Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Với giải bài 6 trang 114 sgk Giáo dục quốc phòng lớp 11 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Giáo dục quốc phòng 11. Mời các bạn đón xem:

1 929 16/09/2022


Giải Giáo dục quốc phòng 11 Bài 7: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

Câu 6 trang 114 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Trả lời:

*Các phương pháp hô hấp nhân tạo

- Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực: là phương pháp dễ làm đem lại hiệu quả cao. Cần một người hoặc có thể hai người làm.

+ Thổi ngạt:

- Để nạn nhân nằm ngữa, kê một chiếc gối, chăn, màn ...dưới gáy cho đầu hơi ngữa về sau.

- Người cấp cứu quỳ bên phải sát ngang vai người bị nạn, dùng một ngón tay cuốn miếng gạc, hoặc vải sạch đưa vào trong miệng người bị nạn lau sạch đờm dãi, các chất nôn,...

- Dùng một tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng há ra, hít một hơi thật dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân, thổi. Làm liên tục với nhịp độ 15 – 20 lần/phút.

+ Ép tim ngoài lồng ngực:

- Người cấp cứu quỳ bên phải ngang thắt lưng người bị nạn.

- Đặt bàn tay phải chồng lên bàn tay trái, các ngón tay xen kẻ nhau, đè lên 1/3 dưới xương ức, các ngón tay chếch sang bên trái.

- Ép mạnh bằng sức nặng của cơ thể xuống xương ức của người bị nạn với một lực vừa đủ để lồng ngực lún xuống 2-3 cm. Với trẻ nhỏ lực ép nhẹ hơn.

- Sau mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình thường. Duy trì với nhịp độ 50 -60 lần/phút.

- Trong trường hợp chỉ có một người làm nên duy trì 2 lần thổi ngạt, 15 lần ép tim.

Trường hợp có hai người làm, người thổi ngạt quỳ bên trái, người ép tim quỳ bên phải người bị nạn và duy trì 1 lần thổi ngạt, 5 lần ép tim.

Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được, tim đập lại thì dừng

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 11 hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 114 GDQP 11: Mục đích, nguyên tắc cầm máu tạm thời, phân biệt các loại chảy máu 

Câu 2 trang 114 GDQP 11: Các biện pháp cầm máu tạm thời. 

Câu 3 trang 114 GDQP 11: Mục đích, nguyên tắc cố định vết thương gãy xương. Kể tên các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy. 

Câu 4 trang 114 GDQP 11: Nguyên nhân gây ngạt thở, mục đích hô hấp nhân tạo. 

Câu 5 trang 114 GDQP 11: Những việc cần làm ngay khi gặp nạn nhân ngạt thở. 

1 929 16/09/2022


Xem thêm các chương trình khác: