Giải Giáo quốc phòng 11 Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
Lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục quốc phòng 11 Bài 4. Mời các bạn đón xem:
Mục lục Giải Giáo dục quốc phòng 11 Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
Trả lời:
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.
Súng Tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất đầu tiên. AK viết tắt của Atomat Kalashnicov (súng Kalashnicov tự động), do Kalasnicov chế tạo năm 1947, còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK cỡ 7,62 mm.
Sau này có một số súng được cải tiến như: AKM, AKMS, và nhiều phiên bản khác.
- Súng AK trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh gần.
- Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm x 39 mm kiểu 1943 do Liên Xô chế tạo hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc chế tạo. Súng dùng chung đạn với các loại súng: Súng trường CKC, K63, trung liên RPD, RPK.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 800m, AK cải tiến là 1000m.
- Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù: 500m.
- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m là 350m, mục tiêu cao 1.5m là 525m.
- Tốc độ của đầu đạn: AK: 710m/s; AK cải tiến: 715m/s.
- Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100 phát/phút.
- Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM: 3,1kg, AKMS: 3,3kg.
- Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg.
2. Cấu tạo của súng.
Súng tiểu liên AK gồm có 11 bộ phận chính
- Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn...
- Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau.
- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
- Bệ khóa nòng và thoi đẩy.
- Khóa nòng.
- Bộ phận cò.
- Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay.
- Báng súng và tay cầm.
- Hộp tiếp đạn.
- Lê.
Cấu tạo của đạn.
Đạn K56 có 4 bộ phận:
- Đầu đạn.
- Vỏ đạn.
- Thuốc phóng.
- Hạt lửa.
Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.
- Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.
- Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi, hất vỏ đạn ra ngoài.
- Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến, đưa viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.
Cách lắp và tháo đạn.
Lắp đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.
Tháo đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.
Trả lời:
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.
- Súng trường CKC được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch.
- Súng trường CKC chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần.
- Tầm bắn của súng:
+ Tầm bắn ghi trên thước ngắm 1000m.
+ Tầm bắn thẳng (mục tiêu cao 0,5m: 350m, mục tiêu cao 1.5 m: 525m)
+ Lưc Tầm bắn hiệu quả: 400m. Hỏa lực tập trung 800, bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m.
- Tốc độ của đầu đạn: 735m/s.
- Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát/1phút.
- Khối lượng của súng: 3,75kg. Có đủ đạn 3,9 kg.
- Súng sử dụng đạn kiểu 1943(đạn k56) với các loại đầu đạn khác nhau như: đầu đạn thường, đạn vạch đường đạn xuyên cháy, đạn cháy.
- Ở cự li 1500m đầu đạn còn đủ sức gây sát thương.
2. Cấu tạo của súng (Súng CKC có 12 bộ phận chính)
- Nòng súng.
- Bộp phận ngắm.
- Hộp khoá nòng.
- Bệ khóa nòng.
- Khoá nòng.
- Bộ phận đẩy về.
- Bộ phận cò.
- Thoi đẩy, cần đẩy, lò xo cần đẩy.
- Báng súng
- Ống dẫn thoi và ốp lót tay và nắp hộp khoá nòng.
- Hộp tiếp đạn.
- Lê.
3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp co, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn đi qua khâu truyền khí thuốc, một phần khí thuốc làm thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn hất ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng, khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về dãn ra làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.
Cách lắp và tháo đạn.
Lắp đạn: Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng.
Tháo đạn: Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.
Trả lời:
1. Quy tắc sử dụng súng, đạn.
- Khi mượn súng để tập luyện phải có giáo viên phụ trách, không để học sinh tự ý mượn.
- Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng thực hiện đúng quy định.
- Cấm sử dụng súng để đùa nghịch hay chĩa súng vào người khác bóp cò.
- Chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên.
- Cấm để đạn thật lẫn vào đạn tập,khi giảng không dùng đạn thật để làm động tác.
- Khi bắn đạn thật phải chấp hành các quy định bảo đảm an toàn, bắn xong phải lau chùi bảo quản súng theo đúng chế độ.
2. Quy tắc lau chùi bảo quản súng.
- Súng phải để nơi khô ráo sạch sẽ, không để bụi bẩn, nước, nắng hắt vào...
- Không được làm rơi súng đạn ,không được dùng súng làm gậy chống, làm đòn khiêng, không ngồi lên súng... chỉ được vận chuyển súng đạn khi được bao gói cẩn thận.
- Hằng ngày sau khi học tập, công tác phải lau sạch súng, hằng tuần phải tháo lắp thông thường để lau chùi bôi dầu mỡ vào các bộ phận của súng.
- Phải thường xuyên kiểm tra, lau chùi bảo quản súng đạn theo chế độ, thấy súng đạn mất phải báo ngay cho người có trách nhiệm.
Trả lời:
Quy tắc tháo và lắp súng.
Thứ tự động tác tháo và lắp súng.
- Tháo súng:
Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.
Tay trái cầm ốp lót tay, đầu nòng súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái. Tay phải ngón tay cái, hoặc tay ngón trỏ tì vào lẫy giữ hộp tiếp đạn kéo xuống, mở nắp hộp tiếp đạn ra; mở khóa an toàn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay ra (không bóp cò)
Bước 2: Tháo ống phụ tùng.
Tay trái nâng súng lên cách mặt bàn 20cm, tay phải ngón trỏ ấn vào nắp cửa ổ chứa hộp phụ tùng ở đế báng súng lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng xuống, tháo rời các bộ phận.
Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.
Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, hơi nghiêng súng sang phải, nhấc lên tháo ra khỏi hộp khóa nòng, đặt súng xuống. Tay phải cầm ngữa bệ khóa nòng, tay trái cầm và tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng.
Bước 7: Tháo ốp lót tay và ống dẫn thoi.
Tay trai cầm đầu báng súng dưới thước ngắm, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 45o rồi tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.
- Lắp súng:
Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
Tay trái cầm súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi khớp với khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi và ốp lót tay xuống hết cỡ.
Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.
Lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng: Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, tay trái cầm khóa nòng lắp vào ổ chứa khóa nòng, sao cho khóa nòng và bệ khóa nòng khớp với nhau.
Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm như khi tháo, tay phai nắm bệ khóa nòng và khóa nòng đặt bệ khóa nòng sát vào sau hộp khóa nòng, ấn bệ khóa nòng xuống cho hai rãnh trượt ở bệ khóa nòng khớp với hai gờ ở hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ.
Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.
Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm lò xo của bộ phận đẩy về đưa đầu bộ phận đẩy về vào ổ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khóa nòng, đẩy về phía trước hết cỡ.
Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.
Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng đặt sát vào thành bệ khóa nòng đẩy nắp hộp khóa nòng về trước, tay trái ngón cái giữ đuôi nắp hộp khóa nòng, tay phải xoay then hãm lên một góc 90o so với thân súng và đẩy then hãm sang trái hết cỡ, gạt cần then hãm lên cho cần then hãm khớp với khuyết ở hộp khóa nòng.
Kiểm tra chuyển đọng của súng: Tay trái cầm súng như bước 1 khi tháo, tay phải ngón cái kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, rồi thả ra, thực hiện 2 – 3 lần, bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động bình thường, bóp có, nghe búa đập mạnh là được. Tay phải gạy cần định cách bắn về vị trí khóa an toàn, đóng nắp hộp tiếp đạn.
Bước 5: Lắp thông nòng.
Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và đầu báng súng, ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa.
Bước 6: Lắp ống phụ tùng.
Hai tay kết hợp lắp phụ tùng vào ống đựng, tay trái nâng súng lên như khi tháo, tay phải cầm ống đựng phụ tùng (nắp ống hướng vào lòng bàn tay), ngón trỏ ấn ống đựng phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống phụ tùng tự động đóng lại.
Câu 5 trang 74 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Nêu các quy tắc giữ gìn, bảo quản súng đạn.
Trả lời:
Quy tắc tháo và lắp súng
- Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.
- Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết.
- Trước khi tháo, lắp phải khám súng.
- Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.
Thứ tự động tác tháo và lắp
* Tháo súng:
Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng
Tay trái nắm ốp lót tay để đầu súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái, tay phải nắm hộp tiếp đạn, bốn ngón con phía trên, ngón cái phía dưới bóp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, đẩy hộp tiếp đạn lên, tháo ra; gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay ra (không bóp cò)
Bước 2: Tháo ống phụ tùng
Tay nâng súng lên cách mặt bàn khoảng 20cm, tay phải ngón trỏ ấn vào nắp của ổ chứa ống phụ tùng ở đế báng súng, lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng xuống, tháo rời từng bộ phận.
Bước 3: Tháo thông nòng.
Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón cái ấn vào đuôi cốt lò xo của bộ phận đẩy về, tay phải nắm phía dưới của hộp khóa nòng, nhấc lên, tháo ra.
Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng
Tay trái giữ súng như bước 1, tay phải mở lê ra 1 góc 45o, kéo thông nòng sang phải lên trên, rút thông nòng ra, gập lê lại (nếu có)
Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.
Tay trái giữ súng như cũ. Tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về, đẩy về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rảnh chứa trên hộp khóa nòng, lấy ra.
Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.
Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, nhấc lên, kéo ra khỏi bệ khóa nòng. Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, tay trái cầm khóa nòng xoay sang phải về sau để mấu đóng mở của khóa nòng rời khỏi rảnh lượn ở bệ khóa nòng, tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng.
Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.
Tay trái cầm ốp lót tay dưới, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 45o, tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.
- Lắp súng
Thứ tự động tác lắp súng thực hiện ngược lại động tác tháo súng, bộ phận nào tháo ra sau thì lắp vào trước. Thứ tự động tác cụ thể như sau:
Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi xuống hết cỡ.
Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.
Tay phải cầm bệ khóa nòng như khi tháo, tay trái cầm khóa nòng lắp đuôi khóa nòng vào ổ chứa rồi xoay khóa nòng từ sau sang phải lên trên hết cỡ, tay phải ngón cái tì vào tai khóa trái của khóa nòng.
Lắp bệ kháo nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải, tay phải đưa đầu thoi đẩy vào lỗ chứa thoi ở bệ thước ngắm, đặt phía sau bệ khóa nòng sát phía sau hộp khóa nòng, ấn đều bệ khóa nòng xuống cho hai rãnh trượt của bệ khóa nòng khớp với hai gờ ở hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ.
Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.
Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm chân đuôi lò xo bộ phận đẩy về, lắp đầu bộ phận đẩy về vào lỗ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khóa nòng, ấn bộ phận đẩy về về trước, lựa cho đuôi lò xò bộ phận đẩy về khớp với rãnh dọc ở hộp khóa nòng.
Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.
Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng, lựa cho đầu nắp hộp khóa nòng vào khuyết hình cung ở bệ thước ngắm, ấn nắp hộp khóa nòng xuống cho mấu giữ nắp hộp khóa nòng lọt vào lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khóa nòng.
Kiểm tra chuyển động của súng: Tay trái giữ súng như bước 1 khi tháo, tay phải ngón cái kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, thả ra, làm 2-3 lần, bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động bình thường, bóp cò, búa đập là được, gạt cần định cách bắt về vị trí khóa an toàn.
Bước 5: Lắp thông nòng súng.
Tay trái cầm ốp lót tay giữ súng như khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và ốp lót tay dưới, ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa ở bệ đầu ngắm.
Bước 6: Lắp ống phụ tùng.
Hai tay kết hợp lắp ống phụ tùng vào ống đựng, tay trái cầm súng như khi tháo. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng (nắp ống hướng vào lòng bàn tay), lắp ống phụ tùng vào ổ chứa ở đế báng súng, dùng ngón trỏ ấn ống phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống phụ tùng tự động đóng lại.
Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn
Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm hộp tiếp đạn, lựa cho mấu trước của hộp tiếp đạn vào khuyết chứa ở hộp khóa nòng, ấn hộp tiếp đạn vào và kéo xuống dưới để mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, kiểm tra thấy chắc chắn là được.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 11 hay, chi tiết khác:
Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm học sinh
Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
Bài 5: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11