Chương III: Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Số hiệu: | 41/2014/TTLT-BYT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Y tế | Người ký: | Trương Chí Trung, Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2015 |
Ngày công báo: | 20/01/2015 | Số công báo: | Từ số 83 đến số 84 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xác định số tiền đóng BHYT khi điều chỉnh lương cơ sở
Theo Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC thì cách xác định số tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) đối với một số đối tượng khi điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở như sau:
- Nhóm do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng và người thuộc hộ cận nghèo được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng: số tiền NSNN đóng, hỗ trợ được điều chỉnh từ ngày áp dụng mức đóng BHYT, lương cơ sở mới.
- Nhóm được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng và đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: người tham gia và NSNN không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.
Nội dung này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT là cơ sở y tế theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh có ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với tổ chức Bảo hiểm xã hội.
2. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Nguyên tắc chung:
a) Tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm ký hợp đồng với cơ sở y tế. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Tùy theo điều kiện của cơ sở y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế thống nhất bổ sung nội dung trong hợp đồng nhưng không trái quy định của pháp luật về BHYT;
b) Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng theo năm tài chính, từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó; đối với hợp đồng ký lần đầu được tính kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 của năm đó;
c) Các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01 nhưng ra viện kể từ ngày 01 tháng 01 thì thực hiện như sau:
- Trường hợp cơ sở y tế tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh thì tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm sau;
- Trường hợp cơ sở y tế không tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh thì tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm trước.
2. Hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT:
a) Đối với cơ sở y tế ký hợp đồng lần đầu:
- Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở y tế;
- Giấy phép hoạt động của cơ sở y tế;
- Quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có); đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập phải có Quyết định tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền.
b) Đối với cơ sở y tế ký hợp đồng hằng năm:
Bổ sung chức năng nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
3. Thủ tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT:
a) Đối với cơ sở y tế ký hợp đồng lần đầu:
- Cơ sở y tế gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đến tổ chức Bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo ngày ghi trên dấu công văn đến), tổ chức Bảo hiểm xã hội phải thực hiện xong việc xem xét hồ sơ và ký hợp đồng; trường hợp không đồng ý ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Đối với cơ sở y tế ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh hằng năm: Cơ sở y tế và tổ chức Bảo hiểm xã hội hoàn thành việc ký hợp đồng BHYT năm sau trước ngày 31 tháng 12.
4. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại Trạm y tế xã và cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, trường học:
a) Đối với Trạm y tế xã:
- Tổ chức Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện nơi chưa tách riêng bệnh viện huyện hoặc cơ sở y tế khác do Sở Y tế phê duyệt để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã cho người tham gia BHYT.
- Trong phạm vi quỹ khám bệnh, chữa bệnh được giao, Bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện hoặc cơ sở y tế do Sở Y tế phê duyệt có trách nhiệm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho Trạm y tế xã và thanh toán chi phí sử dụng giường bệnh (nếu có) và dịch vụ kỹ thuật y tế do Trạm y tế xã thực hiện trong phạm vi chuyên môn; đồng thời theo dõi, giám sát và tổng hợp để thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.
- Tổng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% của quỹ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tính trên số thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã được xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
- Thời gian lưu người bệnh để theo dõi và điều trị tại Trạm y tế xã không quá 03 ngày; đối với Trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo không quá 05 ngày.
b) Đối với cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, trường học (trừ cơ quan, đơn vị, trường học được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP):
Cơ quan, đơn vị, trường học quản lý cơ sở y tế ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức Bảo hiểm xã hội và có trách nhiệm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế để bảo đảm yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cơ quan, đơn vị, trường học quản lý cơ sở y tế tương đương Trạm y tế xã không thực hiện được việc cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế để bảo đảm yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng thông qua bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện.
5. Đối với Phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện: thực hiện như đối với các khoa của bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện. Căn cứ quy định về chuyên môn, bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cấp thẩm quyền phê duyệt, tổ chức Bảo hiểm xã hội và bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện thống nhất trong hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa khu vực.
1. Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
3. Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
4. Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến mà chưa có thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT; thủ trưởng cơ sở y tế nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia BHYT phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này và giấy chuyển tuyến theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở y tế làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh như trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến quy định.
Đối với cơ sở y tế không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, khi người bệnh ra viện, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh các giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý, các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 14, 15 và Điều 16 Thông tư này.
7. Người tham gia BHYT đến khám lại theo giấy hẹn của bác sỹ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này và giấy hẹn khám lại. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Căn cứ vào tình trạng bệnh và yêu cầu chuyên môn khi người bệnh đến khám lại, bác sỹ quyết định việc tiếp tục hẹn khám lại cho người bệnh.
8. Người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh mà không phải trong tình trạng cấp cứu trong thời gian đi công tác; làm việc lưu động; đi học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản sao): giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.
9. Cơ sở y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT, ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ BHYT, giấy chuyển viện, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.
1. Tổ chức Bảo hiểm xã hội thực hiện việc giám định BHYT và chịu trách nhiệm về kết quả giám định theo quy định của pháp luật về BHYT.
2. Nội dung giám định BHYT, bao gồm:
a) Kiểm tra các thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT và ngày nằm viện thực tế của người bệnh;
c) Kiểm tra, đánh giá xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT:
- Việc lập phiếu thanh toán cho người bệnh và bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú, bảo đảm phản ánh đúng các khoản chi và lập theo đúng biểu mẫu quy định;
- Kiểm tra chi phí đề nghị quyết toán của cơ sở y tế.
d) Phối hợp với nhân viên y tế tại cơ sở y tế giải quyết vướng mắc về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT, về quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia BHYT; tiếp xúc trực tiếp với người bệnh tại khoa, phòng điều trị để giải đáp, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT.
3. Việc giám định BHYT được thực hiện đồng thời hoặc thực hiện sau khi người bệnh ra viện và đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch. Kết quả giám định được lập thành văn bản và thông báo cho cơ sở y tế.
4. Nội dung giám định BHYT phải đảm bảo thống nhất giữa cơ sở y tế và tổ chức Bảo hiểm xã hội. Trường hợp chưa thống nhất thì phải ghi rõ ý kiến của các bên và báo cáo cơ quan cấp trên để giải quyết.
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể nội dung, quy trình giám định BHYT sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Chapter III
FACILITIES THAT PROVIDE MEDICAL SERVICES TO POLICYHOLDERS OF HEALTH INSURANCE (Hereinafter referred to as healthcare providers)
Article 6. Healthcare providers, registration for medical services covered by health insurance and hospital transfer
1. According to the Law on Medical Examination and Treatment, healthcare providers shall execute a contract for provision of medical services to policyholders (hereinafter referred to as the contract for medical services) with the social insurance organization.
2. Registration for medical services at primary healthcare providers, and hospital transfer shall be done according to the regulations by the Ministry of Health.
Article 7. Contract for medical services covered by health insurance
1. General principles:
a) The social insurance organization shall be responsible for contracting with medical facilities. The contract for medical services shall be drafted according to the provisions set out in the Appendix 03 enclosed herewith. Depending on conditions of the medical facility, the social insurance organization and the medical facility shall be unanimous in supplementing some terms and conditions to the contract without going against the Law on Health Insurance;
b) The term of validity of the contract shall conform to the fiscal year, starting from January 01 to December 31 of the same year; for any contract what is made for the first time, the term of validity of the contract shall start from the day of signing to December 31 of the same year;
c) Expense for medical services provided to insured patients before January 01 but discharged since January 01, shall be set as follows:
- In case the healthcare provider continues to sign a contract for medical services, the expenses shall be transferred to the succeeding year;
- In case the healthcare provider discontinues signing a contract for medical services, the expenses shall be included in the preceding year;
2. Documents for entering into the contract for medical services:
a) With respect to any healthcare provider that signs a contract for the first time:
- Healthcare provider’s official offer for signing the contract;
- Healthcare provider’s operation license;
- Hospital classification decision issued by competent agencies (if any); with respect to non-public healthcare providers, it is required to have the decision on professional and technical healthcare network issued by competent agencies.
b) With respect to any healthcare provider that signs a one-year contract annually:
Supplement functions, duties, scope of profession, hospital level approved by competent agencies (if any).
3. Procedures for entering into the contract for medical services:
a) With respect to any healthcare provider that signs the contract for the first time:
- The healthcare provider must submit a dossier as regulated in Point a, Clause 2 of this Article to the social insurance organization decentralized by the Vietnam Social Security;
- Within 30 days since the receipt of adequate documentation, the social insurance organization must complete the examination of the documentation and signing the contract; in case of refusal, the social insurance organization must make a written notice and state the reasons.
b) With respect to any healthcare provider that signs a one-year contract annually: Both the healthcare provider and the social insurance organization must complete the signing of the contract for the succeeding year before December 31.
4. The contract for medical services signed with commune-level healthcare provider and medical facilities that belong to agencies, organizations and schools:
a) Commune-level healthcare providers:
- The social insurance organization shall sign a contract with the district-level hospital or medical center where the district-level hospital is not yet separated, or other primary healthcare providers approved by the Services of Health for providing medical services at the commune-level medical facility:
- Within the assigned fund, the district-level hospital or the medical center at district level, or other healthcare providers as approved by the Services of Health shall be responsible for providing medicine, chemicals, medical materials, hospital beds (if any), medical technical services to the commune-level medical facility within its own scope of specialty, and at the same time carrying out surveillance and finalizing payment with the social insurance organization.
- Total expenditure for medical services provided at the commune-level medical facility must range between 10 per cent and 20 per cent of the fund for medical services to outpatients calculated on the number of individuals registering with primary healthcare providers at commune-level as defined in Point a, Clause 4, Article 11 hereof.
- The time for retaining patients for treatment at the commune-level medical facility should not exceed 03 days, or 05 days with respect to any commune-level medical facility in the area facing socio-economic difficulties, or in island districts, communes.
b) For medical facilities that belong to agencies, organizations and schools (except agencies, organizations and schools that are granted expenditure for initial medical services as defined in Points b, c, Clause 1, Article 6 of the Decree No. 105/2014/NĐ-CP):
Agencies, organizations and schools managing the medical facility that contracts with the social insurance organization shall be responsible for providing medicine, chemicals, medical materials, technical medical services to meet demand for medical services. In case agencies, organizations and schools managing the medical facility at the same level as commune-level medical facility fail to provide medicine, chemicals, medical materials, technical medical services to meet demand for medical services, the social insurance organization shall contract with the district-level hospital or medical center.
5. For general clinics affiliated to the district-level hospital or medical center, apply the same as every ward of the district-level hospital or medical center. Based on the stipulations on specialty and pricelist of medical services as approved by competent agencies, the social insurance organization and the district-level hospital or medical center shall be unanimous in the contract for medical services provided at the general clinics.
Article 8. Procedures for access to medical services covered by health insurance
1. Participants that go for medical examination and treatment must present a health insurance card with photo; in case the health insurance card has no photo, some papers proving identity of such person must be presented.
2. Children under six who go for medical examination and treatment shall present health insurance cards only. Presentation of notice of birth or birth certificate is required in case the participant receives medical services without health insurance cards; in case the treatment to the participant takes place right after birth without notice of birth, head of the medical facility, parents or guardian to the child shall confirm the medical records as foundation for payment as stipulated in Clause 2, Article 13 hereof and shall be responsible for such confirmation.
3. Participants that go for medical examination and treatment must present an appointment note or some papers proving identity of such person while pending replacement of the health insurance card by the social insurance organization.
4. Participants as body organ donors going for medical examination and treatment must present some papers as defined in either Clause 1, Clause 2, or Clause 3 of this Article. In case the donor is brought for medical treatment right after donation without health insurance card, the donor still enjoys the benefits as a policyholder; Head of the medical facility where body organs are taken, the donor or his/her relatives must confirm the medical records as foundation for payment as stipulated in Clause 3, Article 13 hereof and be responsible for such confirmation.
5. In case of transfer for medical facilities, participants must present some papers as defined in either Clause 1, Clause 2, or Clause 3 of this Article and transfer papers as stipulated by the Ministry of Health.
6. In case of emergency, participants shall be entitled to go to any medical facility provided that such papers as defined in either Clause 1, Clause 2, or Clause 3 of this Article must be presented before being discharged. After the stage of emergency, the participant shall be transferred to other wards or medical treatment rooms for further surveillance, treatment or transfer to other medical facilities as required.
When a patient is discharged from hospital, any medical facility that does not contract with the social insurance organization must provide to the patient the documents related to pathological state and other vouchers for medical services as foundation for payment with the social insurance organization as stipulated in Articles 14, 15 and 16 hereof.
7. Participants on a follow-up visit to medical facilities at upper level without going to primary healthcare providers must present papers as defined in Clause 1, Clause 2, or Clause 3 of this Article enclosed with a medical appointment note. Every medical appointment note shall become ineffective once used. Based on the patient's conditions and technical requirements, the doctor shall decide a follow-up visit for the patient.
8. Participants going for medical examination and treatment (not in the case of emergency) while on a business trip, doing ambulatory job; attending the concentrated training course shall be granted health insurance covered by primary healthcare providers at the same professional and technical level as or similar to the medical facility noted on the health insurance card and must present such papers as defined in either Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, together with one of the following documents: work order, decision on appointment for study, and other papers registering for temporary residence.
9. Medical facilities and the social insurance organization are not permitted to prescribe additional administrative procedures in provision of medical services besides the procedures set out in this Article. In case the medical facility and the social insurance organization need to copy the health insurance card, hospital transfer note and other papers concerning medical services for their own management, they must do it by themselves and should not ask patients to pay for this.
Article 9. Health insurance appraisal
1. The social insurance organization shall carry out the appraisal of health insurance and be responsible for results of appraisal according to the provisions set out in the Law on Health Insurance.
2. Content of health insurance appraisal comprises:
a) Examine procedures for medical services provided to policyholders according to the provisions set out in Article 8 hereof;
b) Examine and assess treatment, use of medicine, chemicals, medical materials and technical medical services within the scope of policyholders’ entitlement to benefits and number of days of hospital stay.
c) Examine, assess and determine expenses for medical services:
- Preparation of a payment bill to patients and a list of expenses for medical services to inpatients, outpatients must be in conformity with the expenses and forms as regulated;
- Examine expenses requested for payment by medical facilities.
d) Collaborate with health workers at the medical facility on handling difficulties in procedures for medical services, rights and responsibilities of policyholders; explain and disseminate policies on health insurance to patients at wards and medical treatment rooms.
3. Appraisal of health insurance shall be done concurrently or after the patient is discharged from hospital and must ensure accuracy, transparence and openness. Results of appraisal shall be made in writing and notified to the medical facility.
4. Content of health insurance appraisal must ensure unanimous agreement between medical facilities and the social insurance organization. In case it is not unanimously agreed, opinions or comments from both sides must be clearly stated and notified to agencies at upper level for handling.
5. The Vietnam Social Security shall provide specific guidance on the content and procedures for health insurance upon receipt of approval from the Ministry of Health.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực