Công văn 1576/NHNN-CSTT giải đáp Thông tư 39/2016/TT-NHNN 2017
Số hiệu: | 1576/NHNN-CSTT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 14/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 14/03/2017 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
BẢNG GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ 39/2016/TT-NHNN NGÀY 30/12/2016 QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 1576/NHNN-CSTT ngày 14 tháng 3 năm 2017)
1. Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Câu hỏi 1: Ngân hàng Chính sách xã hội có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 39 không?
Trả lời: Ngân hàng Chính sách xã hội không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 39; việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ.
Câu hỏi 2: Chi nhánh tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và hoạt động ở nước ngoài có thực hiện hoạt động cho vay theo quy định tại Thông tư 39 không?
Trả lời: Chi nhánh tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và hoạt động ở nước ngoài không phải thực hiện hoạt động cho vay theo quy định tại Thông tư 39.
Câu hỏi 3: Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân. Vậy các đối tượng khác không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn thì thực hiện cho vay như thế nào?
Trả lời: Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân; quy định này phù hợp với quy định về chủ thể tham gia giao dịch dân sự tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với tổ chức không có tư cách pháp nhân, thì tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với cá nhân (một hoặc một số cá nhân) phù hợp với các quy định tại Thông tư 39 và Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu hỏi 4: Khoản 4 Điều 2 Thông tư 39 quy định cho vay phục vụ nhu cầu đời sống bao gồm việc TCTD cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích sinh hoạt gia đình của cá nhân đó. Vậy xác định mối quan hệ gia đình như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, thì gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó, tổ chức tín dụng cần căn cứ quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình để xác định mối quan hệ gia đình, từ đó xem xét quyết định việc cho vay đối với cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích sinh hoạt gia đình của cá nhân đó cho phù hợp.
Câu hỏi 5: Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống có bao gồm việc cho vay để chứng minh khả năng tài chính khi làm thủ tục du học, chữa bệnh ở nước ngoài?
Trả lời: Nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính khi làm thủ tục du học, chữa bệnh ở nước ngoài là nhu cầu vay vốn để gửi tiền tại tổ chức tín dụng nhằm chứng minh khả năng tài chính, không phải là nhu cầu vay vốn cho việc du học, chữa bệnh ở nước ngoài nên không phải là nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống theo quy định tại Thông tư 39.
Câu hỏi 6: Đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, thì phương án sử dụng vốn có cần bao gồm thông tin về phương án phục vụ nhu cầu đời sống không?
Trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư 39, thì phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về việc sử dụng vốn của khách hàng, trong đó phải có thông tin về phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống). Theo đó, trường hợp khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, thì phương án sử dụng vốn của khách hàng không bao gồm thông tin về phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống.
Câu hỏi 7: Điểm a khoản 10 Điều 2 quy định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi. Theo đó, trường hợp khách hàng thay đổi ngày trả nợ (không thay đổi số kỳ và phân kỳ trả nợ) nhưng ngày trả nợ mới rút ngắn hơn và không bỏ qua kỳ trả nợ nào, thì có phải là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ không?
Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 2, thì trường hợp khách hàng thay đổi ngày trả nợ, như từ ngày 10 hàng tháng sang ngày 05 hàng tháng và không thay đổi số kỳ trả nợ, thì không phải là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Câu hỏi 8: Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 39, thì khách hàng vay vốn thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn muốn được vay vốn với lãi suất cho vay tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 phải được đánh giá có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện để chứng minh có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh nhưng vẫn đủ điều kiện để cho vay thì tổ chức tín dụng có được cho vay theo mức lãi suất thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39 không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 2 Điều 13 và khoản 1 Điều 16 Thông tư 39, thì tổ chức tín dụng phải xây dựng các tiêu chí xác định khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh được vay vốn theo lãi suất cho vay tối đa nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn; có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn này. Trường hợp khách hàng không đáp ứng các tiêu chí của tổ chức tín dụng về việc xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay tối đa, nhưng vẫn đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Thông tư 39, thì được tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho vay theo lãi suất cho vay thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39.
4. Điều 8: Những nhu cầu vốn không được cho vay
Câu hỏi 9: Tổ chức tín dụng có được cho vay để mua vàng trang sức?
Trả lời: Khoản 4 Điều 8 Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng không được cho vay để mua vàng miếng; do đó đối với nhu cầu vay vốn để mua vàng trang sức, tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Thông tư 39.
Câu hỏi 10: Thông tư 39 không quy định bãi bỏ công văn số 6960/NHNN-TTGSNH ngày 16/9/2016 về việc yêu cầu dừng việc cho vay mới trả nợ trước hạn và cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn. Theo đó, TCTD có được phép cho vay để trả nợ trước hạn, cho vay tuần hoàn không?
Trả lời: Thông tư 39 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017, trong đó có quy định về trường hợp cho vay trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng cho vay, tổ chức tín dụng khác và phương thức cho vay tuần hoàn. Theo đó, từ ngày 15/3/2017, việc cho vay để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng và cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn, tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư 39.
Câu hỏi 11: Điều 8 Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với một số nhu cầu vốn, vậy tổ chức tín dụng có được cho vay đối với các nhu cầu vốn để trả nợ cá nhân và tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng?
Trả lời: Tổ chức tín dụng căn cứ vào khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Thông tư 39 để xác định nhu cầu vay vốn để trả nợ cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có thuộc nhu cầu vốn không được cho vay. Trường hợp không thuộc nhu cầu vốn không được cho vay, thì TCTD có thể xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn quy định tại Thông tư 39 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu hỏi 12: Khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác có nhiều kỳ hạn trả nợ, trong đó có một kỳ hạn đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tổ chức tín dụng có được cho vay để trả nợ trước hạn đối với toàn bộ khoản vay đó không?
Trả lời: Khoản vay có một kỳ hạn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì khoản vay đó đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Do đó, theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 39 tổ chức tín dụng không được cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay này.
Câu hỏi 13: Trường hợp khách hàng có khoản vay tại tổ chức tín dụng đến hạn nhưng sổ tiết kiệm chưa đến hạn rút, khách hàng muốn cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn trả nợ tổ chức tín dụng có được không?
Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn là một biện pháp bảo đảm tiền vay. Do đó, theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 8 Thông tư 39, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn để trả nợ khoản vay đến hạn tại tổ chức tín dụng.
Câu hỏi 14: Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39, thì tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay. Vậy mức lãi suất cho vay thỏa thuận này có phải thực hiện theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, thì lãi suất thỏa thuận của khoản tiền vay không được vượt quá 20%/năm trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 91 Luật các TCTD 2010, thì TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật; trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, NHNN có quyền quy định lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD. Như vậy, Luật các TCTD năm 2010 có quy định khác về lãi suất cho vay so với quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Do vậy, lãi suất cho vay thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD 2010. Căn cứ khoản 3 Điều 90, khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD 2010, Thông tư số 39 đã quy định cụ thể về lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng; trừ trường hợp khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn và khách hàng này đáp ứng các điều kiện vay vốn, được TCTD đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, thì lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ.
Câu hỏi 15: TCTD có thể không ghi mức % lãi suất cụ thể trong thỏa thuận cho vay mà chỉ đề cập lãi suất vay sẽ được áp dụng cho từng lần rút vốn vay và sẽ được nêu rõ trong đơn rút vốn vay kiêm khế ước nhận nợ” hay không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 39, thì thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản dưới hình thức thỏa thuận cho vay cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể và tối thiểu có 14 nội dung, trong đó có nội dung về lãi suất cho vay và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó. Như vậy, tùy theo hình thức của thỏa thuận cho vay, thỏa thuận về lãi suất cho vay phải được quy định cụ thể tại thỏa thuận cho vay (có thể là khế ước nhận nợ).
Câu hỏi 16: Trường hợp khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD có thể áp dụng lãi suất phạt chậm trả đối với dư nợ gốc, nợ lãi tiền vay trong thời gian được gia hạn?
Trả lời: Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 39, trường hợp khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo thỏa thuận thì khách hàng phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Như vậy, khi khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, kể cả trường hợp khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì tổ chức tín dụng có thể thỏa thuận với khách hàng áp dụng lãi suất chậm trả đối với số dư lãi chậm trả nhưng không vượt quá 10%/năm. Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư 39, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc bị quá hạn do khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Như vậy, trường hợp được gia hạn nợ, tổ chức tín dụng không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với dư nợ gốc được gia hạn nợ trong thời gian được gia hạn nợ.
Câu hỏi 17: Đề nghị giải thích mức lãi suất cho vay thấp nhất tại Khoản 5 Điều 13:
Trả lời: Quy định về mức lãi suất thấp nhất tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 39 là nhằm tăng tính minh bạch về lãi suất cho vay trong trường hợp cho vay theo lãi suất điều chỉnh. Do đó, trường hợp TCTD thỏa thuận với khách hàng về mức lãi suất cho vay điều chỉnh trong từng thời kỳ, như lãi suất cho vay bằng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng cộng biên độ 4%/năm và tại thời điểm xác định lãi suất cho vay, tổ chức tín dụng đang yết niêm 03 mức lãi suất tiền gửi khác nhau áp dụng đối với kỳ 12 tháng, thì tổ chức tín dụng cần lựa chọn mức lãi suất tiền gửi 12 tháng thấp nhất để xác định lãi suất cho vay của kỳ điều chỉnh.
Câu hỏi 18: Việc hạch toán và tính lãi của khoản vay được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39 hay thực hiện theo quy định của NHNN về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của các TCTD (Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN)?
Trả lời: Thông tư 39 không quy định việc hạch toán, cách tính lãi của khoản vay, do vậy việc hạch toán và tính lãi của khoản vay thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của các TCTD (Hiện nay, là Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN).
Câu hỏi 19: Cách ghi lãi suất cho vay trong trường hợp TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất khác không theo phương pháp tính lãi quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 39?
Trả lời: Trường hợp TCTD thỏa thuận với khách hàng về mức lãi suất không theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) và/hoặc phương pháp tính lãi không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thì tại văn bản thỏa thuận về cho vay, TCTD và khách hàng phải quy đổi và thỏa thuận thêm mức lãi suất cho vay theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) theo phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 39.
Ví dụ: TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay, thời hạn cho vay là 30 ngày, mức lãi suất cho vay là 7,5%/năm (cơ sở tính một năm là 360 ngày). Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 39, thì TCTD phải tính mức lãi suất cho vay quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày), phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế và thỏa thuận với khách hàng tại hợp đồng cho vay. Theo đó, tại hợp đồng cho vay ngoài mức lãi suất theo thỏa thuận (7,5%/năm), TCTD phải quy đổi và thỏa thuận thêm mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) là: (7,5%/năm : 360 ngày) x 365 ngày = 7,6042%/năm (một năm là 365 ngày).
6. Điều 14: Phí liên quan đến hoạt động cho vay
Câu hỏi 20: Đối với khoản vay có thời hạn rút vốn dài và được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi một giai đoạn khách hàng cam kết rút một số tiền cụ thể, nếu khách hàng không rút vốn theo đúng cam kết ở những giai đoạn sau ngày giải ngân đầu tiên thì ngân hàng có được thu phí cam kết cho những giai đoạn đó hay không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 39, phí cam kết rút vốn chỉ áp dụng một lần từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.
7. Điều 16: Cung cấp thông tin
Câu hỏi 21: TCTD có thể cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay thông qua việc công khai những thông tin này tại quầy giao dịch và/hoặc website chính thức của tổ chức tín dụng hay không?
Trả lời: Hình thức cung cấp thông tin theo Điều 16 Thông tư 39 giữa tổ chức tín dụng và khách hàng được thực hiện phù hợp với thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng trên cơ sở quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
8. Điều 18: Trả nợ gốc và lãi tiền vay
Câu hỏi 22: Trong trường hợp khách hàng bị quá hạn nợ lãi thì thứ tự thu nợ thực hiện như thế nào? Khách hàng quá hạn nợ lãi, chưa quá hạn nợ gốc. Đến ngày thanh toán nợ gốc, khách hàng có dòng tiền chuyển về nhưng dòng tiền không đủ để thu cả nợ gốc đến hạn và lãi đã quá hạn, TCTD thực hiện thu nợ theo thứ tự nào?
Trả lời: Đối với trường hợp khoản vay chưa quá hạn nợ gốc, thì việc thu hồi nợ gốc, nợ lãi thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng tại thỏa thuận cho vay. Trường hợp khoản nợ vay bị quá hạn nợ gốc, thì tổ chức tín dụng áp dụng thu nợ gốc trước, nợ lãi tiền vay sau.
9. Điều 19: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Câu hỏi 23: Việc rút ngắn kỳ hạn trả nợ có được xem là cơ cấu lại thời hạn trả nợ? Trường hợp thay đổi số tiền trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ (số kỳ trả nợ, thời hạn cho vay không thay đổi), có được xem là cơ cấu lại thời hạn trả nợ? Trường hợp khách hàng đề nghị kéo dài ngày trả nợ do nguồn trả nợ thay đổi (nguồn từ lương thay đổi ngày nhận lương) có bị coi là cơ cấu lại thời hạn trả nợ?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 và Điều 19 Thông tư 39, thì trường hợp rút ngắn kỳ hạn trả nợ không phải là cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc thay đổi số tiền trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ theo hướng số tiền trả đầu kỳ ít hơn và chuyển số tiền trả nợ nhiều hơn vào các kỳ tiếp theo hoặc kéo dài thời gian trả nợ của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận là các trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Câu hỏi 24: Khoản vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, kỳ thứ nhất bị quá hạn, thì kỳ 2 có xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ không?
Trả lời: Tổ chức tín dụng không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản vay đã có một kỳ hoặc nhiều kỳ hạn bị quá hạn trả nợ.
Câu hỏi 25: Trường hợp khoản vay chưa bị quá hạn trả nợ gốc nhưng có lãi tiền vay không trả đúng hạn thì có bị chuyển nợ quá hạn hay không?
Trả lời: Điều 20 Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng thực hiện chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Quy định về nợ quá hạn này là nhằm xác định trạng thái khoản nợ (trong hạn hay quá hạn), thời điểm chuyển khoản nợ từ trong hạn sang quá hạn, số dư nợ bị chuyển sang quá hạn và là căn cứ để tính lãi quá hạn; việc kiểm soát chất lượng tín dụng của khách hàng vay đã được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Do đó, trường hợp khách hàng có lãi tiền vay quá hạn thanh toán theo thỏa thuận, thì tổ chức tín dụng không bắt buộc phải chuyển nợ gốc sang nợ quá hạn. Tuy nhiên, khi khách hàng có lãi tiền vay quá hạn, thì tổ chức tín dụng có thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt cho vay, thu nợ vay trước hạn theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng trong thỏa thuận cho vay phù hợp với quy định tại Điều 21 Thông tư 39.
Câu hỏi 26: Việc chuyển nợ quá hạn chỉ áp dụng đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn. Quy định này có mâu thuẫn với quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN?
Trả lời: Việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Thông tư 39 nhằm mục đích xác định thời điểm chuyển nợ quá hạn, dư nợ quá hạn để tính lãi suất quá hạn; còn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.
11. Điều 23: Thỏa thuận cho vay
Câu hỏi 27: Ngân hàng ký hợp đồng vay với khách hàng là hợp đồng cho vay có hạn mức và hạn mức đó thể hiện bằng USD, tuy nhiên trong hợp đồng ghi rõ điều kiện giải ngân là tiền VND hoặc USD hoặc tương đương loại ngoại tệ khác tùy theo mục đích vay vốn. Vậy trong hợp đồng ghi đồng tiền giải ngân quy định đồng tiền nào thì đồng tiền trả nợ sẽ là đồng tiền đó, thì có đúng theo yêu cầu của Thông tư 39 không?
Trả lời: Tại văn bản thỏa thuận về cho vay (thỏa thuận cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể) cần quy định cụ thể đồng tiền cho vay và đồng tiền trả nợ phù hợp với quy định tại Thông tư 39.
12. Điều 24: Kiểm tra sử dụng tiền vay
Câu hỏi 28: Trong trường hợp vay cầm cố sổ tiết kiệm thì khách hàng có cần cung cấp tài liệu chứng minh?
Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn là một biện pháp bảo đảm tiền vay. Do đó, theo quy định tại Thông tư 39, khách hàng vay đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn và phải cung cấp cho TCTD các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn, kể cả cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
Câu hỏi 29: Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 thì có thể hiểu là TCTD có quyền nhưng không có nghĩa vụ yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 94 Luật các TCTD, thì tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Do vậy, TCTD có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
13. Điều 25: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Câu hỏi 30: Trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc khách hàng cam kết rút vốn tối thiểu theo một tỷ lệ tương ứng với hạn mức vay nhưng tại thời điểm giải ngân, khách hàng rút vốn thấp hơn tỷ lệ thỏa thuận thì ngân hàng có thể thực hiện phạt vi phạm đối với khách hàng không?
Trả lời: Việc phạt vi phạm được thực hiện thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận cho vay (không được thỏa thuận phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi).
14. Điều 27: Phương thức cho vay
Câu hỏi 31: Trong phương thức cho vay theo hạn mức, mỗi lần giải ngân, tổ chức tín dụng và khách hàng có phải thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay không?
Trả lời: Trong phương thức cho vay theo hạn mức, TCTD thực hiện ký kết hợp đồng hạn mức (hợp đồng khung) và mỗi lần thực hiện cho vay, TCTD ký kết một thỏa thuận cho vay cụ thể (có thể là giấy nhận nợ). Như vậy, thỏa thuận cho vay đối với trường hợp cho vay theo phương thức hạn mức sẽ bao gồm một hợp đồng hạn mức và các thỏa thuận cho vay cụ thể.
Câu hỏi 32: Thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng không vượt quá 01 năm được hiểu như thế nào?
Trả lời: Thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng không quá 01 năm được hiểu là thời hạn có hiệu lực của một hạn mức cho vay dự phòng không quá 01 năm từ ngày có hiệu lực.
Câu hỏi 33: Trong phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản tại khoản 6 Điều 27 Thông tư 39 thì khách hàng chỉ được sử dụng hạn mức thấu chi để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán đúng không? Dịch vụ thanh toán trong trường hợp này được hiểu như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Thông tư 39, phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán là việc khách hàng chỉ được sử dụng số tiền được thấu chi trên tài khoản thanh toán để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán theo quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012, Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014.
Câu hỏi 34: Hạn mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian 01 năm được hiểu là khách hàng được sử dụng hạn mức thấu chi trong 01 năm? Mỗi năm có được gia hạn thời hạn này không. Khoản vay theo hạn mức thấu chi có chịu sự điều chỉnh về thủ tục cho vay, giám sát mục đích sử dụng vốn vay?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Thông tư 39, thì sau khi kết thúc 01 năm duy trì hạn mức thấu chi, tổ chức tín dụng và khách hàng phải ký kết lại hợp đồng hạn mức thấu chi; việc cho vay theo phương thức cho vay thấu chi, tổ chức tín dụng và khách hàng cần tuân thủ đúng quy định tại Thông tư 39, trong đó có cả nội dung về thủ tục vay vốn và giám sát mục đích sử dụng vốn vay.
Câu hỏi 35: Quy định về cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán có cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ tại Thông tư 19?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016, thì việc cho vay theo hạn mức thấu chi đối với thẻ ghi nợ thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước về cho vay. Theo đó, việc cho vay theo hạn mức thấu chi đối với thẻ ghi nợ thực hiện theo quy định tại Thông tư 39. Vì vậy, khách hàng không được sử dụng hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ.
Câu hỏi 36: Đề nghị giải thích sự khác biệt giữa phương thức cho vay quay vòng và cho vay tuần hoàn và hướng dẫn việc kiểm tra khách hàng có nợ xấu tại ngân hàng khác?
Trả lời: Phương thức cho vay quay vòng theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Thông tư 39 là phương thức cho vay đối với khách hàng có chu kỳ kinh doanh rất ngắn dưới 01 (một) tháng. Để tạo điều kiện cho khách hàng không phải đến TCTD để làm thủ tục vay vốn cho khoản tiếp theo, thì TCTD xem xét cho khách hàng vay vốn từ ban đầu với thời hạn cho vay dài hơn 01 (một) chu kỳ hoạt động kinh doanh và tối đa không quá 03 tháng; để thực hiện phương thức này, TCTD cần xây dựng quy trình nội bộ để kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Phương thức cho vay tuần hoàn thường áp dụng đối với chu kỳ kinh doanh của khách hàng dài hơn (thường là trên 06 (sáu) tháng). Theo phương thức này, khách hàng có thể vay vốn với thời hạn ngắn hạn (ví dụ 01 (một) tháng) do có thể có dòng tiền để trả nợ cho TCTD; theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận ngay từ ban đầu tại thỏa thuận cho vay về việc khách hàng sẽ vay vốn 01 tháng và cho phép khách hàng có quyền lựa chọn hoặc trả nợ khi đến hạn hoặc tự động kéo dài thời hạn vay, tối đa không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tổng thời hạn vay vốn của phương thức cho vay này được hiểu là bắt đầu từ khoản vay đầu tiên đến khi khách hàng trả toàn bộ gốc và lãi khoản vay và tối đa không quá 1 năm.
Câu hỏi 37: Trong phương thức cho vay tuần hoàn, việc kéo dài thời hạn trả nợ có phải là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay không? Nếu coi là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng có bị hạ bậc tín dụng không?
Trả lời: Việc kéo dài thời hạn cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn không được xem là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, do việc kéo dài thời hạn cho vay được thỏa thuận ngay từ ban đầu khi ký kết hợp đồng cho vay. Đồng thời, trong suốt thời gian vay vốn khách hàng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư 39 và TCTD có quy trình kiểm soát về vấn đề này.
Câu hỏi 38: Trong phương thức cho vay tuần hoàn, tổng thời hạn vay vẫn không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng được hiểu như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 8 Điều 27 Thông tư 39, thì tổng thời hạn vay vốn trong phương thức cho vay tuần hoàn không quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do vậy, tổng thời hạn cho vay (bao gồm cả thời hạn cho vay theo thỏa thuận ban đầu và thời hạn tự động kéo dài thời hạn không được vượt quá một chu kỳ kinh doanh của khách hàng.
Câu hỏi 39: Đối với những ngân hàng có thời hạn hoạt động còn lại ngắn, thì ngân hàng có được cho vay lớn hơn thời hạn hoạt động không?
Trả lời: Trường hợp giấy phép hoạt động của TCTD có thời hạn hoạt động còn lại ngắn, thì TCTD không được cho vay vượt quá thời hạn còn lại của giấy phép.
16. Điều 29 và Điều 32: Lưu giữ hồ sơ cho vay
Câu hỏi 40: Hồ sơ đề nghị vay vốn có bao gồm giấy đề nghị vay vốn không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39, thì hồ sơ đề nghị vay vốn là các tài liệu chứng minh khách hàng đủ điều kiện vay vốn và các tài liệu khác do TCTD quy định. Thông tư 39 bỏ quy định về việc khách hàng phải có giấy đề nghị vay vốn.
Câu hỏi 41: Điểm c khoản 1 Điều 32 quy định trường hợp cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, thì TCTD lưu giữ hồ sơ cho vay bao gồm báo cáo tình hình thu nhập được thực hiện trong thời gian vay vốn, vậy TCTD có cần làm báo cáo thu nhập trong thời gian thẩm định để quyết định cho vay hay không? Việc thu thập báo cáo này theo quy định của TCTD hay phải theo định kỳ?
Trả lời: Các báo cáo thu thập trong thời gian thẩm định chính là hồ sơ đề nghị vay vốn, vì là các tài liệu chứng minh khách hàng đủ điều kiện vay vốn, nên TCTD cần lưu giữ. Còn việc định kỳ thu thập báo cáo do TCTD xem xét quyết định nhằm kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
17. Điều 34: Quy định chuyển tiếp
Câu hỏi 42: Khách hàng vay vốn theo quy định tại Thông tư 39 chỉ bao gồm hai đối tượng là cá nhân và pháp nhân. Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng tín dụng theo hạn mức tín dụng với TCTD trước ngày 15/3/2017, nếu giải ngân sau ngày 15/3/2017 thì giấy nhận nợ ký với tư cách cá nhân hay doanh nghiệp tư nhân?
Trả lời: Quy định chuyển tiếp tại Điều 34 Thông tư 39 đã quy định về các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư có hiệu lực; theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của Thông tư 39. Trường hợp hợp đồng tín dụng hạn mức đã ký kết có đầy đủ các nội dung tối thiểu phải có theo quy định tại Điều 17 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, thì khi khách hàng ký giấy nhận nợ không phải sửa đổi bổ sung hợp đồng tín dụng hạn mức đã ký kết và có thể ký giấy nhận nợ với tư cách là doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp hợp đồng tín dụng hạn mức đã ký kết chưa đầy đủ các nội dung tối thiểu phải có theo quy định tại Điều 17 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, thì việc ký giấy nhận nợ (thỏa thuận cụ thể) phải có đầy đủ các thông tin để đảm bảo hợp đồng tín dụng hạn mức và giấy nhận nợ (thỏa thuận cụ thể) có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 39 và tư cách vay vốn phải là cá nhân.
Câu hỏi 43: Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 thì trường hợp hợp đồng tín dụng có thỏa thuận thời hạn duy trì hạn mức tín dụng là 01 năm nhưng có thêm điều khoản tự động gia hạn trong hợp đồng thì Ngân hàng có phải dừng việc duy trì hạn mức tín dụng đó vào thời điểm tự động gia hạn không?
Trả lời: Trường hợp hợp đồng tín dụng có thỏa thuận về thời hạn duy trì hạn mức tín dụng là 01 năm và có thêm điều khoản tự động gia hạn trong hợp đồng, thì việc gia hạn (sửa đổi, bổ sung) phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 39.
Câu hỏi 44: Các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày Thông tư 39 có hiệu lực và đã giải ngân, nhưng chưa đến thời hạn trả nợ có được áp dụng hình thức cho vay tuần hoàn hoặc quay vòng cho những khoản giải ngân đó không?
Trả lời: Đối với các hợp đồng tín dụng đã ký kết trước ngày Thông tư 39 có hiệu lực, thì TCTD và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký kết; trường hợp bổ sung phương thức cho vay tuần hoàn, quay vòng, thì TCTD phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư 39./.
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 1576/NHNN-CSTT |
Hanoi, March 14, 2017 |
To: |
- Credit institutions; |
At the request of credit institutions, foreign bank branches and branches of the State Bank of Vietnam in provinces or cities at training conferences for implementing the Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016, the State Bank of Vietnam hereby gives guidance on certain contents prescribed in the Circular No. 39/2016/TT-NHNN prescribing lending transactions of credit institutions and foreign bank branches to customers at the Table of answers to questions concerning the Circular No. 39/2016/TT-NHNN enclosed herewith./.
|
PP GOVERNOR |
TABLE OF ANSWERS TO QUESTIONS CONCERNING THE CIRCULAR NO. 39/2016/TT-NHNN DATED DECEMBER 30, 2016 PRESCRIBING LENDING TRANSACTIONS OF CREDIT INSTITUTIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES TO CUSTOMERS
(Enclosed with the Official Dispatch No. 1576/NHNN-CSTT dated March 14, 2017)
1. Article 1. Scope and regulated entities:
Question 1: Does the Bank for Social Policies belong to the scope of regulation of the Circular No. 39?
Answer: The Bank for Social Policies is not subject to the scope of regulation of the Circular No. 39; lending transactions of the Bank for Social Policies are performed under regulations in Prime Minister’s Decisions and/or Government's Decrees.
Question 2: Are lending transactions of branches of Vietnamese credit institutions which are established and operate in foreign countries governed by the Circular No. 39?
Answer: Lending transactions of branches of Vietnamese credit institutions which are established and operate in foreign countries are not governed by the Circular No. 39.
2. Article 2. Interpretation of terms
Question 3: Clause 3 Article 2 of the Circular No. 39 stipulates that customer performing a borrowing transaction with a credit institution refers to any legal entity or individual. How can other entities in need of borrowing money other than legal entities such as artels, household businesses or private enterprises apply for loans?
Answer: Clause 3 Article 2 of the Circular No. 39 stipulates that customer performing a borrowing transaction with a credit institution refers to any legal entity or individual; this regulation is conformable with regulations on entities participating in civil transactions in the Civil Code in 2015. Credit institutions shall consider lending money to entities other than legal entities as lending money to individuals (one or several individuals) in conformity with regulations in the Circular No. 39 and the Civil Code in 2015.
Question 4: Clause 4 Article 2 of the Circular No. 39 stipulates that loan for personal or living expenses (consumer loan) refers to a credit institution's granting a loan to an individual customer’s demands for borrowed funds to pay consumption or living expenses for his/her personal or family purposes. How can family relationships be determined?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 2 Article 3 of the Law on Marriage and Family, family means a group of persons closely bound together by marriage, blood ties or raising relations, thus giving rise to obligations and rights among them as prescribed in the Law on Marriage and Family. Accordingly, credit institutions should apply regulations of the Law on Marriage and Family to determine family relationship of an individual and consider granting a loan to him/her to pay consumption or living expenses for his/her personal or family purposes in an appropriate manner.
Question 5: Does loans for living expenses include the loan which is applied for to prove an individual's financial capacity when he/she carries out procedures for study or medical treatment abroad?
Answer: Demands of borrowed funds to prove the financial capacity of an individual when applying for study or medical treatment abroad refer to loans where borrowed funds shall be deposited at credit institutions to obtain documentary evidence of that individual’s financial capacity, not to directly cover his/her costs of study or medical treatment abroad. Hence, loans granted in this case are not considered as loans for living purposes under regulations in the Circular No. 39.
Question 6: With respect to the application for a loan for living purposes, does the plan to use a borrowed fund need to have information about the plan to use a borrowed fund for personal or living purposes?
Answer: Pursuant to regulations in Point c Clause 6 Article 2 of the Circular No. 39, plan to use a borrowed fund is a collection of information about use of the borrowed fund by a customer, including at least the information about business plan or project (not applicable to the demands of borrowed fund for living purposes). Accordingly, if a customer applies for a loan for personal or living expenses, his/her plan to use a borrowed fund shall not include information about the plan to use borrowed fund for personal or living purposes.
Question 7: Point a Clause 10 Article 2 stipulates that adjustment to a repayment period is defined as a credit institution's agreeing to extend the agreed period of repayment of loan principal and/or interest in part or in full (including cases in which there is no change to the number of agreed repayment periods) while the loan term is kept unchanged. Accordingly, if a customer adjusts the repayment date (there is no change to the number of repayment periods and the phasing of repayment period) with the new repayment date shorter than the former one and no repayment period is cut, is such customer required to make adjustment to a repayment period?
Answer: Pursuant to regulations in Point a Clause 10 Article 2, if a customer adjusts the repayment date, e.g. from the 10th day every month to the 05th day every month, without any change to the number of repayment periods, he/she must not make adjustment to a repayment period.
3. Article 7: Eligibility requirements for a loan
Question 8: Pursuant to regulations in Clause 5 Article 7 of the Circular No. 39, if a customer applies for a loan to finance agricultural activities from a credit institution on which the interest rate is prescribed by Clause 2 Article 13 of the Circular No. 39, it must be rated transparent and healthy in its financial status by a credit institution. If a customer fails to prove that he/she is transparent and healthy in his/her financial status but satisfies all of other eligibility requirements for a loan, may a credit institution grant a loan to him/her according to the agreed interest rate under regulations in Clause 1 Article 13 of the Circular No. 39?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 5 Article 7, Clause 2 Article 13 and Clause 1 Article 16 of the Circular No. 39, credit institutions must establish criteria for certification of a customer’s financial status eligible for loans according to prescribed maximum interest rates to meet certain demands of borrowed funds, and they must provide such criteria to their customers in need of borrowed funds. If a customer fails to meet a credit institution’s criteria for certifying customer’s eligibility to obtain a loan with the maximum interest rate but satisfies all of other eligibility requirements for a loan prescribed in the Circular No. 39, he/she may also apply for a loan from that credit institution according to the agreed interest rate under regulations in Clause 1 Article 13 of the Circular No. 39.
4. Article 8: Rejected loan demands
Question 9: May credit institutions grant loans to customers for buying jewelry?
Answer: Clause 4 Article 8 of the Circular No. 39 stipulates that credit institutions shall not be allowed to approve loans used for buying gold bullions. Thus, credit institutions may consider approving loans used for buying jewelry to customers who satisfy eligibility requirements for loans as mentioned in the Circular No. 39.
Question 10: The Circular No. 39 does not include a provision on nullification of the Official Dispatch No. 6960/NHNN-TTGSNH dated September 16, 2016 on refusal to grant loans to new applicants to pay loan debts prior to the payment due date and extend credit under the form of rollover loan. Accordingly, are credit institutions allowed to approve loans used for repaying loan debts prior to the payment due date or rollover loans?
Answer: The Circular No. 39 takes effect as from March 15, 2017 and also provides regulations on cases where loans are granted for repaying loan debts owed to lending credit institutions, for repaying loan debts owed to other credit institutions and methods of extending rollover loans. Accordingly, as of March 15, 2017, credit institutions shall consider approving loans for repaying loan debts owed to credit institutions and rollover loans under regulations in the Circular No. 39.
Answer: Credit institutions shall, based on regulations in Clauses 1, 2 and 3 Article 8 of the Circular No. 39, determine whether demands of loans used for repaying debts owed to individuals or entities other than credit institutions are considered rejected loan demands. If loans demand are not subject to cases of rejected loan demands, credit institutions may consider granting loans to customers who meet eligibility requirements for loans as prescribed in the Circular No. 39 and other regulations of relevant laws.
Question 12: If a loan borrowed by a customer at another credit institution has several debt repayment periods, including a rescheduled repayment period, shall a credit institution be allowed to approve a loan used for repaying loan debts prior to the repayment due date in full?
Answer: If a loan has a repayment period rescheduled, it is considered as a loan under which debt rescheduling has been carried out. Therefore, pursuant to regulations in Clause 6 Article 8 of the Circular No. 39, a credit institution shall be not allowed to approve loans used for repaying debts of such loan prior to the repayment due date.
Question 13: In case a customer’s loan owed to a credit institution is due but his/her savings book is not due, can he/she mortgage his/her savings book for obtaining a loan from a credit institution for repaying due loan debts?
Answer: Pursuant to regulations in the Civil Code in 2015, mortgage of savings book for obtaining a loan is considered as a security for borrowed fund. Thus, pursuant to regulations in Clause 5 and Clause 6 Article 8 of the Circular No. 39, a credit institution shall be not allowed to approve a loan applied for by a customer who mortgages his/her savings book for obtaining such loan used for repaying loan debts due at such credit institution.
5. Article 13. Loan interest rate
Question 14: Pursuant to regulations in Clause 1 Article 13 of the Circular No. 39, a credit institution and its customer shall agree on the interest rate. Is this agreed interest rate governed by regulations in Article 468 of the Civil Code?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 1 Article 468 of the Civil Code in 2015, the interest rate agreed on a loan shall not exceed 20% per year, unless otherwise prescribed by law; pursuant to regulations in Clauses 2, 3 Article 91 of the Law on Credit Institutions in 2010, a credit institution and its customer may carry out an agreement on the loan interest rate under effective regulations of law; in case where there is an unexpected development of bank operation, the State Bank has the right to stipulate the interest rates applied to business operation of credit institutions. Because the Law on Credit Institutions in 2010 and the Civil Code in 2015 contain different regulations on the loan interest rate, the loan interest rate shall be governed by regulations of the Law on Credit Institutions in 2010. Pursuant to Clause 3 Article 90, Clause 2 Article 91 of the Law on Credit Institutions in 2010, the Circular No. 39 has stipulated detailed regulation on the loan interest rate. Accordingly, the loan interest rate shall be agreed upon by the credit institution and its customer depending on capital demands and supplies on the market, loan demands and creditworthiness of customers, except for the cases where a customer applies for a loan to meet certain demands for borrowed funds and such customer meets all of eligibility requirements for a loan and is rated transparent and healthy in its financial status by the credit institution, and in such case, the loan interest rate shall be agreed upon by the credit institution and such customer provided that it must not exceed the maximum interest rate decided by the State Bank’s Governor over periods of time.
Question 15: Whether a credit institution shall be allowed to not specify the interest rate (%) in the loan agreement but specify that the loan interest rate shall be applied to each borrowed fund withdrawal and stated in the application for withdrawal of borrowed fund cum indebtedness contract or not?
Answer: Pursuant to regulations in Article 23 of the Circular No. 39, the loan agreement shall be established in the form of either a specific loan arrangement, or both framework and specific arrangement, and include at least 14 provisions, including a provision on the lending interest rate and the lending interest rate converted into percent (%)/year which is calculated on the basis of the actual amount outstanding and duration of maintenance thereof. Therefore, the agreement on the lending interest rate must be specified in the loan agreement (or the indebtedness contract) depending on the loan agreement form.
Question 16: With regard to a rescheduled loan, can a credit institution charge late payment interest on the outstanding balance of loan principal and interest during the extension period of such loan?
Answer: Pursuant to regulations in Point b Clause 4 Article 13 of the Circular No. 39, if a customer fails to make due payment of interest as agreed, that customer must pay late payment interest charged at the interest rate agreed upon between the credit institution and customer which is not allowed to exceed 10%/year interest rate on the outstanding balance of late payment interest in proportion to the period of late payment. Thus, if a customer fails to make due payment of interest, including interest of a rescheduled loan, the credit institution can charge the late payment interest on the outstanding balance of late payment interest at the interest rate agreed upon between the credit institution and customer which is not allowed to exceed 10%/year. Pursuant to regulations in Point c Clause 4 Article 13 of the Circular No. 39, a credit institution may charge interest on the outstanding amount of principal of which repayment is not made by the agreed due date and rescheduling is not accepted by the credit institution. Hence, if debt rescheduling is accepted, the credit institution may not charge interest on the outstanding principal amount during the extension period of such loan.
Question 17: Can you give detailed instructions on the lowest loan interest rate prescribed in Clause 5 Article 13?
Answer: The lowest loan interest rate prescribed in Clause 5 Article 13 of the Circular 39 is aimed to make the lending interest rate more transparent in cases where variable interest rates are applied. For this reason, if a credit institution and its customer carry out an agreement on variable interest rate over periods of time, e.g. the lending interest rate is equal to the interest rate for 12-month saving deposits plus a range of interest rates of 4%/year and at the time of determining the lending interest rate, if there are 03 different interest rates for 12-month saving deposits announced by the credit institution, the credit institution shall select the lowest interest rate for 12-month saving deposits to determine the lending interest rate for the adjustment period.
Question 18: Shall the recording of accounting entries and calculation of loan interest be carried out under regulations in the Circular No. 39 or regulations of the State Bank on interest calculation methods and recording of accounting entries of interests collected and paid by credit institutions (Decision No. 652/2001/QD-NHNN)?
Answer: The Circular No. 39 provides no regulation on accounting and calculation methods for loan interests. Thus, the recording of accounting entries of and calculation of loan interests shall be carried out in accordance with applicable regulations by the State Bank on interest calculation methods and recording of accounting entries of interests collected and paid by credit institutions (presently, Decision No. 652/2001/QD-NHNN).
Question 19: How is the lending interest rate recorded in cases where the interest rate is agreed upon by the credit institution and its customer without applying the method for calculating interest rate specified in Clause 3 Article 13 of the Circular No. 39?
Answer: If the credit institution and its customer carry out an agreement on the interest rate which is not converted into %/year (one year is calculated as 365 days) and/or do not apply the method for calculating the interest rate based on the actual outstanding amount of debt, the loan agreement which is made by the credit institution and customer must include terms and conditions of the interest rate converted into %/year (one year is calculated as 365 days) according to the actual outstanding amount of debt in accordance with regulations in Clause 3 Article 13 of the Circular No. 39.
E.g.: The lending interest rate agreed upon by the credit institution and customer for a loan with the loan term of 30 days is 7.5%/year (one year is calculated as 360 days). Pursuant to regulations in Clause 3 Article 13 of the Circular No. 39, the credit institution must convert such interest rate into %/year (one year is calculated as 365 days) and/or apply the method for calculating the interest rate based on the actual outstanding amount of debt and specify them in the loan agreement which is made with its customer. Accordingly, the loan agreement which is made by the credit institution must include both the agreed interest rate (7.5%/year) and the interest rate converted into %/year (one year is calculated as 365 days) which is calculated as follows: (7.5%/year : 360 days) x 365 days = 7.6042 %/year (one year is calculated as 365 days).
6. Article 14: Fees related to lending activities
Question 20: With regard to a loan which must be disbursed in several times during a long time period in which the customer commits to withdraw a specific amount of borrowed fund in each disbursement time, if that customer fails to withdraw borrowed fund as stated in his/her commitment in periods following the date of initial disbursement, shall the credit institution be allowed to collect fee paid for commitment to borrowed fund withdrawal over such periods?
Answer: Pursuant to regulations in Article 14 of the Circular No. 39, the credit institution shall only collect fee for a commitment to borrowed fund withdrawal in one time during the period from the date of entry into force of the loan agreement to the date of initial disbursement of borrowed fund.
7. Article 16. Provision of information
Question 21: Can the credit institution provide the customer with all necessary information before establishment of a loan agreement by posting this information at its transaction counters and/or publishing it on its official website?
Answer: The provision of information prescribed in Article 16 of the Circular No. 39 between a credit institution and its customer shall be made in any forms as agreed upon between the credit institution and customer based on the credit institution’s internal regulations.
8. Article 18: Repayment of loan principal and interest
Question 22: If a customer has an overdue interest amount, how will the priority order for collection of loan debts be applied? If the loan interest is overdue but the principal is not overdue but, at the date of repaying the principal due, the amount of money coming in the customer’s account is not enough for repaying both the principal due and the overdue interest amount, which priority order for debt collection can the credit institution apply?
Answer: If the loan principal is not yet overdue, collection of loan principal and interest shall be made as agreed upon by the credit institution and its customer in the loan agreement. If the loan principal is overdue, the credit institution shall observe the order in which collection of principal amount will take priority over that of interest amount.
9. Article 19: Debt rescheduling
Question 23: Is shortening of debt repayment period considered as debt rescheduling? Is change to amount payable in each debt repayment period (the number of repayment periods and the loan term are kept unchanged) considered as debt rescheduling? Is the extension of the agreed repayment date as requested by a customer because of change to source of funding for debt repayment (such as change to date of receiving salaries) considered as debt rescheduling?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 10 Article 2 and Article 19 of the Circular No. 39, shortening of debt repayment period is not considered as debt rescheduling. Both change to the amount payable in each debt repayment period under which the amount payable in the first repayment period is lower than that in following repayment periods and extension of the agreed dates on which debt repayment is made in agreed repayment periods are considered as cases of debt rescheduling.
Question 24: With respect of a loan with several debt repayment periods, if the repayment of debt in the first period is overdue, shall the debt rescheduling be made in the second debt repayment period?
Answer: The credit institution is not allowed to approve the debt rescheduling for a loan of which the repayment is overdue in one or several repayment periods.
10. Article 20. Delinquent debts
Question 25: If the repayment of a loan principal is not yet overdue but the repayment of loan interest is not made on the agreed due date, is it become delinquent debt?
Answer: Article 20 of the Circular No. 39 stipulates that the credit institution shall perform delinquency procedures for the principal amount of which repayment is not made by the agreed due date and rescheduling is not accepted by the credit institution. This regulation on delinquent debt is aimed to determine the status of a debt (due or overdue repayment), the date of such debt becoming delinquent and the outstanding amount of debt becoming delinquent, and is used as the basis for calculating penalty interest; control of credit quality of borrowing customers is prescribed in the Circular No. 02/2013/TT-NHNN. Therefore, if a customer fails to make repayment of a loan interest on the agreed due date, the credit institution is not required to perform delinquency procedures for the principal amount. However, if a customer fails to make repayment of loan interest on the agreed due date, the credit institution shall be accorded the right to terminate the loan, collect debt prior to the payment due date under the loan agreement made by the credit institution and customer in accordance with regulations in Article 21 of the Circular No. 39.
Question 26: Delinquency is performed for the principal amount of which repayment is not made by the agreed due date. Is this regulation contrary to regulations on debt classification and provisions against risk in the Circular No. 02/2013/TT-NHNN?
Answer: Delinquency prescribed in the Circular No. 39 is aimed to determine the time of delinquency of debt and the outstanding amount of debt for calculating interest rate; classification of debts and establishment of provisions for credit risks of credit institutions are performed in accordance with regulations in the Circular No. 02/2013/TT-NHNN.
11. Article 23: Loan agreement
Question 27: A loan contract which is signed by and between the bank and customer includes the specific credit limit in USD and terms and conditions on disbursement which is made in VND or USD or other equivalent currency according to purpose of loan. The loan contract stipulates that the currency unit used for disbursing the borrowed fund shall be used for repaying debt, is this conformable to the Circular No. 39?
Answer: The loan agreement (specific loan arrangement or both framework and specific arrangement) should include specific terms and conditions on the currency unit used for extending the loan and that used for repaying debt in accordance with regulations in the Circular No. 39.
12. Article 24. Inspection of loan use
Question 28: If a customer mortgages his/her savings book when applying for a loan, is that customer required to provide written evidences?
Answer: Pursuant to regulations in the Civil Code in 2015, mortgage of savings book for obtaining a loan is considered as a security for borrowed fund. Pursuant to regulations in the Circular No. 39, all borrowing customers must meet all eligibility requirements for a loan and provide credit institutions with necessary documents evidencing their satisfaction of eligibility requirements for loan, including applications for loan with mortgage of savings book.
Question 29: Regulation in Clause 2 Article 24 may be interpreted that a credit institution is entitled but is not obliged to request its customer to provide documents evidencing the use of borrowed fund. Is this explanation true?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 3 Article 94 of the Law on Credit Institutions, a credit institution is entitled and obliged to carry out inspection and supervision of use of borrowed fund and debt repayment made by its customer. Thus, the credit institution is obliged to carry out inspection and supervision of use of loan by the customer.
13. Article 25: Penalty and compensation in case of defaulting on a loan
Question 30: The loan agreement which is made by the credit institution and customer includes the customer's commitment to withdraw borrowed fund at a rate in proportion to the loan limit but at the date of disbursement, the customer withdraws an amount of borrowed fund lower than the agreed one, can the bank carry penalty for violation on that customer?
Answer: The penalty for violation shall be agreed upon by the credit institution and customer and specified in the loan agreement (the credit institution and its customer are not allowed to agree on penalty for violations against regulations on repayment of loan principal and interest).
14. Article 27: Lending methods
Question 31: With regard to line of credit loan, must the credit institution and its customer carry out procedures for lending and sign the loan agreement in each disbursement?
Answer: When adopting the method of line of credit loan, the credit institution shall conclude the line of credit contract (framework contract) and conclude a specific loan agreement (or certificate of indebtedness) when it extends a loan. Thus, the loan agreements in case of line of credit loan shall include a line of credit contract and specific loan agreements.
Question 32: What does the effective period of provisional line of credit loan which is not allowed to exceed 01 year mean?
Answer: The effective period of provisional line of credit loan which is not allowed to exceed 01 year means the effective period of a provisional line of credit loan shall not exceed 01 year as from the effective date of such provisional line of credit loan.
Question 33: With regard to the current account overdraft facility prescribed in Clause 6 Article 27 of the Circular No. 39, the customer is allowed to spend an amount of money within the overdraft limit to render payment services only. Is this true or false? What does payment service in this case mean?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 6 Article 27 of the Circular No. 39, the current account overdraft facility means the customer is only allowed to spend an amount of money in the current account within the overdraft limit to render payment services on that current account under regulations in the Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 and the Circular No. 46/2014/TT-NHNN dated December 31, 2014.
