1961

1970

1980

1990

2000

2010

2019

2020

GDP (tỉ USD)

53,5

212,6

1105,0

3132,0

4968,4

5759,1

5123,3

5040,1

Tốc độ tăng GDP (%)

12,0

2,5

2,8

4,8

2,7

4,1

0,3

4,5

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

Nhận xét và giải thích sự thay đổi GDP và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020.

Lời giải:

- GDP ngày càng tăng qua các năm, trừ năm 2020 bị giảm đi so với năm 2019. Tốc độ tăng GDP từng năm không ổn định.

- Nguyên nhân: GDP và tốc độ tăng GDP phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, năm 2020 chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Câu 7 trang 77 SBT Địa lí 11: Dựa vào bản đồ phân bố công nghiệp của Nhật Bản

- Kể tên ít nhất 3 trung tâm công nghiệp của Nhật Bản.

- Nêu cơ cấu ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm công nghiệp.

- Giải thích nguyên nhân của sự phân bố các ngành trong mỗi trung tâm.

Lời giải:

Trung tâm công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp

Nguyên nhân của sự phân bố các ngành

Na-ga-xa-ki

Cơ khí, đóng tàu, sân bay, điện tử - tin học

Na-ga-xa-ki nằm ở phía tây của Kyushu, một trong những đảo lớn của Nhật Bản. Vị trí này gần biển, thuận lợi cho việc đóng tàu và phát triển ngành công nghiệp hàng hải. Sân bay ở đây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương và vận tải. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử và tin học có thể được liên kết với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như cơ khí và đóng tàu.

Tô-ky-ô

Địa điểm du lịch, cảng biển, sân bay, dệt may, sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí

Tô-ky-ô là thủ đô của Nhật Bản và là trung tâm kinh tế, chính trị, và văn hóa của đất nước. Sự phát triển đa dạng của ngành công nghiệp ở đây phản ánh vai trò quan trọng của thành phố trong nền kinh tế toàn quốc. Sân bay và cảng biển của Tô-ky-ô là điểm nối với các nước khác, thúc đẩy thương mại quốc tế.

Cô-bê

Cảng biển, sân bay, đóng tàu, cơ khí, sản xuất ô tô, dệt may

Cô-bê nằm ở phía nam của đảo Honshu và có bờ biển dài, điều này thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu và cơ khí. Sự gần gũi với Tô-ky-ô và Tô-ky-ô Bay cũng là lý do tại sao Cô-bê trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng, thuận lợi cho vận tải và giao thương.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Bài 25 : Thực hành viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Bài 28: Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc

1 563 29/10/2023


Xem thêm các chương trình khác: