Chương III Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thủ tục thu nộp ngân sách: Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và xử lý đối với tiền đặt để bảo đảm
Số hiệu: | 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Lê Quý Vương, Lê Hữu Thể, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 07/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
b) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Bị can, bị cáo chết;
d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;
e) Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, thì cùng với việc ra bản án, Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh bắt bị can để tạm giam;
đ) Đối với trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ, đồng thời Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm phải ghi rõ việc xử lý đối với tiền đã đặt để bảo đảm và phải được giao cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, đồng thời, gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ và Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong Quân đội đang quản lý tiền đã được đặt để bảo đảm.
1. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm được trả lại cho bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là chủ sở hữu số tiền theo cam kết khi đề nghị được đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất chết thì tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế.
2. Trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm bị tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
1. Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do Kho bạc Nhà nước quản lý tại tài khoản tạm giữ được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, người được trả lại tiền phải gửi cho chủ tài khoản tạm giữ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (trong giai đoạn điều tra, truy tố) hoặc Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm (trong giai đoạn xét xử) đơn đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm kèm theo bản phôtô giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm và giao hồ sơ cho người làm đơn đề nghị để nộp cho Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận lại tiền.
Hồ sơ đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước gồm có: quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và 02 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (theo mẫu của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước);
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Sau khi trả lại tiền đã đặt để bảo đảm, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi và chuyển 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi cho đơn vị mở tài khoản tạm giữ. Đơn vị mở tài khoản tạm giữ sẽ rà soát, tổng hợp gửi cho cơ quan đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để đơn vị này lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ.
2. Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do cơ quan tài chính có thẩm quyền trong Quân đội quản lý được thực hiện như sau:
a) Sau khi có quyết định hủy bỏ quyết định biện pháp đặt tiền bảo đảm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, bị can, bị cáo hoặc người được ủy quyền của họ, người thân thích của bị can, bị cáo, người đại diện của họ phải có văn bản đề nghị cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án lập hồ sơ đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận đề nghị phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan tài chính trong Quân đội trả lại tiền đã đặt để bảo đảm.
Hồ sơ đề nghị gửi cơ quan tài chính trong Quân đội gồm có: văn bản đề nghị lập hồ sơ của bị can, bị cáo hoặc người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo, người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và Biên bản nộp tiền được đặt để bảo đảm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư liên tịch này.
Hồ sơ đề nghị được giao cho người được trả lại tiền theo quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để làm thủ tục nhận lại tiền.
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, cơ quan tài chính trong Quân đội làm thủ tục trả lại tiền đã được đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Khi trả lại tiền được đặt để bảo đảm, cơ quan tài chính trong Quân đội phải lập biên bản có chữ ký của bên trả và bên nhận. Biên bản được lập thành 03 bản, bên trả giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản và 01 bản được gửi cho cơ quan đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được biên bản trả lại tiền cho bị can, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ.
Thủ tục tịch thu, nộp ngân sách nhà nước tiền đã đặt để bảo đảm được thực hiện như việc tịch thu sung quỹ nhà nước đối với vật chứng vụ án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này các mẫu văn bản, giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 01, 02).
3. Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 04).
4. Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm dùng cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (mẫu số 05, 06, 07).
5. Quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 08).
6. Quyết định không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 09).
7. Biên bản đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 10).
8. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 11).
9. Biên bản trả lại tiền đã được đặt để bảo đảm (mẫu số 12).
REVOCATION OF MONETARY BAIL AND HANDLING OF BAIL MONEY
Article 10. Revocation of monetary bail
1. The monetary bail is revoked in the following cases:
a) There is a decision to terminate the investigation or the case; terminate the investigation against the suspect, terminate the case against the suspect;
b) The suspect or defendant is detained for a crime committed before their grant of monetary bail or the suspect or defendant continues to commit an offense;
c) The suspect or defendant dies;
d) The suspect or defendant has fully complied with the committed obligations;
dd) The defendant is declared not guilty by the Court, exempted from criminal liability, exempted from penalty, the penalty is not imprisonment or imprisonment but is suspended, or when the term of imprisonment is equal to or shorter than the term of detention;
e) The suspect or defendant violates the committed obligations specified in Clause 2, Article 122 of the Criminal Procedure Code.
2. Revocation of monetary bail is carried out as follows:
a) For the cases specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article, if the case is in the prosecution or trial phase, the Procuracy or Court shall issue a revocation decision; if the case is in the investigation phase, the investigation agency shall request the Procuracy to revoke the decision to apply the monetary bail;
b) For the case specified in Point d, Clause 1 of this Article, after the judgment takes legal effect, the Chief Justice of the Court that has conducted the first instance trial shall issue a decision on revocation of the decision to grant monetary bail;
c) For the case specified in Point dd, Clause 1 of this Article, along with the judgment, the Trial Panel shall issue a decision on revocation of the decision to grant monetary bail;
d) For the case specified in Point e, Clause 1 of this Article, if the case is in the prosecution or trial phase, the Procuracy or Court shall issue a revocation decision and issue a warrant to arrest the suspect or defendant for temporary detention; if the case is in the investigation phase, the investigation agency shall request the Procuracy to revoke the decision to apply the monetary bail and issue a warrant to arrest the suspect or defendant for temporary detention;
dd) If the suspect or defendant jumps bail while the case is in prosecution or trial phase, the Procuracy or Court shall issue a revocation decision, and request the investigation agency to hunt the suspect or defendant; if the case is in the investigation stage, the investigation agency will request the Procuracy to issue a revocation decision, and the investigation agency shall issue a wanted decision against the suspect.
3. The decision on revocation of decision to apply the monetary bail must specify the handling of the bail money and be delivered to the suspect or defendant, their authorize person, their relative, or their representative if they are under 18 years old or have mental or physical defects, and also sent to the bail fund account holder, and the State Treasury or financial agency in the Army which is keeping the bail money.
Article 11. Handling of bail money in case of revocation of monetary bail
1. For the cases specified in Points a, c, d and dd, Clause 1, Article 10 of this Joint Circular, the bail money shall be refunded to the suspect or defendant, their relative, or their representative if they are under 18 years old or have mental or physical defects who is the owner of the bail money. If the suspect or defendant, their relative, or their representative if they are under 18 years old or have mental or physical defects dies, the bail money shall be handled accordance with current laws on inheritance.
2. In the cases specified in Points b and e, Clause 1, Article 10 of this Joint Circular, bail money is forfeited and transferred into the State budget.
Article 12. Procedures for refunding bail money
1. Procedures for refunding bail money being managed by the State Treasury in the bail fund account are carried out as follows:
a) After receiving the decision on revocation of decision to grant monetary bail in the cases specified in Points a, c, d and dd, Clause 1, Article 10 of this Joint Circular, the person who receives the refunded bail money shall send an application for refund of bail money to the holder of bail fund account which is the investigation agency, the Procuracy (during the investigation and prosecution phase) or the People's Court of first instance (during the trial phase), accompanied by a 9-digit or 12-digit identity card, or passport and a decision on revocation of decision to grant monetary bail;
b) Within 3 working days of receiving the application and other relevant documents as prescribed in Point a of this Clause, the agency that is the bail fund account owner shall make an application for refund of bail money to the State Treasury and hand over the documents to the applicant to submit to the State Treasury to reclaim the bail money.
The application to be sent to the State Treasury includes: a decision on revocation of the decision to grant monetary bail and 2 copies of withdrawal slip (according to the form of the Ministry of Finance on State budget accounting and State Treasury professional practices);
c) Based on the application, the State Treasury shall refund the bail money to ensure compliance with applicable laws;
d) After refunding the monetary bail, the State Treasury saves 1 copy of the withdrawal slip and transfers 1 copy of the withdrawal slip to the unit that opened the bail fund account. The unit that opened the bail fund account shall review, summarize, and send it to the agency that made the decision on revocation of decision to grant monetary bail to ensure that this unit keeps it in the case file.
In case the case is in the investigation phase, after receiving 1 copy of the withdrawal slip, the Procuracy shall immediately transfer it to the investigation agency that is conducting proceedings on the case to keep it in the case file.
2. Procedures for refunding bail money managed by competent financial agencies in the Army are as follows:
a) After the decision on revocation of decision on monetary bail in the cases specified in Points a, c, d and dd, Clause 1, Article 10 of this Joint Circular is made, the suspect or defendant, their authorized person, their relative, or their representative must send an application for refund of the bail money to the presiding agencies for the case;
b) Within 3 working days of receiving the application as prescribed in Point a of this Clause, the receiving agency must send a request for refund of the bail money to the financial agency in the Army.
The request sent to the financial agency in the Army includes: the application of the suspect or defendant, their relative, or their representative if they are under 18 years old or have mental or physical defects; and the record of monetary bail payment as prescribed in Point b, Clause 2, Article 8 of this Joint Circular.
The request shall be delivered to the person who is refunded bail money according to the decision on revocation of decision to grant monetary bail for them to reclaim their bail money.
c) Based on the request, the financial agency in the Army shall carry out procedures for refund of the bail money to ensure compliance with applicable laws;
d) When refunding the bail money, the financial agency in the Army must make a record signed by the paying party and the receiving party. The record is made into 3 copies, the paying party keeps 1 copy, the receiving party keeps 1 copy, and 1 copy is sent to the agency that has made the decision on revocation of decision to grant monetary bail to keep it in the case file.
In case the case is in the investigation phase, after receiving the record of bail money refund to the suspect, the Procuracy shall immediately transfer it to the investigation agency that is conducting proceedings to keep it in the case file.
Article 13. Forfeiture and transfer to the state budget of bail money
Procedures for forfeiture and transfer to the state budget of bail money are carried out as forfeiture of case evidence to the state fund in accordance with current law.
Article 14. Forms of documentation on grant and revocation of the monetary bail
The following documentation is issued together with this Joint Circular:
1. Application for monetary bail (Form No. 01, 02).
2. Power of attorney (Form No. 03).
3. Notice of monetary bail acceptance (Form No. 04).
4. Decision to grant monetary bail for the investigation agency, Procuracy, and Court (Form No. 05, 06, 07).
5. Decision on approval for the decision to grant monetary bail (Form No. 08).
6. Decision on disapproval for the decision to grant monetary bail (Form No. 09).
7. Record of monetary bail (Form No. 10).
8. Decision on revocation of the decision to grant monetary bail (Form No. 11).
9. Record of refund of monetary bail (Form No. 12).