Giải Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

Lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 Bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,121 16/09/2022
Tải về


Mục lục Giải Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

Câu 1 trang 97 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Nêu tính năng chiến đấu, cấu tạo chính và nguyên lí chuyển động của lựu đạn Ф1 Việt Nam.

Nêu tính năng chiến đấu, cấu tạo chính và nguyên lí chuyển động của lựu đạn Nêu tính năng chiến đấu, cấu tạo chính và nguyên lí chuyển động của lựu đạn

Trả lời:

1. Tính năng, tác dụng chiến đấu lựu đạn Ф1.

- Dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn.

- Bán kính sát thương 5m.

- Thời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 3,2 – 4,2 giây.

- Chiều cao: 118mm.

- Đường kính thân 50mm.

- Trọng lượng nặng 450g.

2. Cấu tạo lựu đạn Ф1.

* Lựu đạn gồm có hai bộ phận

- Thân lựu đạn: Vỏ bằng gang có nhiều khía tạo thành múi, cổ lựu đạn có ren để liên kết các bộ phận, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.

- Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: cần bẩy, lò xo kim hỏa, kim hoả, chốt an toàn, mỏ vịt để giữ đuôi kim hoả, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm, kíp.

* Chuyển động gây nổ.

- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại.

- Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát cháy đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2- 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.

Câu 2 trang 97 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Muốn ném lựu đạn trúng đích, an toàn phải chú ý gì?

Trả lời:

Sử dụng giữ gìn lựu đạn thật.

Sử dụng lựu đạn.

- Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.

- Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy. Tuỳ vào địa hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.

- Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để có biện pháp xử lí kịp thời.

Giữ gìn lựu đạn.

- Lưu đạn phải để nơi khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, hay chất dễ cháy.

- Không để rơi và va chạm mạnh.

- Khi mang, đeo lựu đạn: không được móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.

Quy định sử dụng lựu đạn.

- Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.

- Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.

Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.

Câu 3 trang 97 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Tại sao phải khởi động trước khi ném lựu đạn?

Trả lời:

Để đảm bảo an toàn, thông thường trước khi tập luyện, nên có vài động tác khởi động, mục đích chính của việc khởi động là để nhịp tim tăng dần. Nó có hai tác dụng: một là, có thể nâng cao dần nhiệt độ các bộ phận chính trên cơ thể; hai là, có thể khiến máu chảy nhiều hơn đến các cơ bắp, từ đó giúp cơ thể thích ứng với vận động, sẵn sàng tập các động tác mạnh hơn.

Câu 4 trang 97 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Nêu nhiệm vụ của người phục vụ khi luyện tập, kiểm tra ném lựu đạn.

Trả lời:

Người phục vụ

- Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăn cuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí.

- Kết quả ném phải căn cứ vào điểm rơi của lựu đạn để báo cho chính xác.

Câu 5 trang 97 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11: Thực hành ném lựu đạn trúng đích.

Trả lời:

Thực hành tập ném lựu đạn

Người ném (Người tập)

- Tại vị trí chuẩn bị: Kiểm tra lựu đạn, súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC, mang đeo trang bị...

- Nghe khẩu lệnh: “Tiến”. Nhanh chóng xách súng, vận động vào vị trí ném.

- Nghe khẩu lệnh “Mục tiêu bia số 10, đứng chuẩn bị ném”: Làm động tác chuẩn.

- Nghe khẩu lệnh “Ném”: Ném thử 1 quả vào mục tiêu. Sau đó ném quả thứ 2 (tính điểm)

Sau khi ném xong nghe công bố kết quả. Khi có khẩu lệnh “Đằng sau”, “Bên phải”, “Bên trái” – “Quay”: Thực hiện động tác quay rồi cơ động về vị trí quy định.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm học sinh

Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC

Bài 5: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

Bài 7: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

1 1,121 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: