Chương XXVIII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
Số hiệu: | 36/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 30/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2018 |
Ngày công báo: | 20/06/2018 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2018
Ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức là học viên tham gia các lớp bồi dưỡng trong nước sẽ được hưởng các khoản chi bồi dưỡng sau:
- Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc: tối đa không quá 200.000 đồng/học viên;
- Chi hỗ trợ:
+ Một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi học tập trung;
+ Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết);
+ Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở bồi dưỡng và đơn vị tổ chức bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).
Ngoài ra, Thông tư còn đưa ra mức chi bồi dưỡng cho giảng viên, báo cáo viên đào tạo và các khoản chi phí liên quan được sử dụng trong bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Thông tư 36/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/6/2018 và bãi bỏ Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
1. Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.
2. Ðiều kiện sinh sống và giáo dục.
3. Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.
4. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người dưới 18 tuổi, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó.
Trường hợp người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội thì người được giao nhiệm vụ giám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.
1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.
3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.
5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục sau đây đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự:
1. Khiển trách;
2. Hòa giải tại cộng đồng;
3. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
2. Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ.
1. Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.
2. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
đ) Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
e) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
g) Họ tên người bị hại;
h) Họ tên những người khác tham gia hòa giải;
i) Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải.
3. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
4. Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.
5. Biên bản hòa giải có các nội dung chính:
a) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hòa giải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
b) Họ tên Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị hại;
đ) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;
e) Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày của những người tham gia hòa giải;
g) Kết quả hòa giải; người dưới 18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện của người bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có);
h) Chữ ký của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hòa giải.
6. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.
1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
g) Trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị áp dụng biện pháp này cư trú.
3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.
1. Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chữ ký các thành viên Hội đồng xét xử đã ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
g) Trách nhiệm của trường giáo dưỡng nơi giáo dục người bị áp dụng biện pháp này.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ.
LEGAL PROCEEDINGS FOR PERSONS LESS THAN 18 YEARS OF AGE
Article 413. Scope of regulation
Legal proceedings for accused persons, individuals aggrieved and witness testifiers who are less than 18 years old shall be governed by this Chapter and other regulations of this Law not contrary to those in this Chapter.
Article 414. Principles of legal proceedings
1. Legal proceedings must be congenial and conformable to the mentality, age level, maturity level and awareness of persons less than 18 years of age. Legitimate rights and interests of persons aged under 18 must be assured. Persons under age of 18 must be guaranteed to gain the best benefits.
2. Personal information of individuals below 18 years of age must be kept confidential.
3. The right to participate legal proceedings must be guaranteed for the representatives of persons under 18, schools, Youth Union, individuals with experience and knowledge of psychology and social affairs, places where persons aged below 18 pursue education and do daily activities.
4. The rights of persons under age of 18 to attend and express opinions must be respected.
5. The rights of persons aged under 18 to defense and legal assistance must be guaranteed.
6. Principles of treatments as per the Criminal Code for persons less than 18 years of age must be assured.
7. The cases in connection with persons aged below 18 must be settled in swift and timely manners.
Article 415. Presiding officers
Presiding officers in the cases, in which persons aged under 18 are involved, have been trained or experienced in conducting activities of investigation, prosecution and adjudication related to persons less than 18 years of age. Presiding officers must have essential knowledge of psychology and educational science for persons under age of 18.
Article 416. Elucidation of essential details in the process of legal proceedings against accused persons, whose age is under 18
1. The age, physical and spiritual growth level, awareness level of crimes of persons aged under 18
2. The conditions of life and education.
3. The incitement by persons from 18 years of age.
4. The reasons, conditions and circumstances that lead to crimes.
Article 417. Determination of age of accused persons or crime victims under the age of 18
1. Competent procedural authorities shall determine the age of accused persons and crime victims under 18 years of age according to the laws.
2. The date of birth of such persons shall be determined in the following manner if legitimate approaches do not generate an accurate result:
a) If the month of birth is identified but the day is unknown, the last day of that month shall be the day of birth.
b) If the quarter when birth occurred is identified but the date is unknown, the last date of that quarter shall be the date of birth.
c) If the half of the year when birth occurred is identified but the date is unknown, the last day of the final month of that half of the year shall be the date of birth.
d) If the year of birth is identified but the date is unknown, the last day of the final month of that year shall be the date of birth.
3. If the year of birth is not identified, age shall be determined through expert examinations.
Article 418. Supervision of accused persons aged below 18
1. Investigation authorities and units assigned to investigate, procuracies and courts can decide to have accused persons aged under 18 supervised by their representatives to guarantee their attendance in response to competent procedural authorities’ subpoenas.
2. Individuals assigned with supervisory duties shall be held responsible for supervising persons less than 18 years of age in strict manner, oversee their conduct and morality and educate them.
Individuals assigned with supervisory duties must report and cooperate with competent procedural authorities in prompt manner to implement timely preventive measures if the persons under the age of 18 are likely to abscond or commit the acts of bribing, coercing and fomenting other people to falsify statements or provide false documents; destroying or forging evidences, documents and items related to the case, or shifting property related to the case away; threatening, repressing or avenging witness testifiers, crime victims, denouncers and their kin, or continuing criminal acts.
Article 419. Implementation of preventive and coercive measures
1. Preventive measures and coercive delivery of persons aged below 18 shall be viable only in truly vital circumstances.
Temporary detainment or detention of accused persons less than 18 years of age shall be viable only on the grounds that supervisory approach and other preventive measures fail. The permissible duration of the detention of accused persons under 18 shall be two thirs of the time limit for the detention of individuals from the age of 18 as per this Law. Competent individuals must promptly terminate or change preventive measures when the grounds for temporary detainment or detention evanesce.
2. Persons from the age of 14 to below 16 may be held in emergency custody, apprehended, temporarily detained or held in detention for their crimes as defined in Section 2, Article 12 of the Criminal Code in the presence of grounds as stated in Article 110, 111 and 112, and Point a, b, c, d and dd, Section 2, Article 119 of this Law.
3. Persons from the age of 16 to below 18 may be held in emergency custody, apprehended, temporarily detained or held in detention for intentional felonies, horrific or extremely severe felonies in the presence of grounds as stated in Article 110, 111 and 112, and Point a, b, c, d and dd, Section 2, Article 119 of this Law.
4. Suspects or defendants from the age of 16 to below 18 may be apprehended, detained and held in detention if they continue criminal acts, abscond and are placed under arrest as per wanted notices after being charged, investigated, prosecuted and tried for unintentional felonies or misdemeanors punishable by a maximum term of imprisonment of 2 years according to the Criminal Code.
5. In 24 hours upon the emergency custody, apprehension, temporary detainment or detention, the individuals issuing custodial orders against persons aged under 18 must inform the representatives of such juveniles.
Article 420. Representative, school and organization participating in legal proceedings
1. Representatives of persons aged below 18, teachers and representatives of the school, Youth Union and other organizations, where persons aged under 18 pursue education and perform daily activities, shall have the right and duty to participate in legal proceedings as per the decisions of investigation authorities, procuracies and courts.
2. Representatives of persons less than 18 years of age can attend the session of deposition and interrogation of persons under 18. Such representatives can submit evidences, documents, items, requests, complaints and Charges. They can read, transcribe and photocopy documents related to charges against persons aged below 18 from the case file after investigative activities end.
3. Individuals as defined in Section 1 of this Article shall be entitled, in court, to present evidences, documents, items, requests, to requisition the replacement of presiding officers, to express opinions, arguments, and to file complaints against procedural acts of authorized procedural persons and the Court’s decisions.
Article 421. Deposition of persons held in emergency custody, apprehended or temporarily detained, crime victims, witness testifiers; interrogation of suspects; confrontation
1. When a person under 18 gives depositions while held in emergency custody or apprehended or temporarily detained, or suffers harms of crimes, or testify, or is interrogated, the competent procedural authorities must inform the defense counsel, representative and protector of such person’s legitimate rights and benefits of the time and location of the deposition or interrogation in advance.
2. The defense counsel or representative must be present during the taking of depositions from person held in emergency custody, apprehended or temporarily detained or during the interrogation of suspects.
The representative or protector of legitimate rights and benefits of crime victims or witness testifiers must attend the deposition of such persons.
3. The defense counsel and representative can pose questions, with the consent of the investigators or procurators, to the persons apprehended and detained or suspects under the age of 18. After competent individuals end each session of despotion or interrogation, the defense counsel and representative can raise questions to the suspects or persons held in emergency custody, apprehended or held in termporary custody.
4. There shall be at most, on daily basis, two sessions of deposition of persons under 18. Each session shall be less than 02 hours, unless the case comprises a variety of complex factors.
5. Only two sessions of interrogation of suspects under 18 shall be permissible per day. The duration of each session shall be limited to 02 hours, except for:
a) Organized crimes;
b) Seeking of fugitive criminals;
c) Prevention of crimes;
d) Search of tools or instruments of crime or other exhibits related to the case;
dd) Cases with several complex facts.
6. Authorized procedural persons shall have suspects or defendants confronted with crime victims aged below 18 for the sole purpose of elucidating facts of the case if the case cannot be solved without confrontation.
1. Accused persons under 18 years of age shall be entitled to defend themselves and be defended.
2. Representatives of accused persons aged under 18 shall be entitled to select a defense counsel or themselves defend such juveniles charged.
3. If accused persons under 18 do not have or their representatives do not select a defense counsel, investigation authorities, procuracies or courts shall appoint a defense counsel according to Article 76 of this Law.
1. The trial panel of the first-instance court must consist of a lay assessor who has been a teacher or Youth Union’s official or possessed experience and psychological knowledge regarding persons less than 18 years of age.
2. If a defendant or crime victim below 18 years of age must be protected in special circumstances, the Court can decide to hold a secret trial.
3. The representatives of defendants aged under 18, representatives of the school or organization where such defendants pursue education and do daily activities must attend the trial against the juveniles, unless such representatives are absent not due to force majeure or objective obstacles.
4. The session of questioning or debate in court for defendants, crime victims and witness testifiers under 18 must correspond with their age and growth level. The courtroom must be congenial and conformable to persons less than 18 years of age.
5. If crime victims and witness testifiers are less than 18 years old, the Trial panel must limit the interaction between such juveniles and defendants when the said adolescent give testiomines in court. The presiding judge can request the representative, protector of legitimate rights and benefits to question the victims and witness testifiers.
6. The trial panel, when holding the trial, shall have defendants to undergo educational remedies in a reform school if considering penalties not necessary.
7. The president of the Supreme People’s Court shall elaborate the juvenile and family Court's adjudication of cases involved in persons under 18.
Article 424. Termination of educational remedies at the commune, ward or town, in the reform school, mitigation or exemption of penalties
Sentenced persons aged below 18 may benefit from the termination of educational remedies at the commune, ward or town, or in the reform school, of from the mitigation or exemption of penalties upon the satisfaction of requirements in Article 95 or Article 96 or Article 105 of the Criminal Code.
Article 425. Expungement of criminal records
Criminal records of persons aged under 18 shall be expunged according to this Law upon the fulfillment of requirements in Article 107 of the Criminal Code.
Article 426. Authority to implement supervisory and education remedies against criminals under 18 who are exempt from criminal liabilities
Investigation authorities, procuracies and courts shall be empowered to decide the enforcement of one of following supervisory and educational remedies against criminals aged below 18 who are exempt from criminal liabilities:
1. Reprimand;
2. Community conciliation;
3. Edification at the commune, ward or town.
Article 427. Order and procedures of the remedy of reprimand
1. When a criminal under 18 is exempt from criminal liabilities but is eligible for reprimand according to the Criminal Code, the head or vice head of investigation authorities, procuracies or the Trial panel shall decide to implement the remedy of reprimand against the juvenile criminals in cases that they settle.
