Chương I Thông tư 39/2016/TT-NHNN: Quy định chung
Số hiệu: | 39/2016/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2017 |
Ngày công báo: | 19/02/2017 | Số công báo: | Từ số 147 đến số 148 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc cho vay của tổ chức tín dụng, với các quy định về nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ vay, lãi suất cho vay tại ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để kinh doanh, tiêu dùng, sinh hoạt.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) đối với khách hàng.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với hoạt động cho vay giữa các tổ chức tín dụng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2. Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng hợp tác xã;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tổ chức tài chính vi mô;
đ) Quỹ tín dụng nhân dân;
e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
4. Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
5. Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
6. Phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về việc sử dụng vốn của khách hàng, trong đó phải có các thông tin:
a) Tổng nguồn vốn cần sử dụng, chi tiết các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cần sử dụng (trong đó có nguồn vốn cần vay tại tổ chức tín dụng); mục đích sử dụng vốn; thời gian sử dụng vốn;
b) Nguồn trả nợ của khách hàng;
c) Phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống).
7. Khả năng tài chính là khả năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính hợp pháp khác của khách hàng.
8. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.
9. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;
b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.
11. Dư nợ gốc bị quá hạn bao gồm:
a) Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b) Số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư này. Bổ sung
1. Tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng có quyền từ chối các yêu cầu của khách hàng không đúng với quy định tại Thông tư này và thỏa thuận cho vay.
1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các hoạt động cho vay cụ thể được quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định việc áp dụng Thông tư này hoặc các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay không được quy định tại văn bản riêng, thì thực hiện theo quy định có liên quan tại Thông tư này. Các hoạt động cho vay cụ thể bao gồm:
a) Hoạt động cho vay hợp vốn;
b) Hoạt động cho vay đối với khách hàng để đầu tư ra nước ngoài;
c) Hoạt động cho vay đối với khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh thuộc các chính sách, chương trình kinh tế - xã hội của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú;
đ) Hoạt động cho vay, thu nợ nước ngoài đối với khách hàng là người không cư trú;
e) Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
g) Hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính;
h) Các hoạt động cho vay cụ thể khác được quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Thỏa thuận cho vay được lập bằng tiếng Việt hoặc đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Đối với các tài liệu khác trong hoạt động cho vay sử dụng tiếng nước ngoài, khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dịch sang tiếng Việt, thì bản dịch phải có xác nhận của người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:
1. Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.
2. Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
3. Phí thu xếp cho vay hợp vốn.
4. Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.
5. Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
2. Khách hàng cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng:
a) Các tài liệu quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay;
c) Các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
1. Tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để xem xét quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định, tổ chức tín dụng được sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
3. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
a) Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng;
b) Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ trước hạn.
3. Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
4. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
3. Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm bị tòa án quyết định mở thủ tục phá sản hoặc tuyên bố phá sản, thì việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, bên bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
1. Căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là quy định nội bộ về cho vay).
2. Quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng được thực hiện trong toàn hệ thống và phải có tối thiểu các nội dung cụ thể sau:
a) Điều kiện cho vay; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho vay; lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu của khách hàng gửi tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn;
b) Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các công việc khác thuộc quy trình hoạt động cho vay;
c) Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
d) Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng;
đ) Chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí;
e) Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;
g) Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng, trả nợ khoản vay nước ngoài nhằm phòng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Kiểm soát việc cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn và phương thức cho vay quay vòng nhằm quản lý dòng tiền của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thoả thuận, phản ánh đúng chất lượng tín dụng.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cho vay, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân gửi quy định nội bộ đó cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; tổ chức tín dụng khác gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
c) Mục đích sử dụng vốn vay;
d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
đ) Phương thức cho vay;
e) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
g) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
h) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
i) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;
k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;
l) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
m) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
n) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
o) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thỏa thuận cho vay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập dưới hình thức thỏa thuận cho vay cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể.
4. Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thực hiện:
a) Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.
1. Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng theo quy trình nội bộ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư này.
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Khi thực hiện cho vay, tổ chức tín dụng có trách nhiệm:
1. Tuân thủ các quy định về những trường hợp không được cho vay, hạn chế cho vay và giới hạn cho vay tại Điều 126, Điều 127, Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
3. Thực hiện việc phân loại, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. Thực hiện việc hạch toán kế toán, báo cáo thống kê đối với hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hạch toán kế toán và báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng.
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Circular deals with lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches (hereinafter referred to as credit institution) with customers.
2. This Circular shall not cover lending transactions between credit institutions.
For the purposes of this Circular, the terms used herein is construed as follows:
1. Lending refers to a form of extension of a line of credit under which a credit institution offers or undertakes to offer a customer a sum of money for specific uses within an agreed time period provided that that customer adheres to the principle that both principal and interest arising must be repaid.
2. Lending credit institution refers to a credit institution established and operated under the Law on Credit Institutions, including:
a) Commercial banks;
b) Cooperative banks;
c) Non-bank credit institutions;
d) Microfinance institutions;
dd) People's credit funds;
e) Foreign bank branches.
3. Customer performing a borrowing transaction with a credit institution (hereinafter referred to as borrowing customer) refers to any legal entity or individual, including:
a) Legal entities established and operated within the territory of Vietnam and/or those established abroad and legally operated within the territory of Vietnam;
b) Vietnamese and/or foreign nationals.
4. Loan for personal or living expenses (consumer loan) refers to a credit institution's granting a loan to an individual customer’s demands for borrowed funds to pay consumption or living expenses for his/her personal or family purposes.
5. Loan for business or other operating purposes (business loan) refers to a credit institution’s granting a loan to a legal entity or individual to meet the demands for borrowed funds other than those referred to in Clause 4 of this Article, including the demands for borrowed funds by that legal entity or individual, and the demands for borrowed funds by a business household or private company of which that individual is the legal owner.
6. Plan to use a borrowed fund is a collection of information about use of the borrowed fund by a customer, including at least the following information:
a) Total fund needed, details of capital constituents of total fund needed (inclusive of the fund borrowed from credit institutions); purposes of fund; fund spending time;
b) Customer’s available sources of debt repayment;
c) Business plan or project (not applicable to the demands of borrowed fund for living purposes).
7. Financial capacity refers to a customer’s capacity with respect to capital, asset or financial resources.
8. Loan term refers to a period of time starting on the day following the day when a credit institution begins to disburse the borrowed fund to a customer and ending on the day when that customer has to repay principal and interest amounts in full as agreed upon between the credit institution and customer. Where the last day of loan term is a holiday or weekly day-off, the next day will be taken as the last day of loan term. If a loan term is not a full day, the provision enshrined in the Civil Code on the date of commencement of a term is applied.
9. Repayment period refers to a set periods of time constituting the agreed loan term and, at the end of each of these time periods, a customer is obliged to repay loan principal and/or interest amounts in part or in whole to a credit institution.
10. Debt rescheduling refers to a credit institution’s consent to adjustment to a repayment period or extension of a loan term according to the following provisions:
a) Adjustment to a repayment period is defined as a credit institution's agreeing to extend the agreed period of repayment of loan principal and/or interest in part or in full (including cases in which there is no change to the number of agreed repayment periods) while the loan term is kept unchanged;
b) Extension of a loan term is defined as a credit institution's agreeing to extend repayment of loan principal and/or interest for a period exceeding the agreed loan term.
11. Overdue principal is composed of:
a) The outstanding amount of principal to become delinquent as prescribed in Article 20 hereof;
b) The outstanding amount of principal on which a customer is delinquent in the event of a credit institution’s termination of a loan or collection of debt prior to the due date as stipulated by Clause 1 Article 21 hereof.
Article 3. Autonomy of a credit institution
1. A credit institution shall have autonomy over its lending operations and assume sole responsibility for its own lending decision. None of entities or individuals shall be allowed to illegally interfere in lending operations performed by a credit institution.
2. A credit institution shall be accorded the right to refuse customer’s demands in violation of regulations hereof and loan agreements.
Article 4. Lending and borrowing rules
1. Lending transactions between a credit institution and a customer shall be performed according to an arrangement between that credit institution and customer and in conformity with regulations laid down herein and other relevant laws, including the legislation on environmental protection.
2. The customer borrowing fund from the credit institution shall be bound to use these loans for the right purposes as stated in advance, make repayment of principal and interest amounts due within an agreed repayment period.
Article 5. Application of relevant legal instruments
1. Lending operations carried out by a credit institution shall be required to comply with provisions of the Law on Credit Institutions, this Circular and other relevant legislation.
2. With respect to specific lending operations covered by regulations provided in particular documents of the Government, Prime Minister and State Bank of Vietnam, these regulations shall apply; to the extent of whether particular documents of the Government, Prime Minister and State Bank of Vietnam prescribe application of this Circular or contents relating to lending operations are not prescribed in particular documents, relevant provisions set forth in this Circular shall apply. Specific lending operations encompass:
a) Syndicated loan;
b) Loan extended to customers for their outward investments;
c) Loan extended to customers doing business operations in socio-economic policies and programs of the Government or Prime Minister;
d) Foreign-currency loan extended to resident customers;
dd) Foreign loan extended to, or collection of foreign debt owed by, non-resident customers;
e) Loan offered by people's credit funds or microfinance institutions;
g) Consumer loan extended by finance companies;
h) Other specific loans prescribed by particular documents of the Government, Prime Minister or State Bank of Vietnam.
1. A loan agreement shall be made either in Vietnamese or both in Vietnamese and other foreign language.
2. With respect to other documents concerning lending operations that use any foreign language, if there is any request of a regulatory authority for translation into Vietnamese, the translation copy must be certified by a competent person of a credit institution, or be legally notarized or authenticated.
Article 7. Eligibility requirements for a loan
A credit institution shall consider granting a decision to offer a loan to a customer who meets the following requirements:
1. If that customer is a legal person, it must have civil capacity in accordance with the civil law jurisdictions. If that customer is a natural person, (s)he must be aged exactly 18 years or older and have full capacity for civil conduct in accordance with the civil law jurisdictions, or must be aged between exactly 15 and nearly 18 years and must not have his/her incapacity or restricted capacity for civil conduct as provided by laws.
2. Demonstrate that customer’s demands for a loan to be used for legally accepted purposes.
3. Establish that customer’s plan for effective use of borrowed fund.
4. Prove the customer’s sound financial capability to repay debt owed.
5. Where that customer obtains a loan from a credit institution on which the interest rate is prescribed by Clause 2 Article 13 hereof, it shall be rated transparent and healthy in its financial status by a credit institution.
Article 8. Rejected loan demands
Credit institutions shall not be allowed to approve the following loan demands:
1. Loans used for investing in sectors or activities prohibited by laws.
2. Loan used for paying expenses or meeting financial demands of transactions or acts which are prohibited by laws.
3. Loans used for purchasing or using goods or services in the list of sectors or activities prohibited by laws.
4. Loans used for buying gold bullions.
5. Loans used for repaying loan debts owed to lending credit institutions, except for those used for paying loan interest arising during the construction process of which cost is accounted for in the construction cost estimate approved by a regulatory authority in accordance with laws.
6. Loans used for repaying loan debts owed to other credit institutions and foreign loan debts, except for loans used for repaying debts prior to the payment due date that fully meet the following requirements:
a) Be a loan used for business activities;
b) Have the loan term that does not exceed the residual loan term of an older loan;
c) Be a loan under which the debt rescheduling has not been carried out.
When there is a demand for a loan, a customer must send a credit institution documents evidencing its eligibility for such loan in accordance with Article 7 hereof and others as referred to in the credit institution's instructions.
A credit institution shall consider granting a decision to offer a loan to a customer which is divided into the following categories:
1. Short-term loan, defined as loans having the maximum loan term of 01 (one) year.
2. Medium-term loan, defined as loans having the loan term between above 01 (one) year and 05 (five) years at the maximum.
3. Long-term loan, defined as loans having the loan term of more than 05 (five) years.
Article 11. Currency units used for extending loans or repaying debts
1. Credit institutions and their customers shall agree on a loan denominated either in Vietnamese dong or another foreign currency unit as appropriate to provisions laid down herein and relevant legislation.
2. Currency unit used for debt repayment is the one used in a loan.
A credit institution shall consult the plan to use the borrowed fund, financial capability of a borrowing customer, credit lines extended to the borrowing customer and available capital source of the credit institution in order to enter into an agreement with the customer on the loan limit.
Article 13. Loan interest rate
1. A credit institution and its customer shall agree on the interest rate depending on capital demands and supplies on the market, loan demands and creditworthiness of customers, unless otherwise stipulated by the State Bank's regulations on the maximum interest rate set forth in Clause 2 of this Article.
2. A credit institution and customer shall agree on the interest rate on short-term loan denominated in Vietnamese dong but shall not allow it to exceed the maximum interest rate decided by the State Bank’s Governor over periods of time in order to meet certain demands for borrowed fund as follows:
a) Loans taken out to support the agricultural and rural development sector under regulations of the Government on credit policies for agricultural and urban development;
b) Loans taken out to implement the export business plan in accordance with the Law on Commerce and other instructional directives thereof;
c) Loans taken out to finance business activities of small and medium-sized enterprises under the Government’s regulations on support for development of small and medium-sized enterprises;
d) Loans taken out to develop ancillary industries under the Government’s regulations on development of ancillary industries;
dd) Loans taken out to finance business operations of high technology application enterprises under the provisions of the Law on High Technology and other instructional directives thereof.
3. Terms and conditions of an agreement on the interest rate shall comprise interest rate levels and methods for calculating the interest rate on a loan. Where the interest rate is not converted into %/year and/or the method for calculating the interest rate based on the actual outstanding amount of debt and time length of maintenance thereof is not applied, the loan agreement must include terms and conditions of the interest rate converted into %/year (one year is calculated as three hundred and sixty five of days) according to the actual outstanding amount of debt and time length of maintenance thereof.
4. If a customer fails to repay or fully repay the agreed amount of loan principal and/or interest at the payment due date, the customer shall be obliged to repay loan interest as prescribed hereunder:
a) The amount of interest on principal is charged at the agreed interest rate in proportion to the period during which repayment of that principal due has not been made;
b) If a customer fails to make due payment of interest as prescribed by Point a of this Clause, that customer must pay late payment interest charged at the interest rate agreed upon between the credit institution and customer which is not allowed to exceed 10%/year interest rate on the outstanding balance of late payment interest in proportion to the period of late payment;
c) Where a debt has become delinquent, the customer owing a delinquent debt must pay interest on the outstanding amount of principal which is overdue in proportion to the period of late payment for which the interest rate charged is not allowed to exceed 150% of the interest rate charged on due repayment that is determined upon the date of such debt becoming delinquent.
5. Where the variable interest rate is applied, a credit institution and customer must enter into an agreement on principles and factors for determination of the variable interest rate, and on the date of adjustment to the loan interest rate. In cases where referring to factors for determination of the variable interest rate results in different loan interest rates, the credit institution shall apply the lowest loan interest rate.
Article 14. Fees related to lending activities
The credit institution and its customer must agree on collection of fees related to lending operations, including:
1. Exit fee paid by a customer for repayment of debt before the due date.
2. Fee paid for provisional credit limit.
3. Fee paid for syndicated loan arrangement.
4. Fee paid for a commitment to borrowed fund withdrawal during the period from the date of entry into force of the loan agreement to the date of initial disbursement of borrowed fund.
5. Other fees related to lending operations which are specified in relevant legal documents.
Article 15. Borrowed fund guarantee
1. The credit institution and its customer shall agree on whether or not a security for a borrowed fund is implemented. Agreement on security for the borrowed fund between the credit institution and its customer must conform to regulations of the laws on security and relevant legislation.
2. The credit institution shall make its decision on and bear responsibility for any unsecured loan.
3. The customer and guarantor must liaise with the credit institution to treat assets pledged as collateral for loans when there are sufficient grounds for such treatment under terms and conditions of loan agreements, loan guarantee contracts, laws and regulations.
Article 16. Provision of information
1. The credit institution shall be responsible for providing the customer with all necessary information before establishment of a loan agreement, including such information as loan interest rate, principles and factors for determination of interest rate, date of determination of interest rate in case of application of variable interest rate; interest rate charged for overdue principal; interest rate charged for interest of which payment is late; method for calculation of loan interest rate; type and amount of loan fee; criteria for classifying borrowing customers by loan interest rates as referred to in Clause 2 Article 13 hereof.
2. The customer shall provide information for the credit institution and assume legal responsibility for accuracy, authenticity and integrity of submissions to the credit institution, including the following documents or materials:
a) Those stipulated by Article 9 hereof;
b) Report representing use of loan and evidence that the loan fund is used to serve the purposes specified in the loan agreement;
c) Documents evidencing implementation of security for the loan.
Article 17. Assessment of loan application and grant of decision to offer a loan
1. The credit institution shall assess customer’s ability to satisfy loan requirements as prescribed by Article 7 hereof in order to consider granting a decision to offer a loan. In the course of such assessment, the credit institution can use the internal credit rating system associated with information available at the National Credit Information Center of Vietnam and other communications channels.
2. The credit institution must establish loan approval procedures according to the principle of assignment of responsibilities in the assessment and decision-making stages.
3. In the event of refusal to offer a loan, the credit institution shall notify the customer submitting loan application of reasons for such rejection.
Article 18. Repayment of loan principal and interest
1. The credit institution and its customer must agree on the period of loan principal and interest repayment in either of the following manners:
a) Separate periods of repayment of loan principal and interest;
b) Same period of repayment of loan principal and interest.
2. The credit institution and its customer shall agree on repayment of debt prior to the due date.
3. Where the customer is unable to make due repayment of principal and/or interest in part or in full, the credit institution shall consider approving the debt scheduling as provided by Article 19, or delinquency of such debt in accordance with Article 20 hereof. The credit institution and its customer shall agree on the interest rate charged for the overdue debt mentioned above in compliance with provisions of Clause 4 Article 13 hereof.
4. The credit institution and its customer must agree on the priority order for collection of principal and interest amounts. In terms of overdue loan debts, the credit institution shall observe the order in which collection of principal amount will take priority over that of interest amount.
The credit institution shall consider deciding whether the debt rescheduling is necessary at the customer’s request and depending on the financial capability of that credit institution and results of assessment of the customer's capability to repay debt as prescribed hereunder:
1. If the customer is incapable of making due repayment of loan principal and/or interest, and is rated by the credit institution as having capacity for fully repaying loan principal and/or interest within the adjusted repayment period, the credit institution shall consider adjusting the period of repayment of that principal and/or interest as appropriate to the customer's source of financing for debt repayment without prejudice to the loan term.
2. If the customer is incapable of paying off loan principal and/or interest in full within the agreed loan term, and is rated by the credit institution as having capacity for fully repaying loan principal and/or interest within a specified period of time following the said loan term, the credit institution shall consider extending the period of debt repayment as appropriate to the customer’s source of financing for such debt repayment.
3. The debt rescheduling shall be performed prior to or within a period of 10 (ten) days from the agreed date on which debt repayment is due.
The credit institution shall perform delinquency procedures for the principal amount of which repayment is not made by the agreed due date and rescheduling is not accepted by the credit institution; notify the customer of such delinquency. That notification shall include at least the following contents: outstanding amount of overdue principal, time of delinquency of such debt and interest rate charged for that overdue principal amount.
Article 21. Loan termination, debt treatment, loan interest or fee exemption or reduction
1. The credit institution shall be accorded the right to terminate a loan and collect debt prior to the payment due date under terms and conditions of a loan agreement when it has established that the customer provided unauthentic information or violated terms and conditions of a loan agreement and/or loan guarantee contract. Upon terminating a loan and recovering debt prior to the agreed due date, the credit institution shall notify the customer of such loan termination and early debt recovery. The minimum contents of such notification include the date of loan termination and debt collection prior to the due date, the principal amount to be recovered prior to the due date; deadline for repayment of principal amount to be recovered prior to the due date, date of debt delinquency and interest rate applied to the outstanding amount of principal to be recovered prior to the due date.
2. Where the customer fails to make repayment of debt due, the credit institution shall be entitled to apply methods for debt recovery under terms and conditions of a loan agreement, loan guarantee contract and regulations of relevant laws. If the amount of money obtained after application of methods for debt recovery is not adequate to fulfill obligations to pay debt owed to the credit institution, the customer shall keep on assuming responsibility for paying off loan principal and interest in full to the credit institution.
3. Where the customer or guarantor is affected by the court’s decision to open the bankruptcy proceedings or declaration of bankruptcy, the credit institution's recovery of debt owed by the customer and guarantor shall be carried out under regulations of the law on bankruptcy.
4. The credit institution shall have the right to decide to offer the customer loan interest or fee exemption or reduction in accordance with internal rules of the credit institution.
1. Subject to provisions of the Law on Credit Institutions, this Circular and other relevant laws, the credit institution shall issue internal rules on lending and borrowed fund management as appropriate to operational characteristics of the credit institution (hereinafter referred to as internal rules on lending).
2. Internal rules on lending of the credit institution shall be implemented in a consistent manner within the entire network of the credit institution and address the following minimum contents:
a) Loan eligibility criteria; rejected loan demands; lending methods; lending interest rates and methods for calculating loan interest rate; customer’s lending application dossiers and other submissions to the credit institution which are appropriate to loan features, types of loans and target customers; debt collection; conditions, processes and procedures for debt rescheduling; debt delinquency;
b) Procedures for processing, assessing, approving a loan application and deciding to extend a loan under which the maximum duration to process, assess a loan application and decide to extend a loan should be specified; delegation or assignment of rights and responsibilities for each individual or department in loan application processing, assessment, approval and grant of a loan decision and other workloads as part of the lending procedures;
c) Procedures for inspection and supervision of loan application, use and debt repayment of customers; delegation and assignment of rights and responsibilities to each individual and department for inspection and supervision of loan application, use and debt repayment of customers;
d) Requirements concerning security for loans, assessment of assets pledged as collateral for loans; management, supervision and monitoring of collateral appropriate to loan security, collateral features and customers;
dd) Loan termination, debt treatment; loan interest rate and fee exemption and reduction;
e) Identification of risks that may arise during the lending process; procedures for monitoring, assessing and controlling risks; risk treatment methods;
g) Control of extension of loans serving the purpose of repaying loan debts owed to the credit institution, repaying foreign loan debts in order to provide for and prevent any deviation in reporting of credit quality. Controlling extension of loans shall be carried out according to the method for extending a rollover loan and revolving loan in order to manage the customer’s cash flow to assure possibility of recovering loan principal and interest amounts in full by the agreed due date and make a reliable report on the credit quality.
3. Within a permitted period of 10 (ten) business days from the date of introduction or revision of internal rules on lending activities, microfinance institutions and people's credit funds must submit these rules to the State Bank through its branches located at cities or provinces; and other credit institutions must submit these rules to the State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency).
1. The loan agreement must be made in writing, including the following minimum requirements:
a) Name, address and corporate identity code of the lending credit institution; name, address, number of identification card or citizen identification card or passport of the customer;
b) Loan amount; loan limit for a line of credit loan; provisional credit limit for a provisional line of credit loan; overdraft limit for a current account overdraft facility;
c) Loan purposes;
d) Currency unit used for extending a loan or repaying debt;
dd) Lending method;
e) Loan term; duration to maintain the loan limit for a line of credit loan, effective period of provisional credit limit for a provisional line of credit loan; duration to maintain the overdraft limit for a current account overdraft facility;
g) Agreed lending interest rate and interest rate converted into percent (%)/year which is calculated on the basis of the actual amount outstanding and duration of maintenance thereof as prescribed by Clause 3 Article 13 hereof; principles and factors of determination of interest rate, time of determination thereof in case of application of variable interest rate; interest rate charged on the outstanding amount of overdue principal; interest rate charged on late payment interest; type and amount of loan fee applied;
h) Loan disbursement and use of payment instrument for disbursement of borrowed funds;
i) Loan principal and interest repayment, and priority order of recovery of loan principal and interest; early debt repayment;
k) Debt rescheduling; delinquency of the principal amount that a customer fails to repay at the agreed due date and the credit institution refuses to agree to reschedule; form and contents of notification of such delinquency referred to in Article 20 hereof;
l) Responsibilities of a customer for cooperating with the credit institution and providing documents regarding a loan in order for the credit institution to assess application for and grant a decision to offer a loan, inspect and supervise use of borrowed fund and debt repayment of the customer;
m) Cases of loan termination; collection of debt prior to the due date; delinquency of the principal amount that the customer fails to repay prior to the due date in the event of the credit institution's loan termination or collection of debt prior to the due date; form and contents of notification of thereof as prescribed by Clause 1 Article 21 hereof;
n) Loan debt treatment; penalty for loan default and compensation for any loss incurred; rights and liabilities of parties involved;
o) Entry into force of a loan agreement.
2. In addition to provisions set forth in Clause 1 of this Article, parties can agree on other terms and conditions in compliance with provisions of this Circular and relevant laws.
3. The loan agreement referred to in Clause 1 and 2 of this Article shall be established in the form of either a specific loan arrangement, or both framework and specific arrangement.
4. Where using contract templates or general terms and conditions during conclusion of a loan agreement, the credit institution shall be obliged to:
a) make a public notice of such contract templates and general contractual terms and conditions regarding lending activities at its office, and make posts on its website;
b) provide a full amount of information about these contract templates and general terms and conditions of which a customer should be informed prior to conclusion of a loan agreement, and obtain customer’s confirmation that the credit institution has already provided all necessary information.
Article 24. Inspection of loan use
1. The customer shall be responsible for using loan funds and repaying debts as agreed; reporting and providing documents evidencing use of such loan at the request of the credit institution.
2. The credit institution shall be entitled to carry out inspection and supervision of use of loan and debt repayment by the customer, subject to the internal rules referred to in Point c Clause 2 Article 22 hereof.
Article 25. Penalty and compensation in case of defaulting on a loan
1. The credit institution and its customer shall be allowed to agree on penalty and compensation in accordance with laws in the event that either the credit institution or the customer defaults on a loan agreement, unless otherwise stipulated by Clause 4 Article 13 hereof.
2. The credit institution and its customer can agree on whether the defaulting party is only subject to a penalty for violation without being held liable for a compensation for loss incurred or both of these actions. Where the credit institution and its customer have mutually agreed on a penalty for violation instead of both of these actions, the defaulting party shall only be subject to the penalty for violation.
In the course of extending a loan, the credit institution shall assume the following responsibilities:
1. Comply with regulations on cases of loan rejection, restriction and limitation as referred to in Article 126, 127 and 128 of the Law on Credit Institutions, and regulations of the State Bank of Vietnam on prudential limits or ratios for operations of credit institutions.
2. Use payment instruments for disbursement of borrowed funds in accordance with regulations o the State Bank of Vietnam on use of payment instruments for disbursement of loan fund from credit institutions to customers.
3. Categorize and set aside an amount of money as a provision and use such provision for managing risks associated with lending operations of the credit institution.
4. Carry out recording of accounting entries of and prepare statistical reports on lending transactions in accordance with applicable laws on bookkeeping and statistical reporting regime of credit institutions.