Chương I Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thủ tục thu nộp ngân sách: Quy định chung
Số hiệu: | 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Lê Quý Vương, Lê Hữu Thể, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 07/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư liên tịch này quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người thân thích của bị can, bị cáo đang bị tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tuân thủ Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải cân nhắc hiệu quả, tính khả thi của việc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
4. Việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm được thực hiện theo đúng quy trình và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội; bảo đảm quyền được trả lại tiền của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam đoan.
Tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
1. Cơ quan quản lý tiền đặt để bảo đảm:
a) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra, truy tố được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn xét xử được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tại Kho bạc Nhà nước;
c) Tiền được đặt để bảo đảm theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được quản lý tại cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội.
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và quản lý tiền được đặt để bảo đảm theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Trả lại tiền được đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này;
c) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận tiền được đặt để bảo đảm.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Joint Circular elaborates on procedures, monetary bail amounts, temporary holding, refund, forfeiture, and transfer to state budget of bail money as prescribed in Article 122 of the Criminal Procedure Code.
2. This Joint Circular applies to suspects and defendants in detention, relatives of suspects and defendants in detention, presiding agencies, presiding officers, detention centers, and other relevant agencies, organizations and individuals.
Article 2. Principles of granting monetary bail
1. Comply with the Constitution, Criminal Procedure Code, and other relevant laws.
2. Fully comply with the procedures and conditions for granting monetary bail.
3. The presiding agencies and presiding officers must consider the effectiveness and feasibility of replacing the detention with monetary bail.
4. The temporary holding, refund, forfeiture, and transfer to the state budget of bail money are carried out in accordance with the proper process and with close coordination between presiding agencies and presiding officers with the State Treasury and financial agencies in the Army; provided that suspects/defendants, and relatives of suspects/defendants may have their bail money refunded when they have fully fulfilled their commitment obligations.
The bail money is Vietnamese Dong, legally owned by suspects or defendants, their relatives, or their representatives if they are under 18 years old or have mental or physical defects.
Article 4. Monetary bail amounts
1. The investigation agency, the Procuracy, and the Court shall decide the specific amount of money that a suspect or defendant must post as bail, but not less than:
a) Thirty million VND for less serious crimes;
b) One hundred million VND for serious crimes;
c) Two hundred million VND for very serious crimes;
d) Three hundred million VND for extremely serious crimes.
2. The investigation agency, the Procuracy, and the Court may decide a lower monetary bail amount but not less than one-half (1/2) of the corresponding amount specified in Clause 1 of this Article in the following cases:
a) The suspect or defendant is a war invalid or sick soldier, a person who has been awarded the title of Hero of the People's Armed Forces, Hero of Labor, People's Teacher, People's Doctor or has been awarded a Medal of resistance, the title of Hero in the resistance war against the US to save the nation, is a biological child, legally adopted child of a martyr, a heroic Vietnamese mother, of a family awarded the "Family with meritorious service to the country" certificate;
b) The suspect or defendant is a person who is under 18 years old or has mental or physical defects.
Article 5. Management of bail money
1. Bail money regulator:
a) Bail money during the investigation and prosecution phase of a case is managed in the bail fund account of the investigation agency that is authorized to conduct proceedings for that case at the State Treasury;
b) Bail money during the trial phase of a case is managed in the bail fund account of the People's Court with first instance jurisdiction at the State Treasury;
c) Bail money according to the decision of the Military Investigation Agency, Military Procuracy, Military Court is managed at the corresponding financial agency in the Army.
2. The State Treasury and financial agencies in the Army shall:
a) Receive and manage bail money according to the instructions in this Joint Circular and other relevant legal regulations;
b) Refund the bail money to suspects or defendants, their relatives, or their representatives if they are under 18 years old or have mental or physical defects according to the instructions of this Joint Circular;
c) Closely coordinate with the agency that grants monetary bail to facilitate the handover and receipt of bail money.