Question 34: The overdraft limit is maintained within the maximum period of 01 year, does it mean that the customer is allowed to use the overdraft limit within 01 year? May this period be extended every year? Is the current account overdraft facility subject to the regulation on lending procedures and supervision of use of borrowed funds?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 6 Article 27 of the Circular No. 39, after ending the period of one year of maintenance of overdraft limit, the credit institution and its customer must conclude a new overdraft facility agreement; with regard to the current account overdraft facility, both the credit institution and its customer must strictly comply with regulations in the Circular No. 39, including regulations on lending procedures and supervision of use of borrowed funds.
Question 35: Pursuant to regulations on current account overdraft facility, shall the customer be allowed to withdraw an amount of money within the overdraft limit through a debit card as defined in the Circular No. 19?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 2 Article 15 of the Circular No. 19/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016, the overdraft facility on debit card shall be performed under effective regulations of the law and of the State Bank on lending activities. For this reason, the grant of an overdraft limit on a debit card shall be performed under regulations in the Circular No. 39. Thus, the customer shall not be allowed to withdraw an amount of money within the overdraft limit through a debit card.
Question 36: What are differences between the revolving loan and the rollover loan? How can the credit institution determine whether the customer incurs bad debts owed to other banks or not?
Answer: The revolving loan prescribed in Clause 6 Article 27 of the Circular No. 39 means a loan extended to a customer who has a short business cycle which is less than 01 (one) month. In order to enable a customer not to carry out procedures for the following loan at the credit institution, the credit institution shall consider extending a loan to the customer of which the loan term shall be longer than 01 (one) business cycle but not exceed 03 months; the credit institution should formulate internal rules for control of credit quality when adopting this lending method.
The rollover loan is usually granted to customers who have longer business cycle (usually, more than 06 (six) months). By adopting this method, the customer may apply for a short-term loan (e.g. 01 (one) month) because the customer may obtain a cash flow possible to repay debt to the credit institution; accordingly, the credit institution shall agree with its customer on a loan term of 01 month which shall be specified in the loan agreement and allow that customer to select whether to repay debt on the due date or to extend the loan term for a specific period of time provided that it must not exceed one business cycle of that customer. Total loan term under this lending method shall be calculated from the initial disbarment to the date on which the customer repays the loan principal and interest in full, and not exceed 1 year.
Question 37: In case of rollover loan, is the extension of debt repayment period considered as adjustment to a repayment period? If it is considered as adjustment to a repayment period, will the customer’s credit rating be downgraded?
Answer: Extension of a loan term in case of rollover loan is not considered as adjustment to a repayment period because the extension of the loan term has been agreed upon by the parties when concluding the loan agreement. During the loan term, the customer must meet requirements specified in the Circular No. 39 and the credit institution should establish specific procedures for controlling this matter.
Question 38: With regard to the rollover loan, what does total loan term which is not allowed to exceed one business cycle of the customer mean?
Answer: Pursuant to regulations in Clause 8 Article 27 of the Circular No. 39, total loan term of a rollover loan is not allowed to exceed 12 months from the initial disbursement date and one business cycle of the customer. Thus, total loan term (which is the sum of the agreed loan term and the extended period of the loan) is not allowed to exceed one business cycle of the customer.
Question 39: Shall a bank with short remaining duration of operation be allowed to approve loan of which the loan term exceeds the bank's remaining duration of operation?
Answer: If the validity of the license to operate of a credit institution remains for a short period, that credit institution is not allowed to extend loan of which the loan term exceeds the remaining effective period of the license.
16. Article 29 and Article 32: Storage of loan documentation
Question 40: Does the loan application dossier include the loan application form?
Answer: Pursuant to regulations in Article 9 of the Circular No. 39, a loan application dossier is a collection of documents evidencing a customer’s eligibility for such loan and others as referred to in the credit institution's instructions. The Circular No. 39 abrogates the regulation that a customer applying for a loan must submit a loan application form.
Question 41: Point c Clause 1 Article 32 stipulates that the credit institution that extends consumer loan must store loan documentation which includes the report on income generated by the customer during the loan term, is the credit institution required to prepare report on customer’s income in course of appraisal of the customer’s loan application? Is this report made according to the credit institution’s regulations or on a periodical basis?
Answer: Reports on income prepared in course of appraisal of a loan application are included in a loan application dossier because these reports are documents evidencing a customer’s eligibility for such loan. Thus, the credit institution must retain these reports. The credit institution shall consider and decide the preparation of periodic reports with the aims of controlling use of borrowed funds and solvency of its customer.
17. Article 34. Transition provision
Question 42: Pursuant to regulations in the Circular No. 39, customer performing a borrowing transaction with a credit institution rmust be a legal entity or an individual. In case a customer that is a private enterprise concludes a line of credit loan agreement with a credit institution before March 15, 2017, does such customer sign the certificate of indebtedness in the capacity of an individual or a private enterprise if the loan disbursement is made after March 15, 2017?
Answer: The transition provision in Article 34 of the Circular No. 39 includes regulations on credit contracts which are signed before the entry into force of the Circular No. 39; accordingly, the credit institution and its customer shall be allowed to comply with terms and conditions of the credit contract which is signed in accordance with laws and regulations in force at the date of signing of that credit contract, or agree on any revision of that credit contract as appropriate to regulations laid down in the Circular No. 39. If a signed line of credit loan agreement includes all of required contents as prescribed in Article 17 Lending rules of credit institutions of the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN, the customer may sign the certificate of indebtedness in the capacity of a private enterprise and it’s not necessary to make revision of the signed line of credit loan agreement. If the signed line of credit loan agreement does not include all of required contents as prescribed in Article 17 Lending rules of credit institutions of the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN, the certificate of indebtedness (specific agreement) must include sufficient information to ensure that the line of credit loan agreement and the certificate of indebtedness (specific agreement) include all contents prescribed in Clause 1 Article 23 of the Circular No. 39, and the customer is required to sign that certificate of indebtedness in the capacity of an individual.
Question 43: Pursuant to Clause 2 Article 34, if the duration of maintenance of a credit which is 01 year is agreed upon in terms and conditions of a credit contract which also includes a provision on automatic extension thereof, must the credit institution suspend the maintenance of such credit at the time of automatic extension?
Answer: If the duration of maintenance of a credit which is 01 year is agreed upon in terms and conditions of a credit contract which also includes a provision on automatic extension thereof, the extension (or revision) must comply with regulations in the Circular No. 39.
Question 44: If a credit contract is signed before the entry into force of the Circular No. 39 and under which the loan disbursement has been made but the debt repayment is not due, shall the application of rollover loan or revolving loan to such disbursed amounts be allowed?
Answer: If a credit contract is signed before the entry into force of the Circular No. 39, the credit institution and its customer shall continue carrying out contents of the signed credit contract; in case of application of rollover loan or revolving loan method, the credit institution must carry out revision of that credit contract in conformity with regulations in the Circular No. 39./.