2. A decision to implement the remedy of reprimand shall have these primary details:
a) Number, issue date and issuing place of the decision;
b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the decision and seal of the issuing authority;
c) Reasons and grounds of the decision;
d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;
dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;
e) Length of time of duties of persons reprimanded.
3. Investigation authorities, procuracies and courts must promptly send their decisions to reprimand to the person reprimanded, his parents or representative.
Article 428. Order and procedures of the remedy of community conciliation
1. When requirements for community conciliation as per the Criminal Code are deemed satisfied, the head or vice head of investigation authorities, procuracies or the Trial panel shall decide to implement the remedy of community conciliation.
2. A decision to implement the remedy of community conciliation shall have these primary details:
a) Number, issue date and issuing place of the decision;
b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the decision and seal of the issuing authority;
c) Reasons and grounds of the decision;
dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;
dd) Full name of the investigator or procurator or judge assigned to organize a conciliation;
d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;
g) Full name of the crime victim;
h) Full name of other participants in the conciliation;
i) Time and location of the conciliation.
3. The decision on community conciliation must be delivered, in no more than 03 days prior to the conciliation, to the criminals aged under 18, their parents, crime victims and their representatives and People’s committee of the commune, ward or town where the conciliation happens.
4. When conducting the conciliation, the investigator, procurator or judge assigned to conciliate must cooperate with the People's committee of the commune, ward or town where the conciliation takes place. Moreover, the conciliation must be recorded in writing.
5. The written record of conciliation shall contain these primary details:
a) Location, time and date of the conciliation, starting and ending time;
b) Full name of the investigator, procurator or judge assigned to organize the conciliation;
d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;
d) Full name, date of birth and residential address of the crime victim;
dd) Full name, date of birth and residential address of other participants in the conciliation;
e) Questions, answers and colloquy of participants in the conciliation;
g) Results of the conciliation; persons under 18, their parents or representatives giving apologies and amends (if any); victims and their representatives voluntarily conciliating and petitioning for exemption of criminal liabilities (if any);
h) Signature of the investigator, procurator or judge organizing the conciliation.
6. At the end of the conciliation, the investigator, procurator or judge organizing the conciliation shall re-read the written record to the participants in the conciliation. The investigator, procurator or judge making the written record must enter amendments requested into the record and have them confirmed by signature. If such requests are rejected, reasons for rejection must be specified in the record. The written record of conciliation shall be immediately given to the participants in the conciliation.
Article 429. Order and procedures of the remedy of edification at the commune, ward or town
1. When a criminal under 18 is exempt from criminal liabilities but is eligible for edification at the commune, ward or town according to the Criminal Code, the head or vice head of investigation authorities, procuracies or the Trial panel shall decide to implement such remedy against the juvenile criminals in cases that they settle.
2. A decision to implement the remedy of edification at the commune, ward or town shall have these primary details:
a) Number, issue date and issuing place of the decision;
b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the decision and seal of the issuing authority;
c) Reasons and grounds of the decision;
d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;
dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;
e) Length of time of the remedy;
g) Responsibilities of local authorities at the commune, ward or town where the remedied person resides.
3. Investigation authorities, procuracies and courts must send their decisions, in 03 days upon issuing a decision to implement the remedy, to the remedied person, his parents or representative, and local authorities at the commune, ward or town they the concerned person reside.
Article 430. Order and procedures of the educational remedy in the reform school
1. The trial panel, when considering penalties not necessary, shall sentence the criminal under 18 to educational remedy in a reform school.
2. A decision to implement the educational remedy in a reform school have these primary details:
a) Number, issue date and issuing place of the decision;
b) Full name and signatures of members of the Trial panel issuing the decision;
c) Reasons and grounds of the decision;
d) Full name, date of birth and residential address of the suspect or defendant;
dd) Offence title, applicable points, sections and articles from the Criminal Code;
e) Length of time of education remedy in the reform school;
g) Responsibilities of the reform school that educate the remedied person.
3. The decision to implement this remedy shall be immediately given to the criminals under 18, their parents or representatives and the reform school.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn